Nông thôn, nông dân, nông nghiệp Việt Nam – Hôm nay và mai sau

11/07/2008

Cuốn sách mô tả những nét cơ bản về bức tranh hiện trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam sau hơn 20 năm Đổi Mới. Một cuốn sách nên có trên giá sách của các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và hoạch định chính sách.

- Tác giả: Đặng Kim Sơn

- Nhà xuất bản: NXB Chính trị Quốc gia

- Thời gian xuất bản: tháng 7/2008

- Số trang: 223

- Khổ sách: 13x19

- Giá bìa: 33.000 VND

Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Sau hơn 20 năm áp dụng chính sách Đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hóa đất nước. Cũng như các nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, ở nước ta, quá trình này đi kèm với những thau đổi không nhỏ về các mặt kinh tế - xã hội và nông nghiệp, nông thôn nông dân thường là đối tượng chịu nhiều hy sinh và thiệt thòi.

Những nghiên cứu nghiêm túc, phân tích một cách khoa học, theo các phương pháp tiêu chuẩn và số liệu hệ thống về nông dân, nông thôn ở Việt Nam không nhiều. Với mong muốn cung cấp thông tin tham khảo phục vụ cho quá trình xây dựng và triển khai nghị quyết của Đảng về vấn đề “Tam nông”, tác giả và nhóm nghiên cứu Viện CS&CL NNPTNT (IPSARD) đã thu thập tài liệu, sử dụng nhiều nguồn số liệu, tổ chức xin ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý và tiến hành khảo sát, bổ sung,... nhằm mô tả những nét cơ bản về bức tranh hiện trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong cuốn sách này.

Cuốn sách là một tài liệu nên có trên giá sách của các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và hoạch định chính sách.

MỤC LỤC

I. NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

1. Tăng trưởng

2. Chuyển dịch cơ cấu

3. Tổ chức sản xuất

4. Đầu tư, dịch vụ công

II. NÔNG THÔN VIỆT NAM

1. Kinh tế nông thôn

2. Xã hội nông thôn

3. Quan hệ nông thôn với đô thị và công nghiệp

III. NÔNG DÂN VIỆT NAM

1. Lao động: việc làm, di cư

2. Đất đai: đặc điểm, sử dụng, đầu tư và thị trường

3. Sử dụng vật tư sản xuất nông nghiệp

4. Tín dụng

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Đề xuất định hướng

1. Mô hình phát triển của các nước công nghiệp hóa trước đây

2. Các thách thức mới của tình hình công nghiệp hóa

3. Những cơ hội mới của quá trình công nghiệp hóa ngày nay

4. Quan điểm phát triển mới

Kiến nghị chính sách

1. Chính sách với nông dân

2. Chính sách với nông nghiệp

3. Chính sách với nông thôn


Tin khác