Khủng hoảng và việc làm nông thôn

10/07/2009

Tính từ đầu năm 2009 đến tháng 04 năm 2009, trên địa bàn 4 tỉnh khảo sát, 21,7% lao động di cư mất việc phải trở về địa phương. Không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ lao động di cư mất việc phải trở về quê giữa tỉnh đồng bằng hay miền núi. Tỉnh Nam Định có tỷ lệ lao động di cư mất việc cao nhất là 22,5%, tỉnh miền núi Lạng Sơn cũng có tỷ lệ lao động di cư mất việc lên đến 21,1%.

Tình hình mất việc của lao động di cư

Các xã nghèo có vẻ chịu ảnh hưởng mất việc của lao động di cư từ khủng hoảng kinh tế cao hơn các xã không nghèo.Tại các xã có điều kiện khó khăn (xã thuộc chương trình 135), có 28,5% lao động di cư mất việc làm so với 23,5% của các xã không thuộc chương trình 135.

Các xã có tỷ lệ GDP nông nghiệp càng cao thì tỷ lệ lao động di cư mất việc càng lớn (25% tại xã nông  nghiệp, so với 18,5% và 20,5% tại các xã phi nông nghiệp và xã bán nông nghiệp).

Tỷ lệ lao động mất việc làm tổng hợp theo tỉnh và theo từng nguồn việc làm (đơn vị: %)

 

Tỉ lệ lao động di cư mất việc

Tỉ lệ lao động XK trở về trước hạn

Tỉ lệ lao động mất việc là công nhân

Tỉ lệ lao động tại trang trại mất việc làm

Tỉ lệ lao động tại xí nghiệp, xưởng mất việc làm

Chung

21.7

17.2

36.9

54.76

8.7

An Giang

19.5

29.3

40.5

61.36

5.6

Bình Thuận

21.5

18.7

44.4

51.96

10.5

Lạng Sơn

21.1

21.3

34.1

20.03

7.4

Nam Định

22.5

15.1

34.1

59.54

11.9

 

Tình hình mất việc của lao động xuất khẩu

Trong 4 tháng đầu năm 2009, tính chung cho cả 4 tỉnh khảo sát có 17,2% lao động xuất khẩu phải về nước trước thời hạn. Tỷ lệ lao động xuất khẩu mất việc rất khác nhau giữa các tỉnh (An Giang: 29,3%; Lạng Sơn: 21,3%; Bình Thuận: 18,7%;  Nam Định: 15,1%). Xã trung du, miền núi có tỷ lệ lao động xuất khẩu phải trở về nước trước thời hạn cao hơn nhiều so với các xã đồng bằng, ven biển. Không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ lao động xuất khẩu mất việc giữa xã 135 (15,6%) và xã ngoài 135 (15,8%).

Tỷ lệ lao động mất việc làm được tổng hợp theo khu vực và theo điều kiện kinh tế của xã  (đơn vị: %)

 

 

Tỉ lệ lao động di cư mất việc

Tỉ lệ lao động XK trở về trước hạn

Tỉ lệ lao động mất việc là công nhân

Tỉ lệ lao động tại trang trại mất việc làm

Tỉ lệ lao động tại xí nghiệp, xưởng mất việc làm

Theo địa bàn

 

 

 

 

 

Đồng bằng

23.8

13.4

37.5

57.1

13.6

Miền núi

25.0

18.5

37.9

39.7

9.9

Trung du

25.5

19.9

49.9

51.6

5.9

Ven biển

22.1

15.1

38.0

68.0

9.7

Theo xã 135

 

 

 

 

 

Xã 135

28.5

15.6

35.9

35.3

9.4

Xã ngoài 135

23.5

15.8

38.7

55.8

12.1

Theo cơ cấu GDP của xã

 

 

 

 

 

Xã NN <20% GDP

18.5

13.0

36.3

64.1

9.3

Xã NN 20-50% GDP

20.5

15.0

36.6

63.8

12.4

Xã NN > 50% GDP

25.0

16.1

38.6

52.2

11.9

 

* Tỷ lệ lao động mất việc là công nhân (đang làm việc tại các doanh nghiệp)/tổng số lao động bị mất việc trở về địa phương

** Hoạt động tại các xí nghiệp, xưởng sản xuất trên địa bàn địa phương

 

Tóm lại,  số lao động di cư và xuất khẩu mất việc làm do kinh tế khó khăn trở về  nông thôn là đáng kể, tình trạng mất việc của lao động di cư, lao động xuất khẩu diễn ra mạnh hơn ở các xã trung du, miền núi, các xã thuần nông và xã có điều kiện kinh tế khó khăn (xã 135).

Tình hình mất việc của lao động làm việc tại các doanh nghiệp

Lao động trong các doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng kinh tế.  Tính chung cho cả 4 tỉnh, 36,9% lao động mất việc trở về địa phương là công nhân làm việc cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ công nhân các doanh nghiệp mất việc khác nhau giữa các tỉnh khảo sát, từ 34,1% ở Lạng Sơn, Nam Định đến 44,4% ở tỉnh Bình Thuận. Tỷ lệ công nhân mất việc tại các xã trung du là  cao nhất (49,9%).

Mức độ tìm được việc làm của lao động di cư và lao động xuất khẩu mất việc

Việc tìm kiếm việc làm mới của lao động mất việc trở về địa phương là rất khó khăn. Tính chung cho cả 4 tỉnh, thì chỉ có 11,3% lao động trở về địa phương tìm được việc làm mới.

Tại khu vực trung du chỉ có 2,7%, ở miền núi là 7,4% lao động mất việc tìm được việc làm mới. Tại các xã có điều kiện kinh tế khá, lao động di cư mất việc dễ dàng tìm được việc làm hơn tại các xã 135. Lao động di cư mất việc tại các xã nông nghiệp và bán nông nghiệp dễ tìm thấy việc làm mới hơn so với các xã phi nông nghiệp (số liệu tại bảng 5).

Tỷ lệ lao động trở về địa phương tìm được việc làm theo tỉnh (đơn vị: %)

Tỉnh

Tỷ lệ lao động trở về địa phương tìm thấy việc làm

Tỷ lệ lao động trở về tìm thấy việc làm trong ngành NLN nghiệp

Tỷ lệ lao động trở về tìm thấy việc làm trong lĩnh vực CN và dịch vụ tại địa phương

Chung

11,3

5,3

6,1

An Giang

8,6

3,5

5,1

Bình Thuận

20,0

7,2

12,8

Lạng Sơn

30,7

13,5

17,2

Nam Định

7,9

4,4

3,5

 

Trong số 11,3% lao động trở về địa phương tìm được việc làm mới, thì có 5,3% trong lĩnh vực nông nghiệp và 6,1% trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tình hình này tương tự ở các khu vực và các xã có điều kiện kinh tế khác nhau. Khi khủng khoảng sảy ra thì tại những xã nông nghiệp không đóng vai trò quan trọng tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vẫn dễ dàng hơn.

Tỷ lệ lao động trở về địa phương tìm được việc làm chia theo khu vực và điều kiện kinh tế của xã (đơn vị: %)

Đặc điểm xã

Tỷ lệ lao động trở về địa phương tìm được việc làm

Tỷ lệ lao động trở về tìm được việc làm trong ngành NLN nghiệp

Tỷ lệ lao động trở về tìm được việc làm trong lĩnh vực CN và dịch vụ tại địa phương

Theo khu vực 

Đồng bằng

12,3

6,1

6,1

Miền núi

7,4

2,6

4,8

Trung du

2,7

0,9

1,9

Ven biển

10,5

6,8

3,7

Theo xã 135

Xã 135

8,1

3,0

5,0

Xã ngoài 135

10,1

4,8

5,3

Theo cơ cấu GDP của xã

Xã phi nông nghiệp

4,5

3,4

1,1

Xã bán nông nghiệp

16,8

9,6

7,2

Xã nông nghiệp

8.9

3,8

5,1

 

Nhìn chung, khó khăn kinh tế làm nhiều lao động trong các doanh nghiệp mất việc. Khả năng tìm được việc làm mới của lao động trở về địa phương, trong thời kỳ khủng hoảng là rất khó khăn.

Tình hình mất việc của lao động tại địa phương

Tỉnh chung cho cả 4 tỉnh, có sự khác biệt giữa lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp tại chỗ,. Tỷ lệ lao động làm việc tại các trang trại bị mất việc làm chiếm 85,3%, cao gấp 9,7 lần tỷ lệ lao động làm việc tại xí nghiệp, xưởng sản xuất phi nông nghiệp.

Khu vực đồng bằng và ven biển là hai vùng chịu ảnh hưởng lớn hơn so với các vùng còn lại. Tỷ lệ lao động tại các trang trại mất việc làm, cao nhất là ở khu vực ven biển lên tới 68%, đồng bằng 57,1%, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực miền núi là 39,7%.

Mức độ lao động tại chỗ mất việc làm xảy ra nhiều hơn ở các xã có điều kiện kinh tế khá với 55,8% so với 35,3% ở xã 135. Tình trạng mất việc lớn hơn ở các xã có tỷ lệ GDP nông nghiệp thấp.

Trích báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn “Ảnh hưởng suy giảm kinh tế đến đời sống nhân dân và tác động của các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội”


Tin khác