Hội thảo Quốc gia về thông tin an ninh lương thực

09/12/2005

Trong hai ngày 8 và 9 tháng 12 năm 2005 tại Bộ Nông nghiệp và PTNT diễn ra Hội thảo Quốc gia về thông tin an ninh lương thực, trong khuôn khổ dự án Hệ thống thông tin an ninh lương thực ASEAN (AFSIS).   Trong những năm qua, Việt nam liên tục đạt được những thành tích lớn về đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo, đảm bảo mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh thể giới về lương thực và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, góp phần cải thiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng như giảm tỷ lệ dân số suy dinh dưỡng, tuổi thọ bình quân tăng.

Trong hai ngày 8 và 9 tháng 12 năm 2005 tại Bộ Nông nghiệp và PTNT diễn ra Hội thảo Quốc gia về thông tin an ninh lương thực, trong khuôn khổ dự án Hệ thống thông tin an ninh lương thực ASEAN (AFSIS).   Trong những năm qua, Việt nam liên tục đạt được những thành tích lớn về đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo, đảm bảo mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh thể giới về lương thực và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, góp phần cải thiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng như giảm tỷ lệ dân số suy dinh dưỡng, tuổi thọ bình quân tăng.|

Tăng trưởng dân số và lương thực

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn: Thực trạng về an ninh lương thực của Việt Nam, 2004

Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT

 
Trong vòng 10 năm qua, 1996-2005, tốc độ tăng trưởng dân số là 1,45%/năm và tốc độ tăng trưởng lương thực tăng tới 4,2%/năm. Trong đó,  giai đoạn 1996-2000 giá trị sản xuất lương thực tăng trưởng mạnh nhất với tốc độ bình quân 5,7%/ năm. Đến giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng lương thực có xu hướng chững lại và chỉ đạt 2,8%.

Trong cơ cấu tiêu dùng lương thực hàng ngày, mặc dù đang có xu hướng giảm tiêu dùng gạo, tuy nhiên gạo vẫn là nguồn lương thực chính cung cấp năng lượng, chiếm tỷ trọng 64,8% năm 2004, giảm chút ít từ 66,5% của năm 2002. Tỷ trọng tiêu dùng sản phẩm dộng vật và trái cây, rau có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp, dưới 20%.

 
Bảng 1: Năng lượng cung cấp (kcal) bình quân ngày và tỷ trọng đóng góp của các nhóm lương thực

Chỉ tiêu

2000

2002

Tổng năng lượng cung cấp (kcal/ngày)

2.498

2.689

Tỷ trọng (%)

 

 

Từ gạo

66,5

64,8

Từ sản phẩm động vật

11,4

13,0

Từ trái cây và rau các loại

4,2

5,0

Nguồn: Thực trạng về an ninh lương thực của Việt Nam, 2004

Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT

Năm 2004, mức tiêu dùng gạo bình quân đầu người của Việt Nam là 235kg/người/năm, cao gần gấp đôi Thái Lan, 126 kg/người/năm. Tiêu dùng trong nước lớn nên mặc dù sản lượng quy gạo của Việt Nam đạt 23,3 triệu tấn, vượt trên Thái Lan chỉ đạt 17,9 triệu tấn, năm 2004 Việt Nam xuất khẩu được 4,06 triệu tấn, trong khi Thái Lan xuất gần 10 triệu tấn.

 

Bảng 2: So sánh quan hệ giữa sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan, 2004

Chỉ tiêu

Việt Nam

Thái Lan

Sản lượng quy gạo(triệu tấn)

23,3

17,9

Sản lượng gạo bình quân đầu người (kg)

284

285

Xuất khẩu gạo (triệu tấn)

4,06

9,99

Sử dụng trong nước (triệu tấn)

19,3

7,9

Sử dụng gạo bình quân đầu người (kg)

235

126

Nguồn: Thực trạng về an ninh lương thực của Việt Nam, 2004

Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT

                       

Hoàng Ngân


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC