Người mẹ của vùng trà Thương Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc

22/04/2008

Trong lịch sử trồng chè của Trung Quốc, mọi người luôn cho rằng chè chỉ có thể trồng trọt ở miền nam. Nhưng trải qua mấy chục năm dốc lòng nghiên cứu, bà Trương Thục Trân kỹ sư nông nghiệp cao cấp huyện Thương Nam với thực tiễn chè miền nam di chuyển lên miền bắc, di chuyển thành công cơ sở trồng chè lên phía bắc hơn 300 km, khiến nhân dân khu vực miền núi Thương Nam tỉnh Thiểm Tây nằm ở miền bắc Trung Quốc nhờ trồng chè đi lên khá giả, đồng thời thay đổi lịch sử hơn 2000 năm không thể trồng chè ở miền bắc.

Bài ca trà du dương này có xuất xứ ở nơi nào Trung Quốc ? Chưa biết chừng có người cho rằng đương nhiên là có xuất xứ từ miền Giang Nam sản xuất nhiều chè. Thực ra, bài ca trà này không phải là xuất xứ từ vườn chè miền nam, mà bắt nguồn từ Cơ sở trồng trà huyện Thương Nam, tỉnh Thiểm Tây miền bắc Trung Quốc.

Trong lịch sử trồng chè của Trung Quốc, mọi người luôn cho rằng chè chỉ có thể trồng trọt ở miền nam. Nhưng trải qua mấy chục năm dốc lòng nghiên cứu, bà Trương Thục Trân kỹ sư nông nghiệp cao cấp huyện Thương Nam với thực tiễn chè miền nam di chuyển lên miền bắc, di chuyển thành công cơ sở trồng chè lên phía bắc hơn 300 km, khiến nhân dân khu vực miền núi Thương Nam tỉnh Thiểm Tây nằm ở miền bắc Trung Quốc nhờ trồng chè đi lên khá giả, đồng thời thay đổi lịch sử hơn 2000 năm không thể trồng chè ở miền bắc.

Bà Trương Thục Trân có dáng người tầm thước, đầy đặn, tuy đã gần 70 tuổi, nhưng vẫn thấy bà bận tíu tít giữa các vườn chè ở Thương Nam. Nông dân trồng chè địa phương đều thân mật gọi bà là "Mẹ chè", Khi chúng tôi gặp bà thì bà đang tỉa cành chè trên núi.

Nhắc tới câu chuyện về chè của Thương Nam, thì phải nói sự từng trải của cá nhân bà Trương Thục Trân, bởi vì bà quả thực là nhân vật chủ chốt về ươm trồng cây trà Thương Nam. Bà Trân học chuyên ngành Lâm nghiệp, sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1961 thì bà tới huyện Thương Nam làm cán bộ lâm nghiệp. Đời sống nhân dân của huyện Thương Nam lúc bấy giờ rất nghèo khổ. Bà Trương Thục Trân nói, bà luôn suy nghĩ là làm thế nào kết hợp giữa chuyên ngành mà mình học với sản xuất và đời sống của nhân dân.

Làm thế nào để cho nhân dân khu vực miền núi đi lên khá giả là trách nhiệm của cán bộ Lâm nghiệp chúng tôi. Tôi đã từng trồng cây Sơn Sống và cây Trẩu, nhưng vẫn cảm thấy hiệu quả kinh tế không khá. Phải chăng nên đưa vào những giống cây khác nữa.

Sau khi bỏ trồng cây Sơn Sống và cây Trẩu, bà Trương Thục Trân vẫn không nản lòng. Bà bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu thảm thực vật của khu vực Thương Nam, mong tìm được loại cây trồng kinh tế để cho bà con nông dân thoát khỏi cảnh nghèo khó. Thương Nam nằm trong khu vực miền núi Tần Lĩnh là nơi giao tiếp của khí hậu hai miền Bắc – Nam Trung Quốc, thảm thực vật hết sức phong phú, nhưng đường núi cũng rất cheo leo nguy hiểm. Bà Trân không ngại khó khăn vất vả, hầu như đặt chân tới khắp nơi Thương Nam. Bà Trân phát hiện Thương Nam tuy là khu vực miền núi nghèo khó, nhưng nhân dân rất thích uống chè.Cách nói "Thà không muối ba ngày, chứ không chịu một ngày không uống chè" là hình ảnh sống động về tập quán sinh hoạt này của người địa phương.

Năm 1962, khi đi kiểm tra lâm nghiệp ở xã Thủy Câu cách huyện lỵ hơn 50 km, bà Trân bất ngờ phát hiện trên một mảnh đất có 9 cây chè. Sự phát hiện này đối với bà Trân mà nói như là phát hiện đại lục mới vậy. Bà phấn khởi nhận định, khu vực Thương Nam đã mọc cây chè, thì nhất định có thể phát triển ngành trồng chè diện tích rộng, người Thương Nam sẽ được uống chè của mình, mà còn có thể tăng thêm thu nhập bằng nghề trồng chè. Từ đó, bà Trương Thục Trân bắt đầu sự nghiệp trồng chè của mình.

Nhưng đây không phải là một việc dễ dàng. Trong giai đoạn bắt đầu trồng chè, bà Trân đã gặp nhiều trắc trở. Bà Trân nói, khi mới bắt đầu trồng cây chè, mấy lần du nhập giống đều thất bại. Sau đó bà phát hiện do những nhân tố môi trường nhạy cảm như khí hậu, thổ nhưỡng.v.v..., do đó không thể trồng chè một cách sơ sài như các loại cây trồng khác, nhất định phải chăm bón tỉ mỉ. Mãi tới năm 1970, bà Trương Thục Trân mới thu hoạch được nón chè đầu tiên trong vườn ươm trồng chè.

Đến năm 1970 hái được 1,9 kg chè. Sau đó di dời dần dần cây chè trong vườn ươm lên trồng trên núi, bởi vì tương lai phát triển chè cuối cùng là phải phát triển trên núi, không thể phát triển trong vườn ươm. Trên núi trồng vườn chè rộng 0,13 hec-ta và đã thành công.

Vấn đề du nhập giống chè và ươm trồng đã giải quyết rồi, thì vấn đề tiền vốn lại nổi cộm lên. Bà con nông dân lúc bấy giờ rất nghèo, để cho họ tự vỡ đất vườn trồng chè là việc không thể thực hiện được.Bà Trân nghĩ tới chính quyền, mong thông qua sự ủng hộ của chính quyền huyện Thương Nam để ra sức phát triển trồng chè. Năm 1972, bà Trân đi tham quan vườn chè ở tỉnh Hồ Nam miền trung Trung Quốc, nhìn thấy nông dân ở đó nhờ trồng chè đi lên khá giả, trở về bà đã nêu kiến nghị phát triển trồng trọt vườn chè với lãnh đạo huyện Thương Nam. Bà Trân nói :

Lãnh đạo huyện Thương Nam hết sức ủng hộ, sau khi khảo sát nghiên cứu đã vỡ đất mở hàng loạt vườn chè. Năm 1972, lúc đông nhất có tới 20 nghìn người lên núi vỡ đất trồng chè. Do đó lãnh đạo coi trọng sự phát triển trồng chè Thương Nam chúng tôi là vấn đề then chốt.

Năm 1984, trước sự ủng hộ của chính quyền huyện, bà Trân đã liên kết 37 Nông trường chè của cả huyện, thành lập Công ty liên doanh chè khô huyện Thương Nam bao gồm sản xuất, gia công và kinh doanh tập trung thành một khối thống nhất, bản thân bà giữ chức phó tổng giám đốc Công ty, lần đầu tiên hình thành dây chuyền công nghiệp "Thị trường – Công ty – Cơ sở sản xuất – Gia đình nông dân" trong xây dựng doanh nghiệp chè của Thương Nam. Công ty thống nhất ủng hộ cung cấp kỹ thuật cho nông dân, phục vụ nông dân trồng chè một cách toàn diện, bắc chiếc cầu giữa thị trường và Gia đình nông dân trồng chè, giải quyết những lo toan của nông dân trồng chè.

Trước sự dẫn dắt của Công ty, đến năm 2006, diện tích vườn chè của toàn huyện đã đạt tới hơn 4600 hec-ta, sản lượng vượt hơn 500 nghìn kg/năm, giá trị tổng sản lượng đạt 23 triệu đồng nhân dân tệ, chè khô đã trở thành một trong ba ngành trụ cột lớn của toàn huyện.

Do bà Trương Thục Trân đã góp phần cống hiến xuất sắc cho ngành chè Thương Nam, bà từng được bầu là Người đi đầu xóa đói giảm nghèo toàn quốc và Anh hùng lao động, còn được chính phủ Trung Quốc tặng thưởng huy chương lao động "Mùng 1 tháng 5" --- Vinh dự cao quí nhất cho người lao động. Nhưng bà Trương Thục Trân luôn tự nhủ không nên lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. Bà Trân nói :

Đảng và nhân dân bồi dưỡng cho tôi từ một cô bé tới tốt nghiệp đại học, tôi nên báo đáp xã hội. Sự khó khăn và nghèo nàn của nhân dân vùng miền núi đã thôi thúc tôi nghĩ biện pháp để cho nông dân đi lên khá giả. Tôi cho rằng chè là một dự án tốt để nông dân vùng miền núi đi lên khá giả, tôi đã tích cực phổ biến.

Hiện nay, Công ty liên doanh chè khô huyện Thương Nam trước sự dẫn dắt của bà Trương Thục Trân, đang thực hiện mục tiêu mở vườn chè tổng hợp trên núi, trên ruộng, trên rừng và bên đường. Thông qua thực nghiệm khoa học trong ba năm gần đây, huyện Thương Nam lại mở rộng thêm 2000 hec-ta vườn chè, không những trị lý được 40 km2 đất đai bị xói mòn, mà còn làm cho những vườn chè này trở thành vườn mẫu trả lại đất canh tác cho rừng cây và Vườn quản lý khoa học kỹ thuật chè vô độc hại, lại một lần nữa để cho nông dân được lợi.

Khi nhắc tới sự phát triển của ngành chè khô huyện Thương Nam trong nay mai, bà Trương Thục Trân nói :

Chúng ta nên tiến thêm một bước nâng cao chất lượng chè. Một mặt tăng thêm thu nhập cho quần chúng, mặt khác có thể thỏa mãn nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Bà Trân cho chúng tôi biết, bà đang suy xét du nhập càng nhiều giống chè. Bà mong huyện Thương Nam trong tương lai sẽ trở thành cơ sở sản xuất chè quan trọng của miền bắc Trung Quốc.


Tin khác