Việt Nam tham gia TPP: Cơ hội và thách thức cho nông nghiệp

23/10/2015

Ngày 6/10/2015 tại TP. Atalanta, Hoa Kỳ, sau hơn 5 năm, đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất.

Đây được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. Nếu như các hiệp định thương mại trước đây thường tập trung nhiều vào vấn đề giảm thuế, thì TPP lại được coi là hiệp định thương mại toàn diện, nhắm đến việc thiết lập bộ quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao, giải quyết các vấn đề của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và việc làm tại các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. TPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm lương cao hơn, đẩy mạnh đột phá, năng suất và cạnh tranh, nâng cao chất lượng sống, giảm đói nghèo, đồng thời tăng cường minh bạch, khả năng quản trị và bảo vệ môi trường.

Bài viết này sẽ phân tích những cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp khi Việt Nam tham gia hiệp định này và đưa ra một số gợi ý chính sách.

Tình hình thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc TPP

Các nước TPP đang là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong những năm vừa qua. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực sang thị trường TPP giai đoạn 2009-2014 có xu hướng tăng trưởng, ngoại trừ mặt hàng gạo. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam cao nhất ở mặt hàng thủy sản và gỗ. với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lần lượt là 14.7% và 17.6%. Hạt tiêu và hàng rau quả là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị xuất khẩu sang thị trường này giai đoạn 2009-2014 cao nhất so với các mặt hàng còn lại, lần lượt là 40.8% và 22.9%. Xuất khẩu gạo có xu hướng giảm trong giai đoạn này, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn đạt -2.6%.

Về cơ cấu sản phẩm, có thể thấy rằng, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng thủy sản, hạt điều là các nông sản chủ lực xuất khẩu sang TPP. Giá trị xuất khẩu tuyệt đối của gỗ và thủy sản cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2009-2014.

Hình 1. Tỷ trọng XK một số nông sản chủ lực sang TPP trong tổng XK của VN

 Nguồn: Tính toàn từ dữ liệu Tổng cục Hải quan

Hình 2. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang thị trường TPP giai đoạn 2009-2014

Nguồn: Tính toàn từ dữ liệu Tổng cục Hải quan

Đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu, ngoại trừ đậu tương, các sản phẩm chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi duy trì ở mức ổn định.

Hình 3. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam từ các nước TPP giai đoạn 2009-2014

Nguồn: Tính toàn từ dữ liệu Tổng cục Hải quan

Bảng 1. Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

  

Gạo

Cà Phê

Tiêu

Điều

Rau Quả

Tôm

Cá Tra

Đồ gỗ

Hoa kỳ

2,5

-

-

-

8,0

-

-

-

Canada

-

-

-

-

20,0

-

-

-

Mexico

20,0

20,0

20,0

20,0

10,0

17,0

17,0

-

Peru

-

11,0

-

-

6,0

-

-

6,0

Chile

5,5

-

-

-

-

-

-

5,5

Brunei

-

-

-

-

-

-

-

-

Malaysia

20,0

-

-

-

-

-

-

-

Australia

-

-

-

-

-

-

-

-

New Zealand

-

-

-

-

-

-

-

5,0

Nhật Bản

367,0

-

-

-

4,8

-

3,5

-

 

Nguồn: Tổng hợp của CAP từ các hiệp định thương mại

 Bảng 2. Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Việt Nam

 

Rau quả

Đồ gỗ

Bò Đông lạnh

Lợn Đông lạnh

Thịt và phụ phẩm gà đông lạnh

Sữa

Hoa kỳ

40

25

20

25

40

5

Canada

40

25

20

25

40

5

Mexico

40

25

20

25

40

5

Peru

40

25

20

25

40

5

Chile

40

25

16

25

36

5

Brunei

-

-

-

-

5

-

Malaysia

-

-

-

-

5

-

Australia

10

10

7

10

20

10

New Zealand

10

10

7

10

20

10

Nhật Bản

20

20

10

15

10

10

 

Nguồn: Tổng hợp của CAP từ các hiệp định thương mại

Cơ hội về thương mại nông sản

Xuất khẩu: cơ hội tăng mạnh xuất khẩu nông sản không cao do hầu hết các nông sản của Việt Nam xuất các thị trường thực tế đã đang được hưởng mức thuế suất gần bằng 0, vì vậy có TPP hay không cũng không quan trọng. Các mặt hàng nông sản Việt nam được hưởng lợi nhiều nhất có thể là thủy sản, sản phẩm gỗ, gạo, rau quả cụ thể như sau. Đối với mặt hàng gạo, Việt Nam có cơ hội lớn nếu có thể xuất sang Nhật Bản trong trường hợp nếu thuế suất giảm từ 367% xuống 0%. Nhưng cơ hội này rất nhỏ khi gạo được xem làm 1 sản phẩm có ý nghĩa chính trị vô cùng quan trọng của Nhật Bản. Malaysia cũng là một thị trường có nhiều tiềm năng. Thứ hai, rau quả cũng làm mặt hàng có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Thứ ba, Ngành đồ gỗ và rau quả: tác động chưa rõ ràng, do xuất khấu và nhập khẩu đều bị tác động bởi TPP.

Về các thị trường tiềm năng, Mexico một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nhiều loại nông sản khi hiện nay mức thuế xuất nhập khẩu của nước này còn khá cao. Tuy nhiên, do việc nước này ở cạnh Hoa Kỳ và Canada cũng là những nước ở trong TPP có thể cơ hội thương mại của Việt Nam vào Mexico là không lớn.

Nhập khẩu: các ngành bị thách thức nhiều nhất từ việc Việt Nam gia nhập TPP là chăn nuôi do các sản phẩm này phải cạnh tranh với các sản phẩm từ các nước ở TPP khác trên thị trường nội địa từ Mỹ và Canada (lợn gà), Australia và New Zealand (bò thịt, sản phẩm sữa). Trong khi đó, người chăn nuôi cũng có thể không được hưởng lợi nhiều khi các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được hưởng hiện đã chịu thuế nhập khẩu khá thấp khoảng 5%.

Cơ hội về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khoa học công nghệ

Một cơ hội khác lớn hơn là vấn đầu tư xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghệ và nâng cao trình độ kỹ năng lao động. Đã ký kết TPP, một số nước không có lợi thế về nông nghiệp, khi giảm hàng rào bảo hộ nông nghiệp thì có thể họ sẽ chuyển nguồn đầu tư sang Việt Nam. Khi có đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, điều quan trọng nhất là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới, thay đổi được cách làm truyền thống kém hiệu quả. Ví dụ, các nhà đầu tư tại Nhật Bản có đầu tư sản xuất lúa gạo với chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất về Nhật Bản. Đó là điều kiện rất tốt để chúng ta hòa nhập với chuỗi giá trị toàn cầu, dần dần tăng lượng nông sản XK. Nếu có những hướng khuyến khích đầu tư đúng đắn, nông nghiệp Việt Nam có thể có những đột phá mạnh mẽ nếu tận dụng được thế mạnh về ‘dân số đang ở trong độ tuổi vàng’. Cần có những nghiên cứu sâu để đưa ra được những đánh giá định lượng sâu về tác động đầu tư này.

Rào cản kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi Việt Nam tham gia TPP thì cơ hội thương mại được mở ra khi thuế suất xuất nhập khẩu các mặt hàng về 0%. nhưng dự địa không nhiều. Một trong số những thách thức lớn đối với XK nông sản Việt Nam là khi TPP được ký kết, các nước tham gia có thể giảm thuế suất nhưng họ sẽ nâng cao các hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt hơn. Để xâm nhập và chiếm lĩnh được những thị trường giá trị cao và quy mô lớn như Hoa Kỳ và Nhật Bản, những sản phẩm Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu như gạo, cà phê, tiêu, điều, thủy sản…cần vượt qua được các hàng rào kỹ thuật (TBT) và các biện pháp kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) để chiếm lĩnh được các thị trường này Nếu không, dù thuế suất nhập khẩu của các thị trường này bằng 0% thì sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cũng không thể tiếp cận được. Bên cạnh đó, các quy định khác TPP về bảo vệ bản quyền (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (hóa chất nông nghiệp), thuốc thú y), vấn đề lao động, nguồn gốc xuất xứ…. cũng rất chặt chẽ.  Phía Việt Nam còn nhiều hạn chế trong những nội dung này. Như vậy, nếu Việt Nam không khắc phục được điểm yếu này thì sẽ rất khó khăn cho cả nông dân lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập vào các thị trường quốc tế.

Bảng 3. Số lượng biện pháp SBS và TBT đang được sử dụng ở các nước TPP 01/06/2015

TÊN NƯỚC

SPS

TBT

SINGAPORE

4

1

MALAYSIA

8

6

BRUNEI

 

 

HOA KỲ

105

206

CANADA

382

79

MEXICO

61

18

PERU

49

12

CHILE

64

6

ÚC

36

5

NEWZEALAND

60

6

NHẬT BẢN

138

52

http://i-tip.wto.org/goods/Forms/TableView.aspx?mode=modify

Khó khăn của ngành chăn nuôi

Trên thực tế thì thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang bị phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bên ngoài do sản xuất thức ăn trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu và chưa chủ động được đầu vào trong khi nhu cầu về thức ăn cho ngành chăn nuôi Việt Nam đang ngày một tăng lên. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu, từ nguyên liệu chính cho tới các chất phụ gia. Thức ăn chăn nuôi sử dụng hai nhóm chính là nguyên liệu giàu đạm như khô dầu, bột xương, đậu tương hạt, bột cá, và nhóm thức ăn giàu năng lượng như ngô, lúa mì, khoai mì, ... Trong khi đó hầu hết các mặt hàng này ngành nông nghiệp trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Trong khi đó, giá của ngô và đậu tương Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước khác như Mỹ, Argentina, Trung Quốc, Mexico…. Điển hình trong vòng 4 năm qua từ 2011 – 2014, giá ngô trung bình trong nước cao hơn giá ngô trung bình tại thị trường Mỹ 21%, và giá Đậu tương TB trong nước cao hơn giá Ngô tại Thị trường Mỹ là trên 60%. Do đó, việc nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất TACN ở Việt Nam là điều khó tránh khỏi. Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho biết, riêng năm 2014, Việt Nam đã chi trên 3 tỷ USD nhập khẩu TACN. Trong 3 tháng đầu năm 2015, theo số liệu của Cục Chăn nuôi, Việt Nam đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn ngô hạt với kim ngạch nhập khẩu là 401 triệu USD,  và 857  nghìn tấn khô đậu tương với giá trị 432 triệu USD.

Nguồn: Mỹ: IMF, Việt Nam: Agroinfor-IPSARD tổng hợp.

Nguồn: Mỹ: IMF, Việt Nam: Agroinfor-IPSARD tổng hợp.

Nhu cầu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong những năm qua dần tăng lên. Quy mô chăn nuôi của các hộ trong những năm qua cũng dần tăng lên nên việc sử dụng nguyên liệu sẵn có từ phụ phế phẩm khó có thể áp dụng với số đầu con chăn nuôi lớn hơn. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp và nguyên liệu phối trộn do đó tăng trong khi cung nguyên liệu không đủ đáp ứng. Vì vậy nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi là điều dễ hiểu. Những năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tới hơn 3 tỷ USD[1]. Theo dự báo của Bộ Công Thương, trong 2 năm tới tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này trung bình vẫn tăng 20%/năm[2].

Nguồn: Cục chăn nuôi.

Tuy nhiên, theo điều tra của Trung tâm tư vấn chính sách – IPSARD thì thức ăn chăn nuôi chỉ là một trong số các yếu tố tác động tới mức độ cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Các yếu tố khác như kỹ thuật chăn nuôi (phụ thuộc vào thói quen, tập quán chăn nuôi của từng vùng); cơ sở hạ tầng về chuồng trại chăn nuôi (yếu tố liện quan tới vệ sinh phòng dịch), con giống tốt, thức ăn chăn nuôi tốt cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi. Do đó cần xem xét tổng thể nhiều yếu tố khi đánh giá nguyên nhân của tính cạnh tranh kém của ngành chăn nuôi. VD: Hiện tại Việt Nam đang kém so với các nước khác cả về kỹ thuật chăn nuôi do tập quán chăn nuôi nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng về chuồng trại còn thô sơ, chất con giống nội chưa tốt, chủ yếu phải nhập khẩu con giống bố mẹ.

Hậu quả của của sự thiếu sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi là  trong giai đoạn 2009-2014, tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng thịt từ khối các nước TPP chiếm tỷ trọng cao trên tổng giá trị nhập khẩu từng ngành hàng của Việt Nam. Trong đó, tỷ trọng nhập khẩu thịt gà và thịt lợn từ TPP lần lượt chiếm 66.3% và 65.9% trên tổng giá trị nhập khẩu từng ngành hàng. Tỷ trọng nhập khẩu thịt trâu bò từ TPP chiếm 46.1% trên tổng giá trị nhập khẩu thịt trâu bò của Việt Nam. Tỷ trọng nhập khẩu khô dầu đậu tương từ TPP chiếm 8.7% trên tổng giá trị nhập khẩu khô dầu đậu tương.

Gợi ý chính sách

Phát triển thương mại

Để tận dụng được cơ hội và khắc phục các hạn chế, chúng ta cần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đi theo cả toàn bộ chuỗi theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đó là câu chuyện tổ chức lại sản xuất, liên kết giữa các bên lại, tăng hàm lượng chế biến, tăng hàm lượng về quản lý chất lượng sản phẩm cũng như khẳng định thương hiệu. Làm được những điều này sẽ giúp tăng chất lượng sản phẩm cũng như tăng thêm giá trị mới để chia cho các bên trong các chuỗi giá trị. Khi đó các bên tham gia mới nâng cao ý thức để làm cho tử tế ở mọi khâu, đảm bảo chất lượng và dần thúc đẩy xuất khẩu gia tăng.

Muốn làm được thế, chúng ta phải đặt ra những tiêu chuẩn cho các bên tham gia hoặc tổ chức lại nông dân. Ví dụ, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, có thể đặt ra điều kiện như doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo phải đảm bảo làm được mô hình liên kết sản xuất với nông dân, đảm bảo cung cấp đầu vào, ứng vốn trước để các hộ nông dân làm đúng quy trình canh tác, có thời gian giám sát đầy đủ. Bên cạnh đó, nếu DN đảm bảo điều kiện về kho, nhà máy chế biến thì có thể ưu đãi cho DN mua tạm trữ hoặc ưu đãi mặt bằng đất đai. Đó là cách để DN có động lực thay đổi. Quan điểm phát triển là nhà nước chỉ hỗ trợ ban đầu, còn sau đó doanh nghiệp đã chấp nhận đầu tư lớn và dẫn dặt ngành hàng theo định hướng thị trường và nông dân thực hiện và được cùng hưởng lợi.

Đối với tình trạng ruộng đất manh mún như hiện nay cần tìm cách rút bớt lao động nông nghiệp ra khu vực phi nông nghiệp. Những người còn lại thì tổ chức họ thành tổ, nhóm nông dân, hợp tác xã. Nhà nước xem xét hỗ trợ, làm lại ruộng đồng, đầu tư thủy lợi, đặc biệt là đầu tư máy móc để họ có thể chuẩn hóa quy trình canh tác.

Bên cạnh đó, chính phủ cần thực hiện các cam kết giúp môi trường đầu tư và chi tiêu chính phủ được minh bạch hơn, để tạo các cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt Nam cũng cần có chiến lược đẩy mạnh hợp tác với những quốc gia không thế mạnh về nông nghiệp và đang chịu sức ép phải giảm bớt bảo hộ ngành như Nhật Bản. Bên cạnh đó, cũng có thể tìm ra những phân khúc thị trường có thể kết hợp giữa thể mạnh của các quốc gia. VD: Doanh nghiệp Australia đầu tư vào Việt Nam sử dụng lao động Việt Nam và nguyên liệu từ Australia để xuất sang nước thứ ba.

Tháo gỡ ngành chăn nuôi

Trước hết, ngành chăn nuôi cần phải xây dựng một tầm nhìn dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và tiềm năng thị trường. Cần xác định rõ một số định hướng lớn: VD, tập trung vào thị trường trong nước hay xuất khẩu là mũi nhọn? liệu ngành chăn nuôi hướng tới xuất khẩu hay chỉ là một ngành bệ đỡ xoa dịu những tác động tiêu cực, tránh gây nên cú sốc quá lớn đối với sản xuất của các hộ nông dân trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp? Trên cơ sở đó, hoạch định sản phẩm chiến lược cụ thể, để hình thành các sản phẩm mũi nhọn đột phá, hình thành các chuỗi giá trị chất lượng cao bền vững khép kín có tính cạnh tranh cao.

Trên cơ sở tầm nhìn và sản phẩm chiến lược của ngành chăn nuôi, ngành thức ăn chăn nuôi sẽ có những định hướng điều chỉnh phù hợp. Trong đó, việc quan trọng nhất là nghiên cứu xác định các nguyên liệu và công nghệ chế biến thức ăn phù hợp phát huy tối đa lợi thế của nông nghiệp Việt Nam, VD: tăng cường sử dụng phế phụ thẩm từ chế biến thủy sản để thay thế bột cá nhập khẩu,…; từ đó, quy hoạch vùng nguyên liệu và chế biến hàng nông sản thô thành nguyên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đối với những nguyên liệu đầu vào quan trọng không thể thay thế và Việt Nam không có thế mạnh như đậu tương thì cần hình thành mối quan hệ mật thiết và giảm thiểu các chi phí nhập khẩu từ nước ngoài để người sản xuất được hưởng nguồn nguyên liệu rẻ nhất có thể.

Dưới đây là một số giải pháp chính sách cụ thể:

TT

Chính sách

Giải pháp cụ thể

1

Khoa học công nghệ

  • · Nghiên cứu các cơ cấu thức ăn và công nghệ chế biến phù hợp thay thế các nguyên liệu Việt Nam không có thê mạnh và tận dụng tối đa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có lợi thế
  • · Đẩy mạnh áp dụng ngô biến đổi gen
  • · Cần có sự kết hợp của doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước với các doanh nghiệp chế biến thủy sản để giảm thiểu việc nhập khẩu bột cá

2

Tổ chức sản xuất

  • · Định vị lại vai trò của ngành TACN
  • · Quy hoạch lại các vùng sản xuất lớn tập trung để hình thành các chuỗi liên kết chặt với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực

3

Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước

  • · Tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp TACN trong nước
  • · Kiểm soát chặt đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI
  • · Hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ví dụ như hỗ trợ thủ tục thành lập cho các doanh nghiệp mới vào
  • · Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển theo mô hình chuỗi khép kín của một số doanh nghiệp FDI thành công như CP group

4

Quản lý thị trường

  • · Kiểm tra và xử phạt nghiêm khắc đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa đựơc đăng ký
 

Thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư

Trên thực tế, về ưu đãi, Chính phủ đã có Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Bộ KH&ĐT cũng đã có Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Tuy nhiên, tiến độ triển khai hướng dẫn còn rất chậm, khả năng tiếp cận chính sách ưu đãi của DN còn kém.

Điều quan trọng nhất là nhà nước phải có những cam kết rõ ràng, minh bạch về các định hướng chiến lược và chính sách trong dài hạn để các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư. Không nên có sự phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Mục tiêu chính là phải xây dựng được các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, mang lại lợi ích cho người dân và đất nước. Quan điểm phát triển doanh nghiệp cần phải dựa trên mấy điểm lớn. Thứ nhất, không có sự phân biệt đối xử về chính sách giữa các loại doanh nghiệp, cần xóa bỏ các chính sách thiên lệch ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ hai, cần phát triển các doanh nghiệp đầu tầu để thúc đẩy sự hình thành các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Vấn đề đặt ra là cần phải tận dụng TPP để điều chỉnh chiến lược FDI vào Việt Nam hợp lý để tập trung phát huy lợi thế tuyệt đối của Việt Nam về lực lượng lao động đang trong độ tuổi vàng.

Nhà nước phải quan niệm doanh nghiệp là đầu tầu giúp hình thành các chuỗi giá trị có giá trị gia tăng cao và bền vững. Các chính sách thu hút doanh nghiệp có thể bao gồm:

- Thứ nhất, cần xác định những mặt hàng nông nghiệp có giá trị cao, bền vững với môi trường chủ lực của Việt Nam dựa trên tiềm năng thị trường lớn trong tương lai và dựa trên lợi thế so sánh và lợi thế cạnh trên của Việt Nam;

- Thứ hai, trên cơ sở những mặt hàng nông nghiệp chủ lực này, quy hoạch những vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao dựa trên lợi thế đặc điểm từng vùng. Trong các vùng này, các chuỗi sản phẩm có giá trị cao sẽ được xây dựng khép kín bao gồm các vùng chuyên canh sản xuất và các cụm công nghiệp – dịch vụ hạt nhân đi kèm. Tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, đóng gói đều được thực hiện trong các vùng sản xuất này. Muốn vậy, cần phải có những quy hoạch tổng thể, bố trí không gia hợp lý đề phù hợp với chiến lược phát triển của các ngành kinh tế khác. Các doanh nghiệp hoạt động trong các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần được hưởng những chế độ ưu đãi đặc biệt biệt về đất đai, vốn, cơ sở hạ tầng, chia sẻ rủi ro;

- Cần phải có đánh giá kỹ càng năng lực các doanh nghiệp tham gia vào các vùng quy hoạch để loại bỏ những doanh nghiệp không có đủ năng lực tham gia, nhằm giảm bớt rủi ro;

- Các doanh nghiệp tham gia vào các vùng nông nghiệp này cần được hỗ trợ:

o   Đất đai: (i) tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thuê các diện tích đất công đất nông lâm trường sử dụng chưa hiệu quả trong thời gian lâu dài, (ii) chính quyền địa phương đứng ra hỗ trợ tạo điều kiện doanh nghiệp có thể thuê lại đất của người dân thuận lợi nhất, (iii) phát huy các hình thức nông dân góp đất làm cổ phần trong công ty;             

o   Cơ sở hạ tầng: Chính quyên địa phương cần có nhưng hỗ trợ về những cơ sở hạ tầng cơ bản như điện, nước, đường…, hoặc theo hình thức PPP;

o   Vốn: giảm thiểu các thủ tục để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi;

o   Chia sẻ rủi ro: phát huy bảo hiểm nông nghiệp, có chế tài rõ ràng về ràng buộc hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân;


[1] Số liệu bộ NNPTNT và Hải quan, năm 2014, Việt Nam nhập 3,2 tỷ USD. 8 tháng đầu năm năm 2015 là 2,25 tỷ, tăng 2,5% so với cùng kỳ nằm trước

[2] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/256047/ngo-bien-doi-gen--nang-suat-cao--gia-giong-cung-cao.html

 

TS. Đặng Kim Khôi

Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp – Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT


Tin khác