Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn tuyển dụng chuyên gia

07/01/2011

Trong khôn khổ Dự án “Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp” – giai đoạn 2 và 3 (Dự án SMEs). Trung tâm Thông tin Phát triển nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn tiến hành hoạt động “Nghiên cứu và đề xuất chính sách phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam” để đưa ra những đề xuất chính sách cụ thể cho hoạt động quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.

Hoạt động nghiên cứu được tiến hành tại 2 mô hình quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý: Gạo tám xoan Hải Hậu (tỉnh Nam Định) và Bưởi Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Hiện Trung tâm cần tuyển chuyên gia nghiên cứu, cụ thể như sau:


1. Vị trí công việc:  03 Chuyên gia
2. Mô tả công việc:
a) Chuyên gia 1: tổng hợp kinh nghiệm các nước trên thế giới về xây dựng và quản lí sản phẩm chỉ dẫn địa lý:
- Nghiên cứu lịch sử phát triển, cơ sở khoa học trong việc xây dựng chỉ dẫn địa lý/ tên gọi xuất xứ tại một số nước, tập trung vào mô hình của Tây Ban Nha
- Kinh nghiệm của các nước trong việc lựa chọn sản phẩm, tổ chức khoanh vùng, thực hiện trình tự, thủ tục đăng bạ, kiểm tra giám sát chất lượng,...;
- Đưa ra những dẫn chứng thực tế tại các nước trong việc xây dựng các chỉ dẫn địa lý của họ. Phương pháp và bài học kinh nghiệm
- Tổng kết các quy định thể chế của Pháp và EU trong xin đăng bạ, thẩm định và bảo hộ Chỉ dẫn địa lý/Tên gọi xuất xứ hàng hóa làm cơ sở để so sánh và đưa ra những chiến lược phát triển cho Việt Nam.
- Tổng kết kinh nghiệm xây dựng mô hình quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý. Liên hệ với vấn đề tại Việt Nam.
b) Chuyên gia 2: Tổng hợp, phân tích và đánh giá hoạt động liên quan đến xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
- Các văn bản của Nhà nước ban hành chi phối đến hoạt động chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
- Cơ cấu tổ chức từ trung ương đến địa phương trong quản lý chỉ dẫn đại lý. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và bài học kinh nghiệm.
- Quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến hoạt động đăng ký, thẩm định hồ sơ, quyết định đăng bạ đối với chỉ dẫn địa lý/ tên gọi xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam.
- Điều kiện, trình tự, thủ tục nộp đơn đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, thẩm định hồ sơ và trao quyền chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân... Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất chính sách.
- Các mô hình đang được áp dụng cho quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý của Việt nam. Điểm mạnh, điểm yếu và bài học kinh  nghiệm từ các mô hình được lựa chọn.
- Định hướng đề xuất chính sách cho quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
c) Chuyên gia 3: Xử lí và phân tích dữ liệu khảo sát thực hiện ở 2 mô hình sản phẩm chỉ dẫn địa lí tại Việt Nam làm cơ sở đánh giá quản lí chính sách về sản phẩm chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam:
1. Xây dựng bảng nhập dữ liệu trên phần mềm CSPRO.
2. Làm sạch, xử lý số liệu điều tra tại 2 mô hình về các chỉ tiêu:
+ Tính các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến hoạt động thực hành sản xuất của người dân: Khối lượng giống; khối lượng, tỷ lệ và thành phân các loại phân bón được sử dụng; mức độ tuân thủ quy trình kỹ thuật của người dân...
+ Tính các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến các nhóm đối tượng trong từng mô hình về các chỉ tiêu: diện tích, năng suất, sản lượng, giá cả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm chỉ dẫn địa lý.
+ Xác định tỷ lệ về các chỉ tiêu định tính như: Biến động số lượng tham gia mô hình, độ thay đổi thực hành kỹ thuật, đánh giá về vai trò của Hiệp hội,....
+ Chạy mô hình tương quan hồi quy phân tích mối quan hệ của các chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế và mối tương quan của 2 hệ thống chỉ tiêu này.
 

3. Phân tích ý nghĩa kinh tế, kỹ thuật của các kết quả xử lý.
4. Đưa ra các đề xuất kỹ thuật làm cơ sở cho việc tác động và điều chỉnh về mặt chính sách.
3. Yêu cầu:

Yêu cầu chung đối với các chuyên gia:
1. Có trình độ đại học trở lên và về các lĩnh vực: Kinh tế, phát triển kinh tế, chính sách công, kinh tế thể chế, và các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, phát triển nông thôn.
2. Có ít nhất 5 trở năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có kinh nghiệm trong nghiên cứu và phân tích chính sách.
 

Yêu cầu cụ thể đối với từng chuyên gia
 

1. Chuyên gia 1 và 2:
•  Có kinh nghiệm hoặc thông thạo về các mô hình chỉ dẫn địa lí khác nhau ở các nước như Tây Ban Nha, Pháp và Ấn Độ, Thái Lan, vv
• Có kinh nghiệm về xây dựng hệ thống quản lí chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam là một lợi thế
 

2. Chuyên gia 3:
• Có khả năng sử dụng các phần mềm như CSPRO, STATA, (hoặc SPSS), vv, và các phần mềm tương đương khác. Có khả năng sử dụng các mô hình hồi quy tương quan
• Có khả năng xử lý và phân tích số liệu liên quan đến sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là phân tích về mặt kĩ thuật
• Bằng thạc sĩ hoặc hơn là một lợi thế
• Có hiểu biết về mô hình chỉ dẫn địa lí
 

4. Thời gian làm việc:
•  Đối với chuyên gia 1: 30 ngày, bắt đầu từ cuối tháng 1/hoặc đầu tháng 2 năm 2011
• Đối với chuyên gia 2: 25 ngày, bắt đầu từ cuối tháng 1/hoặc đầu tháng 2 năm 2011
• Đối với chuyên gia 3: 22 ngày,  bắt đầu từ tháng 3 năm 2011
 

5. Lương: Lương được trả theo kinh nghiệm và khả năng của chuyên gia theo tiêu chuẩn của UN-EU áp dụng tại Việt Nam
5. Số lượng tuyển: 
03 người (3 chuyên gia)
 

6. Hồ sơ dự tuyển gồm có:
• Sơ yếu lý lịch
• Giấy khám sức khỏe
• Đơn xin việc (tiếng Anh)
• CV mô tả chi tiết năng lực và kinh nghiệm (tiếng Anh)
• Bằng cấp, chứng chỉ có liên quan (bản photo)
 

7.Thời hạn và nơi nhận hồ sơ:
• Thời hạn nhận hồ sơ: Từ ngày 07/1/2011 đến 31/1/2011 (trong giờ hành chính)
• Địa chỉ nộp hồ sơ: Phòng Hành chính
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn -  Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Tầng 4, Số 16, Thuỵ Khuê, Tây Hồ,  Hà Nội
• Chi tiết liên hệ: ĐT: (84-4) ) 39725153
Email:info@agro.gov.vn

• Website:http://agro.gov.vn

Các hồ sơ đạt điều kiện qua vòng sơ tuyển sẽ được thông báo tham gia xét tuyển.
 


AGROINFO

Tin khác