Sau 10 năm thực hiện đổi mới NLT quốc doanh, đến thời điểm 30/6/2013 cả nước đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức thành các công ty TNHH1TV nông-lâm nghiệp, các công ty cổ phần và các Ban quản lý rừng.
Nông - lâm trường quốc doanh của Việt nam được thành lập từ sau năm 1954 (ở miền Bắc) và sau năm 1975 (ở miền Nam) với nhiệm vụ chủ yếu là khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất mới và tiếp quản những cơ sở của chế độ cũ, phát triển sản xuất nông - lâm sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu kết hợp với đảm bảo an ninh, quốc phòng ở những nơi xung yếu, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, đồng bao dân tộc ít người. Trong suốt quá trình phát triển cùng với những thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế, các NLTQD đã đáp ứng được những yêu cầu nhất định về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong từng giai đoạn lịch sử. Trong những năm tháng kinh tế còn mang nặng cơ chế bao cấp kế hoạch hóa tập trung, nông lâm trường quốc doanh đã đảm nhận khá tốt vai trò doanh nghiệp nhà nước, một mặt sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mang lại ích kinh tế cho nhà nước và quan trọng hơn nhất NLT đã thực sự là công cụ giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở, bảo đảm an ninh xã hội ở các vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo, vùng dân tộc ít người. Trong số gần 500 nông lâm trường (ở thời điểm năm 2002) phân bố trên cả nước có tới trên 70% số NLT tập trung ở các vùng khó khăn như Miền núi phía bắc, Tây Nguyên và Trung bộ (bắc trung bộ và nam trung bộ).
1. Vài nét về quá trình đổi mới nông trường và lâm trường quốc doanh.
Trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến đầu những năm 2000, khi Đảng và nhà nước thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới cơ chế quản lí và kinh doanh của các NLT là yêu cầu tất yếu. Các NLT thậm trí còn đảm nhận thêm vai trò là trung tâm dịch vụ vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp và trách nhiệm vảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên cũng chính giai đoạn này, hệ thống NLT quốc doanh đã bộc lộ những yếu kém, không theo kịp tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chung của đất nước như: Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, quản lý đất đai/vườn cây/rừng chưa tốt… Nhận thấy những yếu kém của các NLT quốc doanh, ngày 16/6/2003 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW “về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh”.Để thể chế hóa Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và 200/2004/NĐ-CP quy định về các chính sách và giải pháp đổi mới NLT quốc doanh.
Sau 10 năm thực hiện đổi mới NLT quốc doanh, đến thời điểm 30/6/2013 cả nước đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức thành các công ty TNHH1TV nông-lâm nghiệp, các công ty cổ phần và các Ban quản lý rừng. Diễn biến quá trình sắp xếp đổi mới nông-lâm trường bao gồm:
TT
|
|
Trước sắp xếp (2004)
|
Kết quả thực hiện
(2012)
|
Số lượng
|
Số lượng
|
Cơ chế HĐ
|
I. Lâm trường quốc doanh
|
256
|
|
|
1
|
Lâm trường
|
221
|
0
|
Luật DN
|
2
|
Công ty lâm nghiệp
|
35
|
0
|
Luật DN
|
3
|
Cty TNHHMTV
|
0
|
148
|
Luật DN
|
4
|
Công ty cổ phần
|
0
|
3
|
Luật DN
|
5
|
Ban quản lý rừng
|
0
|
91
|
ĐV SN
|
6
|
Giải thể
|
0
|
14
|
|
II. Nông trường quốc doanh
|
187
|
|
|
1
|
Nông trường
|
77
|
0
|
Luật DN
|
2
|
Công ty nông nghiệp
|
94
|
2
|
Luật DN
|
3
|
Cty TNHHMTV
|
1
|
105
|
Luật DN
|
4
|
Công ty cổ phần (LD)
|
15
|
38
|
Luật DN
|
5
|
Giải thể
|
0
|
22
|
|
Như vậy, nếu không tính các đơn vị sự nghiệp hình thành sau sắp xếp đổi mới NLT quốc doanh thì cả nước hiện có 151 công ty lâm nghiệp và 145 công ty nông nghiệp các loại. Mặc dù mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động đã được hình thành, phù hợp với các quy định của pháp luật nhưng hệ thống các doanh nghiệp NLN hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được giải quyết.
2. Một số tồn tại của các doanh nghiệp hình thành sau sắp xếp đổi mới NLT quốc doanh.
|
Thạc sỹ: Vũ Duy Hưng - Bộ môn Thể chế Nông thôn - Viện CS&CL PTNNNT
|
Về quản lý, sử dụng đất:
Mặc dù trong quá trình sắp xếp đổi mới (từ năm 2005 đến nay) các địa phương và các đơn vị NLT đã tiến hành kiểm kê, rà soát lại các hình thức tổ chức sử dụng đất đai, vườn cây, rừng theo tinh thần Nghị quyết 28. Đã có hàng triệu ha đất được bàn giao về cho các địa phương để tái phân bổ cho các đối tượng khác sử dụng, hàng loạt tồn tại về quản lý sử dụng đất đã được giải quyết, song đến nay vẫn còn những vấn đề phức tạp về đất đai NLT chưa đuwọc giải quyết triệt để
- Các công ty nông nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ quốc phòng đang quản lý tổng số 630.834 ha đất các loại, trong đó vẫn còn trên 25 ngàn ha đất chưa sử dụng; trên 30,6 ngàn ha đang có tranh chấp hoặc bị lấn chiếm và trên 2,4 ngàn ha đang cho thuê/cho mượn;
- Các Công ty lâm nghiệp (không kể các Ban quản lý rừng) đang quản lý 2.222,33 ha, trong đó diện tích bị lấn chiếm, xâm canh chiếm trên 7,6 ngàn ha, cho thuê/mượn gần 1000 ha và chưa sử dụng trên 50 ngàn ha.
- Việc rà soát, cắm mốc, đo đạc lại đất đai của các công ty nông-lâm nghiệp (nhất là các công ty lâm nghiệp) hầu như mới tiến hành trên hồ sơ sổ sách mà chưa được thực hiện được thực hiện trên thực địa.
Nguyên nhân chính của việc chậm trễ trong rà soát, giải quyết tồn tại về đất đai của các công ty NLN là do thiếu kinh phí phục vụ đo đạc, rà soát, cắm mốc giới . Mặt khác, sự phối kết hợp giữa chính quyền địa phương với các đơn vị còn chưa thực sự chặt trẽ, còn tồn tại tâm lý né tránh khi giải quyết các tồn tại về đât đai đã xảy ra từ những thời kỳ lịch sử trước đây (có nguyên nhân sâu xa từ cả cách quản lý lỏng lẻo của NLT và tiến trình chính sách-ví dụ như việc khoán gọn không đầu tư theo Nghị định 01/CP hay giao đất chồng lấn theo Nghị định 02/CP năm 1994 và Nghị định 163/1999-NĐ-CP).
Về tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh
Tổng hợp số liệu báo cáo từ các đơn vị và các địa phương, tính đến đầu năm 2012, vốn chủ sở hữu của các công ty nông-lâm nghiệp là trên 21,8 ngàn tỷ đồng, tổng vốn điều lệ xấp xỉ 10 ngàn tỷ đồng nhưng tổng số nợ của các đơn vị này lên đến trên 22 ngàn tỷ đồng. Với số nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu cho thấy tình hình tài chính của các công ty NLN là đáng lo ngại, đặc biệt là nhiều khoản nợ khó có khả năng thanh toán. Qua trao đổi với các doanh nghiệp được biết hầu hết thiếu vốn, nhất là vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, chưa có doanh nghiệp nào được cấp bổ sung vốn lưu động theo quy định. Với khó khăn về tài chính như vậy các doanh nghiệp NLN rất khó khăn trong việc đầu tư đổi mới thiết bị-công nghệ chế biến, đầu tư tài canh vườn cây, đặc biệt là trồng mới rừng.
Theo tổng hợp của Bộ tài chính vè kết quả sản xuất-kinh doanh của các công ty NLN thì năm 2011 tổng doanh thu đạt trên 37 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận trên 12,4 ngàn tỷ đồng, nộp ngân sách trên 3,8 ngàn tỷ đồng. Với quy mô đất đai, tài sản rất lớn thì kết quả kinh doanh trên đây là hết sức khiếm tốn. Mặt khác khi xem xét kỹ cơ cấu đóng góp của các ngành thì phần lớn lợi nhuận và đóng góp ngân sách thuộc về các doanh nghiệp ngành cao su (khoảng 90%), các lĩnh vực khác đóng góp không đáng kể. Kết quả báo cáo về thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp cũng cho thấy một thực tế đáng buồn là hầu như ở mức thấp (3,8 triệu đồng/người/tháng năm 2011) và có xu hướng giảm (2,9 triệu đồng/người/tháng năm 2012).
Về lao động
Quá trình đổi mới NLT quốc doanh đã làm hàng vạn lao động phải nghỉ chế độ trước tuổi do không sắp xếp được công việc. Hầu hết số lao động dôi dư này đã được giải quyết chế độ theo các quy định của nhà nước, tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị chưa giải quyết dứt điểm chính sách đối với người lao động. Đến nay tổng số lao động của các doanh nghiệp NLN hình thành sau sắp xếp đổi mới NLT là trên 267 ngàn người, trong đó các công ty nông nghiệp chiếm 80%.
Đánh giá về chất lượng lao động hiện nay của các doanh nghiệp, có khoảng trên 12 ngàn người không đáp ứng được yêu cầu, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, nhất là nhân lực quản lý, đã dẫn đến chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Một vài kiến nghị - đề xuất
Về mô hình tổ chức:
Căn cứ thực trạng các doanh nghiệp hình thành sau sắp xếp đổi mới NLT hiện nay, cần tiếp tục sắp xếp lại theo 3 loại hình sau:
1. Doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa có nhiệm vụ công ích, quốc phòng, an ninh: Đối với loại này nhà nước đầu tư 100% vồn, đồng thời củng cố lại bộ máy quản lý nhằm giúp các đơn vị này làm tốt nhiệm vụ hạt nhân cho phát triển kinh tế-xã hội. Nhà nước cần có hỗ trợ kịp thời và thỏa đáng cho các đơn vị này trong trường hợp kinh doanh gặp khó khăn;
2. Loại hình doanh nghiệp kinh doanh thuần túy: Đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác;
3. Chuyển các doanh nghiệp lâm nghiệp mà hoạt động chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên thành đơn vị sự nghiệp với nhiệm vụ chính là bảo vệ rừng.
Về cơ chế hoạt động:
- Các doanh nghiệp kinh doanh thuần túy cần đẩy mạnh quá trình đa sở hữu để thu hút đầu tư của xã hội;
- Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ các đơn vị tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hình thức khoán nhằm tái lập các trang trại gia đình và trang trại cá nhân trong lòng doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực (đất, tài chính, lao động…). Sớm sửa đổi bổ sung Nghị định 135/2005/NĐ-CP;
- Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ công ích: Từng bước xã hội hóa các nhiệm vụ công ích như khoán, cho thuê, đấu thầu bảo vệ rừng…
- Cấp kinh phí quản lý và bảo vệ rừng thỏa đáng cho các doanh nghiệp lâm nghiệp có diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng .
Về chính sách tài chính:
- Ngân sách nhà nước cấp đủ và kịp thời kinh phí rà soát đất đai của các doanh nghiệp, có thể sử dụng từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp;
- Xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ khó đòi của các doanh nghiệp. Nhà nước cần có cơ chế cụ thể cho từng trường hợp mất khả năng thanh toán, mất vốn buộc phải giải thể hay phá sản;
- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nhất là các đơn vị ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Về chính sách lao động, việc làm:
- Giải quyết dứt điểm và thỏa đáng chế độ cho người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu sau sắp xếp đổi mới bị mất việc làm;
- Hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp tổ chức đào tạo lại lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý;
- Sớm sửa đổi, bổ sung chính sách để các doanh nghiệp thu hút và giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ.
Thạc sỹ: Vũ Duy Hưng