Rà soát và hệ thống hóa lại chính sách phát triển miền núi.

11/12/2008

Hiện nay, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi có quá nhiều chính sách, cán bộ quản lý, người dân khó có thể biết được chính sách còn hiệu lực, hết hiệu lực… Trong quá trình thực hiện chính sách thực tế cho thấy, có quá nhiều chính sách ban hành ra, nhưng chồng chéo, bất hợp lý, khiến việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Nếu có thể thì rà soát lại, và tập hợp lại theo 1 số chính sách chính (Ban Dân tộc Thái Nguyên)

Hệ thống chính sách miền núi hiện nay trùng lắp, dàn trải và thiếu tính đồng bộ, chính sách đôi khi đưa ra để giải quyết vấn đề tình thế, chưa có 1 nhạc trưởng cho chính sách PTNNNNT miền núi, phối hợp chưa tốt giữa các bộ ngành. Thiếu các nghiên cứu cơ bản, thiếu hoàn toàn hệ thống dữ liệu thông tin, công tác nghiên cứu khoa học có, nhưng chưa bài bản, chưa kết nối được với nhau. Chính sách vừa thừa, nhưng lại vừa thiếu có thể kể đến như chính sách thị trường tiêu thụ nông sản, chính sách quản lý chi trả điều tiết phân bổ dịch vụ môi trường gắn với việc sử dụng tài nguyên rừng nước, cần có sự điều tiết lại để đảm bảo công bằng xã hội, chính sách quản lý đất đai miền núi, vùng cao, đồng bào dân tộc, chính sách hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học ky thuật, khuyến nông khuyến lâm, chính sách bảo quản chế biến tiêu thụ nông sản vùng cao, bảo hiểm sản xuất đối với một số cây trồng vật nuôi chủ yếu…

Ngoài ra, nên tập trung vào các vấn đề thiếu chính sách hiện nay như môi trường,Việt Nam hiện có thể bán về khí thải cácbon, nhưng chưa khai thác được vì Việt Nam chưa có chính sách rõ ràng.

Nhiều chính sách hiện đang áp dụng đã lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế. Chính sách cho người bảo vệ rừng không khả thi, thiếu động lực cho người thực hiện. Hiện nay, Việt Nam đã xác định toàn bộ rừng Tây Bắc là rừng môi trường (để bảo vệ và tạo nguồn nước cho 2 công trình hồ thủy điện), trong khi đó chính sách cho người bảo vệ rừng vẫn là vài trăm nghìn hỗ trợ/ha rừng. Cần tham khảo kết quả định giá tài chính về đóng góp môi trường rừng, kết quả nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam)


Tin khác