Thái Lan: Lo ngại Việt Nam trở thành đối thủ xuất khẩu gạo đáng gờm (Kỳ I).

02/10/2006

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Trung Quốc trong một số lĩnh vực như trái cây, thuỷ sản. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, theo giới truyền thông Thái Lan, Việt Nam đang là mối lo ngại lớn và trong một thời gian không xa có thể trở thành đối thủ cạnh trạnh lớn trực tiếp với Thái Lan. Trong những năm gần đây, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Trung Quốc trong một số lĩnh vực như trái cây, thuỷ sản. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, theo giới truyền thông Thái Lan, Việt Nam đang là mối lo ngại lớn và trong một thời gian không xa có thể trở thành đối thủ cạnh trạnh lớn trực tiếp với Thái Lan.| Để giữ vững vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, Chính phủ và các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã chuẩn bị chiến lược để đối phó với sự phát triển không ngừng trong ngành lúa gạo Việt Nam. Theo Trung tâm nghiên cứu Kasikorn, Thái Lan cần phải xây dựng các trung tâm phát triển sản xuất tại cấp địa phương nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phát triển và phân phối giống có chất lượng cao và cần xây dựng dự án nghiên cứu làm gia tăng giá trị cho gạo xuất khẩu.

Thái Lan – nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Thái Lan là một nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Mặc dù Trung Quốc và ấn Độ chiếm ưu thế trên thế giới về sản xuất gạo nhưng không chiếm ưu thế trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Dựa vào khối lượng xuất khẩu gạo hàng năm của các nước trên thế giới có thể tính ra được thị phần xuất khẩu gạo của mỗi nước. Năm 2001, Thái Lan chiếm 31% thị phần xuất khẩu gạo của thế giới và đạt mức cao nhất (37%) vào năm 2004. Trong khi đó, thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam là 14 % vào năm 2001, và đạt mức 16% vào năm 2004. Thị phần xuất khẩu gạo của Trung Quốc rất thấp, chỉ đạt 8% vào năm 2001 và giảm xuống chỉ còn 3% vào năm 2004.
Hình 1: Các nhà sản xuất gạo hàng đầu thế giới, giai đoạn 1994-2004
 
Nguồn: FAS, USDA

Hình 2: Xuất khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc so với tổng xuất khẩu gạo thế giới (nghìn tấn)

 

Nguồn: World Grain Situation and Outlook, Foreign Agricultural Service, USDA

Nếu chỉ tính thị phần theo khu vực Châu Á, vào năm 1999, Thái Lan chiếm thị phần xuất khẩu gạo cao nhất. Thị phần giảm nhẹ từ 37,3% năm 1999 xuống còn 29,5% năm 2000. Sự suy giảm này là do cạnh tranh trong khu vực tăng lên và sự nổi lên của các nhà xuất gạo như Việt Nam và Trung Quốc. Cho đến nay, gạo trắng, có chất lượng cao là những yếu tố tạo nên sự thành công của Thái Lan trong xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới.

Mặc dù Thái Lan vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng trong thời gian gần đây xuất khẩu gạo của Thái Lan đang có xu hướng giảm dần, năm từ trên 10 triệu tấn năm 2004 xuống còn khoảng 7,2 triệu tấn năm 2005.

Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan chủ yếu là Châu Phi, Châu Á và Trung Đông. Từ năm 2000, Châu Phi là thị trường lớn nhất của Thái Lan. Năm 2001, Châu Phi chiếm 47% tổng xuất khẩu gạo của Thái Lan, tiếp theo là Châu Á (27%) và Trung Đông (14%). Ngoài ra, các khu vực cũng tương đối quan trọng là Châu Âu (chiếm 5% tổng lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan), Hoa Kỳ (5%) và Oceania (1%). Năm 2001, Nigeria là nhà nhập khẩu lớn nhất của Thái Lan với khoảng 1,5 triệu tấn, theo sau là Senegal với khoảng 814 nghìn tấn. Từ năm 1997, Indonesia là một trong 3 nước nhập khẩu lớn nhất của Thái Lan. Nhưng sang năm 2000, nhập khẩu gạo Thái Lan của Indonesia giảm xuống vị trí thứ 10 trong nhóm các nước nhập khẩu gạo của Thái Lan do Indonesia chuyển sang mua gạo của Việt Nam.

Hình 3: Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan năm 2001

Hình 4: Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn

 
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo lúa gạo Việt Nam

Niên vụ 2005/2006, sản xuất gạo Thái Lan đạt 29,82 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm ngoái. Năm 2006, Bộ thương mại Thái Lan đặt kế hoạch xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD (mức giá trung bình đạt 312 USD/tấn). Hiện tại, giá gạo Thái Lan đắt hơn so với gạo Việt Nam do Chính phủ Thái Lan vẫn áp dụng chương trình can thiệp giá để chống đỡ với giá gạo tại thị trường nội địa. Do đó, phần lớn gạo thu hoạch được cất trữ trong kho của Chính phủ. Chính sách này của Chính phủ Thái Lan đã có ảnh hưởng tới giá và thương mại gạo Thái Lan. Hơn nữa, sự tăng giá của đồng baht (gần đến 38 THB/USD) đã làm đẩy giá gạo Thái Lan lên trên thị trường thế giới.

Đinh Thị Kim Phượng


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC