TOR CHUYÊN GIA XÂY DỰNG PHẦN MỀM NHẬP DỮ LIỆU; NHẬP VÀ LÀM SẠCH SỐ LIỆU

13/07/2011

Việc đánh giá các mô hình liên kết trong các “Cánh đồng mẫu lớn”có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách ở địa phương và trung ương có được các luận giải khoa học cho việc xây dựng các chính sách cho chương trình phát triển mới của Nông nghiệp – nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, Trung tâm Thông tin PTNNNT xây dựng đề xuất “Nghiên cứu mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp tại cánh đồng mẫu lớn Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

I. BỐI CẢNH
Như Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg ngày 25/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng” đã xác nhận: “Doanh nghiệp, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết đã ký; tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng còn rất thấp (lúa hàng hóa 6-9% sản lượng, thủy sản dưới 10% sản lượng, cà phê 2-5% diện tích); doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu, chưa điều chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm hài hòa lợi ích của nông dân khi có biến động về giá cả; trong một số trường hợp, nông dân không bán hoặc giao nông sản cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký; xử lý vi phạm hợp đồng không kịp thời và chưa triệt để; tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn xảy ra khi đã có hợp đồng”.
Nhằm khắc phục tình trạng đó và tổ chức lại hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo quy mô lớn, bắt đầu từ vụ đông xuân 2006-2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai kế hoạch sản xuất 1 triệu tấn lúa chất lượng cao ở 7 tỉnh ĐBSCL. Mục tiêu của mô hình là phát triển sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, bền vững, có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, phát huy lợi thế cạnh tranh của lúa gạo ĐBSCL nói riêng và lúa gạo Việt Nam nói chung trên trường quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập, đời sống nông dân sản xuất lúa ở ĐBSCL, rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao (CLC).
Việc đánh giá các mô hình liên kết trong các “Cánh đồng mẫu lớn”có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách ở địa phương và trung ương có được các luận giải khoa học cho việc xây dựng các chính sách cho chương trình phát triển mới của Nông nghiệp – nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, Trung tâm Thông tin PTNNNT xây dựng đề xuất “Nghiên cứu mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp tại cánh đồng mẫu lớn Đồng Bằng Sông Cửu Long”.
Để triển khai đề tài nghiên cứu trên, Trung tâm thông tin PTTTNT cần có sự hỗ trợ 01 chuyên gia xây dựng bảng mã nhập số liệu. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Trung tâm thông tin xây dựng điều khoản tham chiếu cho các hoạt động sẽ được ban quản lý dự án phê duyệt để tham chiếu và quản lý sau này.
II. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG:
- Xây dựng bảng mã nhập số liệu cho cuộc điều tra.
- Nhập tin và làm sạch số liệu cho cuộc điều tra.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Nhiệm vụ 1:
· Tìm hiểu rõ bảng câu hỏi và thảo luận với với các thành viên trong nhóm nghiên cứu để lựa chọn phần mềm phù hợp.
· Xây dựng bảng mã, thiết kế chương trình nhập tin với các chức năng kiểm tra logic thông tin giữa các câu hỏi.
· Hướng dẫn người nhập tin sử dụng phần mềm nhập liệu
Nhiệm vụ 2:
· Tìm hiểu rõ bảng câu hỏi và phần mềm nhập số liệu
· Nhập liệu quả điều tra.
· Làm sạch số liệu
· Chiết xuất số liệu nhập tin sang định dạng STATA
IV. SẢN PHẨM:
Nhiệm vụ 1:
· Phần mềm nhập liệu được thiết kế hoàn chỉnh và bảng hướng dẫn sử dụng phần
mềm nhập liệu đáp ứng yêu cầu và tiện dụng cho nhập liệu bộ số liệu điều tra của nghiên cứu.
Nhiệm vụ 2:
· Chương trình nhập tin hoàn chỉnh.
· Số liệu được làm sạch và chiết xuất sang định dạng STATA.
 
(Hai sản phẩm này sẽ do Trưởng nhóm đánh giá chất lượng trước khi nộp cho BQLDA. Đây là căn cứ để BQL dự án thanh toán kinh phí cho chuyên gia tư vấn.)
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
· Thời gian thực hiện nhiệm vụ này là 15 ngày làm việc.
· Dự kiến nhiệm vụ sẽ thực hiện trong tháng 10 năm 2011.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN :
· Kinh phí cho hoạt động này là : số ngày làm việc x phí chuyên gia VNM 2
(phí chuyên gia được xác định căn cứ trên kinh nghiệm và năng lực của chuyên gia theo Định mức hiện hành của UN– EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển tại Việt Nam.)
· Mứcchi phí cao nhất cho chuyên gia thực hiện hoạt động này là: 28.500.000 đồng.

Tin khác