Ngày 21 tháng 9 năm 2005, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT đã diễn ra Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là một hoạt động nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý của ngành có được sự trao đổi và hiểu nhau hơn, từ đó có các biện pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành nông nghiệp.
Ngày 21 tháng 9 năm 2005, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT đã diễn ra Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là một hoạt động nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý của ngành có được sự trao đổi và hiểu nhau hơn, từ đó có các biện pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành nông nghiệp. |
Từ khi Luật doanh nghiệp được thực hiện, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh rất nhanh. Năm 2000 có 14.400 doanh nghiệp mới đăng ký bằng 250% so với năm 1999. Năm 2001 có 21.040 doanh nghiệp mới đăng ký bằng 140% so với năm 2000. Trong có cấu các loại hình doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh ở thời điểm tháng 9/2001 là 66.780 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,76% (39,239 doanh nghiệp), công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 38,68% (25,835 doanh nghiệp), công ty cổ phần chiếm 2,5% (1.703 doanh nghiệp), công ty hợp doanh chỉ chiếm 0,03% (3 doanh nghiệp). Đến tháng 4/2002 cả nước đã có trên 41.000 doanh nghiệp mới thành lập nâng tổng số cả nước lên khoảng 97.000 doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhìn chung là năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, góp phần giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội và quan trọng nhất, đây là trường học kinh doanh thực sự đầu tiên của số đông doanh nhân trước khi tiến tới các quy mô kinh doanh lớn hơn. Kinh nghiệm ở nhiều nước nếu được tổ chức tốt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi áp dụng các kỹ thuật công nghiệp tiên tiến, hiện đại, góp phần xây dựng một nền sản xuất lớn.
Với những ưu điểm về sự năng động, về khả năng tạo nhanh và nhiều việc làm, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhiệm vụ lâu dài, là một trong những phương hướng quan trọng nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường hoạt động với mục tiêu hướng nội trong phạm vi không gian nhỏ bé (nhiều khi chỉ giới hạn trong một xã, huyện). Phần lớn các kỹ năng sản xuất - kinh doanh được truyền trong phạm vi gia đình theo kiểu kèm cặp chứ không được đào tạo một cách bài bản chính quy. Doanh nghiệp không đủ khả năng thuê chuyên gia có trình độ cao đảm tách các nhiệm vụ quan trọng. Nhiều chủ doanh nghiệp phải tự làm tất cả mọi công việc quản lý doanh nghiệp, từ lập kế hoạch kinh doanh tổng hợp, quản lý về tiếp thị, bán hàng, tài chính, sản xuất, vận hành và nhân sự.
Nhiệm vụ khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta, nhất là trước các thách thức trong quá trình hội nhập trong thời gian tới, xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đòi hỏi các cấp từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa từ nhận thức đến chương trình hành động.