Năm nay, khối lượng ngô xuất khẩu của Trung Quốc giảm, các thị trường chủ yếu xuất hiện nhiều thay đổi. Theo thống kê của Hải quan, tháng 1 và 2/ 2008 khối lượng ngô xuất khẩu là 4.5 vạn tấn, giảm 97.5% so với cùng kỳ; nhập khẩu rất ít
1/Khối lượng ngô xuất khẩu giảm mạnh, xuất hiện biến động trên các thị trường xuất khẩu chủ yếu:Năm nay, khối lượng ngô xuất khẩu của Trung Quốc giảm, các thị trường chủ yếu xuất hiện nhiều thay đổi. Theo thống kê của Hải quan, tháng 1 và 2/ 2008 khối lượng ngô xuất khẩu là 4.5 vạn tấn, giảm 97.5% so với cùng kỳ; nhập khẩu rất ít. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu như Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia được thay thế bằng Triều Tiên, Anh và Thuỵ Sỹ, 3 tỉnh ở vùng Đông Bắc (Cát Lâm, Hắc Long Giang, Liêu Ninh )vẫn là khu vực xuất khẩu chủ yếu.
2/ Trên toàn cầu tiêu thụ ngô tăng tốc không ngừng, mẫu thuẫn về cung cầu cũng ngày càng tăng:
Năm 2007 sản lượng ngô toàn cầu tăng, nhưng việc tiêu thụ cũng tăng tốc nhanh, gây nên mâu thuẫn về cung cầu. Theo báo cáo dự đoán tháng 3 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tháng 8/2007, sản lượng ngô toàn cầu đạt 770 triệu tấn tăng 9.4% so với năm trước, ghi mốc cao nhất trong lịch sử. Trong đó sản lượng của Trung Quốc và Mỹ là 332 triệu tấn, tăng 24.1%. Nhu cầu tiêu thụ ngô toàn cầu tiếp tục tăng, đạt 772 triệu tấn, tăng 7.0% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng ngô dự trữ kỳ hạn 104 triệu tấn giảm 20%, dự trữ tiêu thụ cũng giảm 13.5%, thấp dưới mức độ an toàn cho phép. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng dự báo năm 2008 diện tích trồng ngô của Mỹ sẽ giảm xuống còn 90 triệu mẫu Anh, giảm 3.8% so với năm trước, xu thế lượng ngô cung cấp khó khăn trong thời gian ngắn không thể thay đổi. Tháng 8/2007, dự báo sản lượng xuất khẩu toàn cầu là 94,420 triệu tấn, tăng 1.7% so với năm trước. Trong đó Mỹ xuất khẩu 62.230 triệu tấn, tăng 15.3%, chiếm 65%sản lượng xuất khẩu toàn cầu. Khối lượng nhập khẩu toàn cầu là 92,880 triệu tấn, tăng 2.2%. Nước nhập khẩu chủ yếu như Nhật, Trung Quốc nhập khẩu 16,30 triệu tấn, chiếm 17.5% sản lượng nhập khẩu toàn cầu, chiếm vị trí đầu bảng. Khối lượng nhập khẩu của EU và Mehico tăng khá nhanh đạt 10 triệu tấn và 9.7 triệu tấn chiếm 10.4% và 11.3 % đứng vị trí số 2 và 3; Hàn Quốc nhập khẩu 8.8 triệu tấn chiếm 9.5% rút xuống vị trí thứ 4. 3. Tại Trung Quốc giá ở các vùng sản xuất về cơ bản ổn định, các vùng tiêu thụ có xu hướng giảm rõ rệt:
Từ giữa tháng 2 trở lại đây, nhà nước đã tổ chức 2 lần mỗi lần thu mua 40 triệu tấn lương thực dự trữ, dựa vào tác dụng của thị trường, giá tại các vùng sản xuất về cơ bảnổn định. Tháng 3, bình quân giá bán buôn ngay tại vùng sản xuất là 1616 NDT/ tấn (tương đương 3,555 nghìn VNĐ), giảm 0.3% so với cùng thời điểm, tăng 13.5% so với cùng kỳ năm ngoái; Trong đó vùng Đông Bắc là 1499 NDT/ tấn (tương đương 3.298 nghìn VNĐ), tăng 10.5% so với cùng kỳ. Giá thu mua tại vùng này tăng nhẹ. Tại Cát Lâm giá ngô đạt tiêu chuẩn cấp 2 là 1390- 1430 NDT (tương đương 3,058 nghìn- 3,146 nghìn VNĐ) thấp hơn trước 10-30 NDT (22-66 nghìn VNĐ), Hắc Long Giang 1300-1360 NDT/ tấn (2,860-2,992 nghìn VNĐ ), Liêu Ninh 1500-1550 NDT/ tấn (tương đương 3,300-3,410 nghìn VNĐ) tăng 10-20 NDT (tương đương 22-44 nghìn VNĐ). Hiện nay tiến độ thu mua chậm, nhiều doanh nghiệp giảm khối lượng thu mua.
Giá cả tại các khu vực tiêu thu giảm rõ rệt, bình quân giá bán buôn là 1895 NDT/ tấn (tương đương 4,169 nghìn VNĐ) giảm 2.8% trong thời điểm hiện tại, tăng 12.6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giá giảm, một mặt là do hậu quả của việc điều chỉnh giá cả phía Nam mạnh Bắc yếu gây nên, mặt khác do sau vụ xuân lượng hàng của miền Nam tăng lên và nhà nước bán ra lượng ngô dự trữ gây áp lực cho thị trường cung cấp, những tổn thất của ngành thuỷ sản, gia súc do thiên tai ở miền Nam cũng ảnh hưởng lớn nhu cầu ngô làm thức ăn gia súc. 4/ Giá cả quốc tế tiếp tục tăng cao, kéo dài khoảng cách giữa giá trong và ngoài nước:
Do giá dầu thô tăng cao dẫn tới chi phí ngô nhiên liệu ethanol của Mỹ tăng, lại thêm dự báo của Mỹ về việc giảm diện tích trồng ngô, khiến giá ngô trên thế giới lại tiếp tục tăng. Giá ngô xuất cảng trong tháng 3 ở cảng Mehico và thị trường kỳ hạn Chicago là 233 và 203 USD/ tấn, trong thời điểm hiện tại tăng 5.6% và 5.0%, tăng 25.6% và 15.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trên trường quốc tế tăng, chi phí vận chuyển tăng nhưng giá tại Trung Quốc lại giảm khiến cho sự chênh lệch giá trong nước lớn hơn. Như tại cảng Hoàng Phố, Quảng Châu, trong tháng 3 giá ngô đến cảng của Mỹ và của Trung Quốc trong cùng thời điểm chênh nhau hơn 1000 NDT/ tấn (tương đương 2,200 nghìn/ tấn).