Thanh niên nông thôn: Cần những thủ lĩnh dẫn đường

25/07/2008

"Câu chuyện thanh niên có thể làm chủ đất nước ngay bây giờ hay không cũng tương tự như vậy mặc dù mọi sự so sánh đều khập khiễng. Chúng ta phải phát huy hơn nữa tính chủ động, độc lập, sáng tạo của thanh niên... Chúng ta vẫn nói “Đâu khó có thanh niên” nhưng ai là người tạo cơ hội đó? Đất nước có người chủ. Giới chức có trách nhiệm đang quản lý cần biết mấy phải đổi mới cách nghĩ, tầm nhìn, phải tin tưởng hơn vào lớp trẻ. Nhưng lớp trẻ cũng phải biết tự tạo ra cơ hội..." PV: Ở những vùng đô thị hóa sâu rộng, khi nông dân nhận được tiền đền của Nhà nước, đời sống văn hoá tinh thần của họ đã có những khởi sắc. Những quán cafe, karaoke, internet, mọc lên rất nhiều, đời sống giải trí có thể ngang ngửa các vùng đô thị khác. Ông đánh giá như thế nào về những hiện tượng này?

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình.

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình (TS THB): Đương nhiên chúng ta không thể chối cãi rằng đời sống văn hoá tinh thần có một gạch nối, có mối quan hệ rất trực tiếp với khả năng kiếm tìm các nguồn lực tài chính kinh tế. Nhưng chúng ta không thể tuyệt đối hoá chuyện có tiền đồng nghĩa với đời sống văn hoá tinh thần sẽ lên, hai chuyện đó là khác nhau.

Tương tự như thế những khu vực giáp ranh chuyển tiếp giữa nông thôn và thành thị, những khu vực tập trung xí nghiệp sản xuất có thể là một bức tranh cộng đồng xã hội hối hả hơn, năng động hơn tính chất phong phú đa dạng trong sinh hoạt, tiêu dùng của văn hoá văn nghệ nhiều hơn.

Nhưng cũng cần phải lưu tâm rằng cái khu vực mà văn hoá phong phú đa dạng hơn, cũng có đầy phức tạp đấy, nó bao gồm cả hương thơm và gió độc. Chính ở đó những sinh hoạt thiếu lành mạnh, các hành vi lệch chuẩn phản văn hoá cũng có đất tốt để phát triển.

PV: Tiền bán đất nhiều đấy nhưng có thể tan trong một đêm vì họ không có kiến thức, kỹ năng, năng lực để “đẻ lãi” từ những đồng tiền đó. Ngược lại, có thể những đồng tiền đó đẻ ra những trò tiêu cực khác như cờ bạc, rượu chè…Theo ông, thực tế này xuất phát từ phía nào?

TS THB: Ở đây chúng ta có một câu chuyện đã nghe rất nhiều. Vài ngay trước đây, chúng ta có xem một phóng sự trên TV về những người nông dân được đền bù 700-800 triệu tiền đất, không biết làm gì, đã đi mua xe ôtô để kinh doanh vận tải, làm ăn được, lại lên xe to. Thế rồi, thời giá thay đổi, xăng xe, nhu cầu biến động lớn, họ đã không thể cạnh tranh với các hãng lớn khác nên mỗi ngày phải bù lỗ 200 nghìn và đang có nguy cơ phá sản. Đó còn là ít vì thực tế người ta còn chứng kiến biết bao nhiêu chuyện đau lòng, thương tâm khác.

Vấn đề ở đây là câu chuyện đầu tư, hướng nghiệp, và lựa chọn nghề thay thế, bổ sung sau khi mất đất. Phải chăng rồi đây, tự mỗi người tìm được con đường đi riêng và xã hội sẽ tự điều chỉnh, đó là một quy luật khách quan, nhưng nếu cử để nó xảy ra tự nhiên thì lạnh lùng, tàn khốc quá.

Các cấp chính quyền theo nhẽ đó, các nhà quản lý, giới quyết sách ở tầm vĩ mô, trung mô phải có tầm nhìn chung mới hình thành những chiến lược đầu tư, hướng nghiệp, đào tạo nghệ cho cư dân bị mất đất.

Cho đến gần đây, người ta vẫn coi một trong những thế mạnh của chúng ta là nhân công rẻ nhưng tôi đã từng hết sức phản đối điều đó. Nhân công rẻ không phải là niềm tự hào, không phải sức mạnh.

Chúng ta chỉ hy vọng một ngày nào đó sẽ phát triển hơn dòng chảy nhân công, chuyên gia tay nghề kỹ thuật cao xuất khẩu ra nước ngoài để đất nước thu được nhiều ngoài tệ hơn.

Theo nghĩa đó, sự nghiệp đào tạo, trang bị nghề nghiệp, mở ra các hướng làm ăn mới cho thanh niên nông thôn, thanh niên cận đô thị là rất cần thiết và phải có sự liên kết công đồng, cần có tầm nhìn, chiến lược

PV: Nhưng dường như chính quyền đang “bỏ quên” điều đó?

TS THB: Nói “bỏ quên” có phần đúng mà cũng có phần không đúng. Bởi khẳng định là đúng thì “oai” cho những người có trách nhiệm quá. Nếu ở tầng vi mô, ở chỗ này chỗ khác, giới chức có trách nhiệm đã không “để ý” vì nó liên quan đến vấn đề “lợi ích”.

Như trên kia chúng ta nói, lợi ích là động lực của sự phát triển và mỗi nhóm xã hội đều có những tính toán dựa trên lợi ích của mình. Trong nhóm cơ cấu quyền lực thì lợi ích của người ta ở đâu, họ sẽ hành xử theo lợi ích đó. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, sự phân tích của tôi ở đây là câu chuyện thuần túy mang ý nghĩa xã hội học chứ không phải muốn làm bạn với chính trị.

Thực tế hiển nhiên là các quyết sách, các hành xử, thực thi, triển khai chính sách cũng phải dựa trên cơ sở lợi ích các nhóm xã hội. Ví dụ, những người ở tầng lớp dưới thì quyền lợi, lợi ích của họ như thế nào? Những người ở tầng lớp trên, lợi ích, quyền lợi của họ ra sao? Đến lúc nào đó, nói đúng hơn là lâu nay và ngay bây giờ chúng ta đã phải luôn tính đến, dù lạnh lùng, chua chát.

PV: Bản chất của “nhóm lợi ích” thực ra là câu chuyện bất bình đẳng?

TS THB: Bạn đã “gãi” đúng một vấn đề lớn của xã hội, đó là câu chuyện bất bình đẳng. Trong bất cứ một xã hội nào, luôn tồn tại bất bình đẳng. Đó là vấn đề phổ quát hóa, cơ cấu hoá ở tất cả các xã hội, mọi hệ thống chính trị, trong bất cứ một thời điểm lịch sử nào.

Nhưng cái ưu việt của một chế độ xã hội có hay không? Cách đặt vấn đề của một hệ thống chính trị có chuẩn xác hay không, có thực sự vì con người, vì nhân dân hay không là chúng ta phải biến những khẩu hiệu tưởng như xơ cứng và hình thức thành hành động thực tiễn, trước hết là trên hệ thống các chính sách xã hội, các quyết sách của Nhà nước. Mọi người sẽ thấy đủ đầy đây đó rằng, chúng ta phải giảm bất bình đẳng, xóa nghèo vùng sâu, vùng xa, san bằng khoảng cách giữa nông thôn, thành thị, miền núi và miền xuôi…

Những khẩu hiệu đó phải biến thành hành động cụ thể, còn quá trình rút ngắn được hay không, giảm bớt bất bình đẳng đó đến đâu lại tùy thuộc vào tiềm lực của từng lĩnh vực, vào sức lực của chúng ta.

PV: Nông dân luôn được đặt lên hàng đầu trong mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vậy nói như ông thì cách làm, cách “hành xử” của chúng ta với nông dân hiện nay đang có vấn đề. Giữa “lời nói” và “việc làm” dường như có một khoảng cách rất xa. Và nếu điều đó không được khắc phục một cách cơ bản, thì những vấn đề của xã hội nông thôn vẫn cứ tồn tại, thậm chí dẫn đến khủng hoảng?

TS THB: Có thể nói rằng, dường như trong thực tế chúng ta vẫn chưa làm thật tốt được điều đó. Ở những nước đã đi trước chúng ta qua quá trình chúng ta, trước khi đưa tiền đền bù đất cho nông dân, họ đã hướng dẫn nông dân những kỹ năng sử dụng đồng tiền, chuẩn bị tâm lý cho nông dân rằng khi đô thị hóa sẽ xảy ra những hệ quả này, hệ quả kia cũng như chính họ sẽ hưởng lợi những gì... để họ có một tâm thế chủ động bước vào quá trình đó.

Tôi cho rằng, việc không có được điều đó diễn ra ở nhiều nơi nhưng không có nghĩa tất cả mọi nơi đều không có điều đó. Bởi vì nó phụ thuộc vào cả đội ngũ cán bộ. Chính sách luôn đúng nên có lẽ ở tầng trung mô có “vấn đề” chăng? Tôi muốn nhắc lại vấn đề “lợi ích” và lại liên quan đến các dự án triển khai đi kèm với tính cách là giá đỡ, là điều kiện đảm bảo tính đồng bộ: đào tạo nghề, lao động và việc làm, dự án tiền khả thi của quá trình đô thị hóa, cưỡng bức. Ở các nước phát triển đi trước chúng ta đã có không ít bài học, vậy thì cớ gì chúng ta không học tập.

PV: Vậy theo ông cần phải có những giải pháp nào về mặt Nhà nước và bản thân thanh niên để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của chính họ?

TS THB: Tôi cho rằng bàn đến câu chuyện này mà chỉ ngồi quanh bàn giấy văn phòng là kiểu ăn nói “thánh tướng”. Chúng ta phải có các cơ sở khoa học và thực tiễn, có các nghiên cứu khoa học, cần thiết.

Mỗi một nghiên cứu khả thi cần phải có sự phối hợp liên ngành, có đội hình bề rộng, chiều sâu, thật sự tâm huyết thì chúng ta mố có thể bàn đến “kỳ cùng chí nhẽ” và đưa ra những giải pháp đích đáng, thiết thực và hiệu quả. Đó không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà phải là một “mặt trận”. Nhưng đó không phải mặt trận rải “mành mành” vui vẻ hòa cả làng.

Có ai đó nói vui rằng (không hẳn là thiếu nghiêm túc) ở ta, nói đến “mặt trận” là nói đến vui vẻ cả, cơ cấu, hình thức, nói đến “công đoàn” là đến việc “cha chúng” hoặc “cho không”, nói đến “thanh niên” là nói đến phong trào, hình thức, “đầu voi đuôi chuột”. Tôi nghĩ rằng, như thế là “đau” lắm. Thực chất, sự ví von đó đến đâu, chắc rằng chúng ta phải nghiền ngẫm, xem xét để khắc phục.

Tôi nghĩ rằng, bằng hoạt động đích thực của mình, những tổ chức chính trị xã hội mà bên trong nó là đội ngũ, là những con người cụ thể của những giới, lớp, nhóm xã hội cụ thể phải cởi gỡ, đạp bỏ, tháo tất cả những định kiến đó bằng tâm huyết, công sức và hành động cùng hiệu quả công tác tiếp xúc giữa các cán bộ, đoàn viên của mình.

Mới hôm qua đây thôi, khi dự một Hội nghị tiếp xúc giữa các cán bộ, đoàn viên của một Viện Khoa học quốc gia với nội dung đối thoại với lãnh đạo và cấp ủy. Có người đi họp về đã nói với tôi rằng họ quá thất vọng khi anh em cán bộ trẻ chỉ biết đứng dậy đòi lãnh đạo phải cho chúng tôi cái này, cái kia, nào là đi học nước ngoài, ngoại ngữ, nào được giao đề tài… chứ không tự đề ra được chương trình hành động của chính mình...

Điều này nói lên cái gì? Ở đây có tính hai mặt của nó. Một là, chúng ta đã sống quá lâu trong cơ chế xin cho, từ đó hình thành nếp sống, nếp ứng xử giữa người ban phát và người đón nhận, giữa người quản lý và bị quản lý. Dường như đã mặc định một quy ước không thành văn là nếu muốn có một cái gì đó thì nhất thiết tôi phải xin, phải đòi...

Câu chuyện thanh niên có thể làm chủ đất nước ngay bây giờ hay không cũng tương tự như vậy mặc dù mọi sự so sánh đều khập khiễng. Chúng ta phải phát huy hơn nữa tính chủ động, độc lập, sáng tạo của thanh niên...

Chúng ta vẫn nói “Đâu khó có thanh niên” nhưng ai là người tạo cơ hội đó? Đất nước có người chủ. Giới chức có trách nhiệm đang quản lý cần phải đổi mới cách nghĩ, tầm nhìn, phải tin tưởng hơn vào lớp trẻ. Nhưng lớp trẻ cũng phải biết tự tạo ra cơ hội.

Hẳn rằng nhiều người vẫn nhớ câu chuyện ở phương Tây: Khi một vị vua nào đó lên ngôi đều trọng vọng mời và để Giáo hoàng ban mũ, làm dấu thánh. Nhưng đến Hoàng đế nước Pháp Napoleon, ông đã tự giành lấy mũ từ giáo hoàng để đội lên đầu mình...

Nhưng cái ưu việt của một chế độ xã hội có hay không? Cách đặt vấn đề của một hệ thống chính trị có chuẩn xác hay không, có thực sự vì con người, vì nhân dân hay không là chúng ta phải biến những khẩu hiệu tưởng như sơ cứng và hình thức thành hành động thực tiễn, trước hết là trên hệ thống các chính sách xã hội, các quyết sách của nhà nước
Câu chuyện nhỏ như một ví dụ thôi nhưng để nói hành động của giới trẻ, nhóm xã hội tiêu biểu cho tính năng động và sáng tạo của đất nước chúng ta phải tự mình giành lấy cơ hội chứ và ý thức hơn nữa về vị thế làm chủ của mình ngay từ hôm nay mà không đợi đến “thế giới ngày mai”.

Ở đây, đặt ra vấn đề nguồn cán bộ trẻ phải được đào tạo, được chuẩn bị như thế nào? Và phải chăng chúng ta đang khủng hoảng thủ lĩnh thanh niên? Lâu nay chúng ta thường thấy đâu đó hình ảnh nhạt nhòa của những cán bộ trẻ thu mình lại, ăn nói “có duyên”, “khiêm nhường” làm sao cho các bậc cha chú hài lòng bởi những lời hay ho giữ “lễ”. Và điều đó được nhiều người coi như công nghệ tiến thân. Đáng buồn thay, thực sự chúng ta đang thiếu vắng những thủ lĩnh của giới trẻ.

PV: Một lãnh tụ thanh niên phải hội những phẩm chất gì, thưa ông?

TS THB: Lãnh tụ của giới trẻ cần thiết phải có phẩm chất của nhà chỉ huy, người quản lý cùng những thuộc tính của thủ lĩnh. Thủ lĩnh tức là tự thân sinh hoạt, lao động, suy tư, ứng xử... của con người đó. Phải thuyết phục được các cá nhân và nhóm trên cơ sở bản lĩnh của họ. Ở anh ta nhất thiết phải hàm chứa một cái gì đó mang tính thuyết phục giữa con người với con người.

Thủ lĩnh không chỉ đòi hỏi sự nền nã, uyên bác, rộng rãi, cởi mở, ổn định, chuẩn xác trong hành vi hàng ngày mà còn là những gì giản dị, đời thường không hề xa cách với quần chúng.

Thủ lĩnh thanh niên có những phẩm chất của đời thường cũng như những gì mang tính chuẩn mực, khuôn mẫu, trọn vẹn, toàn bích hơn như xã hội, cộng đồng mong muốn.

Chúng ta vẫn nói “Đâu khó có thanh niên” nhưng ai là người tạo cơ hội đó? Đất nước có người chủ. Giới chức có trách nhiệm, đang quản lý cần phải đổi mới cách nghĩ, tầm nhìn, phải tin tưởng hơn vào lớp trẻ. Nhưng lớp trẻ cũng phải biết tự tạo ra cơ hội.
PV: Ông có thể kể tên một thủ lĩnh thanh niên tiêu biểu trong đời thường?

TS THB: Trong lịch sử nước Nga, người ta thấy một Pie đại đế giản dị và quyết liệt trong cách tân để mở đường cho đế chế Nga phát triển. Ở Pie, đó không chỉ là hình ảnh chính thức của một hoàng đế. Để đi đến ngôi vị thần thánh đó, chàng thanh niên Pie đã từng đi làm thợ, đi ra nước ngoài lăn lộn và học hỏi trong vị thế của một người lao động khát khao làm chủ công việc của mình... Nước Nga hiện đại cũng đang có một Putin thực sự là lãnh tụ của thanh niên bên cạnh vai trò của một nhà chính trị.

Ở quốc gia này hay quốc gia khác cũng đâu có quá thiếu, quá hiếm những hình ảnh về những nhân vật thủ lĩnh như vậy.

Còn ở đất nước chúng ta, dường như đang có một “khủng hoảng” thủ lĩnh thanh niên. Theo thiển ý của tôi, chính từ khủng hoảng đó, đòi hỏi đó sẽ tất yếu nảy sinh ra những thủ lĩnh đích thực của giới trẻ, của thanh niên. Đằng thẳng mà nói, khí thế mới đang chuyển động, những thủ lĩnh đích thực của phong trào Đoàn, của thanh niên, của giới trẻ Việt Nam đang xuất hiện trong công tác Thanh niên của chúng ta. Chúng tôi luôn tin ở lớp trẻ!


Nguồn: vietimes.vietnamnet.vn

Tin khác