Cải cách kiểm tra chuyên ngành: còn khoảng cách rất lớn với yêu cầu của Chính phủ

14/07/2017

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng “danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên”.

images1356895_kinhdoanh1

Theo TS Nguyễn Đình Cung, trong cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, vẫn còn có khoảng cách rất lớn từ yêu cầu của Chính phủ tới kết quả thực tế.

 

 

 

Danh mục hàng hóa phải kiểm tra cứ “dài ra, nhiều lên’

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã nhắc tới yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành (gồm kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và kiểm dịch) với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo Phó Thủ tướng, hiện tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành lên tới 35% là quá cao, dù Chính phủ đã đặt mục tiêu kéo giảm xuống còn 15%. Trong khi đó, tỷ lệ lô hàng phát hiện vi phạm rất ít, như ở Cục Hải quan TPHCM chỉ phát hiện 0,04% lô hàng vi phạm an toàn thực phẩm. Hơn nữa, theo Bộ Tài chính, nhiều bộ đưa danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhưng không có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, gây khó cho doanh nghiệp.

Trước đó trong tháng 6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu các cơ quan rà soát, thống nhất danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không chồng chéo đối với cùng một mặt hàng phải qua kiểm tra của nhiều cơ quan.

Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan khẩn trương ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo đúng Nghị quyết số 19 năm 2017.

Đồng thời rà soát, làm rõ căn cứ pháp lý và mục đích yêu cầu của từng loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp xác định loại chứng từ có tên gọi khác nhau nhưng bản chất nội dung kiểm tra tương tự nhau thì sửa đổi, điều chỉnh theo hướng thống nhất dùng một loại chứng từ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, văn bản quy phạm pháp luật quy định về kiểm tra chuyên ngành có khá nhiều vấn đề.

Thứ nhất, danh mục hàng hóa kiểm tra quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên.

Thứ hai, các thủ tục về kiểm tra chuyên ngành nhìn chung phức tạp và chồng chéo nhau.

Thứ ba, có sự chồng chéo trong quản lý, một sản phẩm do hai, ba, thậm chí là bốn bộ cùng quản lý, không phải bằng một quy trình thủ tục giống nhau, bằng một tiêu chí chất lượng giống nhau mà thường khác đi và từ đó chi phí (gồm cả chi phí chính thức và không chính thức) tăng lên, dẫn đến mục tiêu quản lý Nhà nước không đạt được và chi phí quản lý tăng lên.

Vị Viện trưởng cho rằng Chính phủ đã nhận ra những bất cập này và đã yêu cầu thay đổi nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho đến nay, một số bộ, ngành đã triển khai thực hiện, nhưng nhìn chung những yêu cầu về quản lý đặt ra trong Nghị quyết 19,  nghị quyết thường kỳ của Chính phủ và những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với kết quả đạt được còn xa. “Kết quả cải cách còn có khoảng cách rất lớn với yêu cầu của Chính phủ”, ông Cung khẳng định.

Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh là vị trí then chốt để cải cách

Theo ông Cung, việc cần làm trước tiên, mang tính mấu chốt là cần phải thu hẹp danh mục hàng hóa phải quản lý chuyên ngành. Việc này chưa thực hiện được thì chưa thể làm được các việc tiếp theo.

“Theo tôi, phải cắt được một nửa hoặc 2/3 danh mục để kéo giảm tỷ lệ lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành từ mức 35% hiện nay xuống còn 20%. Nếu giảm được cái này sẽ giảm được chi phí hàng tỷ USD/năm, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế hiệu quả”, ông Cung nói.

Cũng theo ông Cung, có thể không cần ban hành thêm nghị quyết nữa mà chỉ cần triển khai thực hiện quyết liệt các nghị quyết đã có. Trong đó, những người đứng đầu các bộ, cơ quan gồm Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố là hai vị trí then chốt để thực hiện.

Cùng với đó, các cơ quan báo chí, chuyên gia, các cơ quan phản biện độc lập, các hiệp hội, phải chủ động hơn trong việc đề xuất, tranh luận, gây áp lực để các cơ quan thay đổi.

Trên thực tế, sự chồng chéo trong quản lý và kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất – nhập khẩu là vấn đề khiến doanh nghiệp phàn nàn nhiều nhất. Theo báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện, có đến 93% doanh nghiệp được hỏi cho biết, quy định về kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, lại nằm ở nhiều văn bản khác nhau nên doanh nghiệp khó nắm bắt thông tin và tuân thủ. 89% doanh nghiệp cho rằng, nhiều quy định không phù hợp thực tế và 82% doanh nghiệp nhận thấy sự phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2016, 60% hàng hóa thông quan qua luồng xanh với 10 triệu tờ khai hải quan, chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ tốt quy định, nhưng lại chịu giám sát của 346 văn bản quy phạm pháp luật nên dễ phát sinh vi phạm.

WB cũng cho rằng hàng hóa qua luồng vàng chiếm 34,8% là quá cao so với các nước khác, chủ yếu là kiểm tra chuyên ngành, không thực hiện cắt giảm được theo tinh thần Nghị quyết số 19 của Chính phủ. Hàng hóa qua luồng đỏ chiếm 5,3%, đã giảm so với trước, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá kỹ.

Thành Đạt
Theo Chinhphu.vn

images1356895_kinhdoanh1

Theo TS Nguyễn Đình Cung, trong cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, vẫn còn có khoảng cách rất lớn từ yêu cầu của Chính phủ tới kết quả thực tế.

Danh mục hàng hóa phải kiểm tra cứ “dài ra, nhiều lên’

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã nhắc tới yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành (gồm kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và kiểm dịch) với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo Phó Thủ tướng, hiện tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành lên tới 35% là quá cao, dù Chính phủ đã đặt mục tiêu kéo giảm xuống còn 15%. Trong khi đó, tỷ lệ lô hàng phát hiện vi phạm rất ít, như ở Cục Hải quan TPHCM chỉ phát hiện 0,04% lô hàng vi phạm an toàn thực phẩm. Hơn nữa, theo Bộ Tài chính, nhiều bộ đưa danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhưng không có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, gây khó cho doanh nghiệp.

Trước đó trong tháng 6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu các cơ quan rà soát, thống nhất danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không chồng chéo đối với cùng một mặt hàng phải qua kiểm tra của nhiều cơ quan.

Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan khẩn trương ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo đúng Nghị quyết số 19 năm 2017.

Đồng thời rà soát, làm rõ căn cứ pháp lý và mục đích yêu cầu của từng loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp xác định loại chứng từ có tên gọi khác nhau nhưng bản chất nội dung kiểm tra tương tự nhau thì sửa đổi, điều chỉnh theo hướng thống nhất dùng một loại chứng từ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, văn bản quy phạm pháp luật quy định về kiểm tra chuyên ngành có khá nhiều vấn đề.

Thứ nhất, danh mục hàng hóa kiểm tra quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên.

Thứ hai, các thủ tục về kiểm tra chuyên ngành nhìn chung phức tạp và chồng chéo nhau.

Thứ ba, có sự chồng chéo trong quản lý, một sản phẩm do hai, ba, thậm chí là bốn bộ cùng quản lý, không phải bằng một quy trình thủ tục giống nhau, bằng một tiêu chí chất lượng giống nhau mà thường khác đi và từ đó chi phí (gồm cả chi phí chính thức và không chính thức) tăng lên, dẫn đến mục tiêu quản lý Nhà nước không đạt được và chi phí quản lý tăng lên.

Vị Viện trưởng cho rằng Chính phủ đã nhận ra những bất cập này và đã yêu cầu thay đổi nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho đến nay, một số bộ, ngành đã triển khai thực hiện, nhưng nhìn chung những yêu cầu về quản lý đặt ra trong Nghị quyết 19,  nghị quyết thường kỳ của Chính phủ và những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với kết quả đạt được còn xa. “Kết quả cải cách còn có khoảng cách rất lớn với yêu cầu của Chính phủ”, ông Cung khẳng định.

Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh là vị trí then chốt để cải cách

Theo ông Cung, việc cần làm trước tiên, mang tính mấu chốt là cần phải thu hẹp danh mục hàng hóa phải quản lý chuyên ngành. Việc này chưa thực hiện được thì chưa thể làm được các việc tiếp theo.

“Theo tôi, phải cắt được một nửa hoặc 2/3 danh mục để kéo giảm tỷ lệ lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành từ mức 35% hiện nay xuống còn 20%. Nếu giảm được cái này sẽ giảm được chi phí hàng tỷ USD/năm, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế hiệu quả”, ông Cung nói.

Cũng theo ông Cung, có thể không cần ban hành thêm nghị quyết nữa mà chỉ cần triển khai thực hiện quyết liệt các nghị quyết đã có. Trong đó, những người đứng đầu các bộ, cơ quan gồm Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố là hai vị trí then chốt để thực hiện.

Cùng với đó, các cơ quan báo chí, chuyên gia, các cơ quan phản biện độc lập, các hiệp hội, phải chủ động hơn trong việc đề xuất, tranh luận, gây áp lực để các cơ quan thay đổi.

Trên thực tế, sự chồng chéo trong quản lý và kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất – nhập khẩu là vấn đề khiến doanh nghiệp phàn nàn nhiều nhất. Theo báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện, có đến 93% doanh nghiệp được hỏi cho biết, quy định về kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, lại nằm ở nhiều văn bản khác nhau nên doanh nghiệp khó nắm bắt thông tin và tuân thủ. 89% doanh nghiệp cho rằng, nhiều quy định không phù hợp thực tế và 82% doanh nghiệp nhận thấy sự phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2016, 60% hàng hóa thông quan qua luồng xanh với 10 triệu tờ khai hải quan, chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ tốt quy định, nhưng lại chịu giám sát của 346 văn bản quy phạm pháp luật nên dễ phát sinh vi phạm.

WB cũng cho rằng hàng hóa qua luồng vàng chiếm 34,8% là quá cao so với các nước khác, chủ yếu là kiểm tra chuyên ngành, không thực hiện cắt giảm được theo tinh thần Nghị quyết số 19 của Chính phủ. Hàng hóa qua luồng đỏ chiếm 5,3%, đã giảm so với trước, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá kỹ.

Thành Đạt
Theo Chinhphu.vn


Tin khác