Đánh giá tác động của dự án hỗ trợ cơ sở chế biến và bảo quản nông sản ở tỉnh Hải Dương

03/01/2024

Công nghệ sản xuất rau ở Việt Nam ngày càng được cải thiện nhưng lĩnh vực quản lý sau thu hoạch vẫn kém hiệu quả dẫn đến thất thoát, hư hỏng, giảm giá trị do thiếu công nghệ, vốn và thị trường không ổn định.

Để nâng cao chuỗi giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân và tăng cường hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, chính phủ Hàn Quốc (Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn) đã thực hiện “Dự án hỗ trợ cơ sở bảo quản và chế biến nông sản tại Việt Nam” được thực hiện tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương từ năm 2019 đến năm 2022 với mục tiêu: Xây dựng và nâng cấp hệ thống nhà xưởng; Lắp đặt dây chuyền thiết bị sơ chế, phân loại rau củ và kho lạnh tại 02 Hợp tác xã Đức Chính và Tân Minh Đức đảm bảo tạm trữ nông sản giữ được chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chuyển giao và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sơ chế và bảo quản nông sản của Hàn Quốc phù hợp với điều kiện tại Việt Nam thông qua các chuyên gia Hàn Quốc làm việc tại dự án; nâng cao năng lực trong bảo quản và quản lý chất lượng nông sản cho cán bộ và nông dân tham gia dự án. Với tư cách là nhóm đánh giá độc lập, nhóm nghiên cứu Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp/ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã tiến hành khảo sát 60 hộ được hưởng lợi và 30 hộ không được hưởng lợi để đưa ra đánh giá tác động và hiệu quả của dự án.

Bài viết sử dụng mô hình khác biệt trong khác biệt (different in different - DID) để loại bỏ yếu tố hiệu ứng thời gian được hình thành bởi xu hướng tăng trưởng tự nhiên của thu nhập, chính sách, v.v. Phương trình mô hình như sau:

Kết quả mô hình cho thấy dự án đã giúp tổng thu từ sản xuất nông nghiệp của hộ tham gia tăng thêm 24,9%. Sử dụng mô hình khác biệt trong khác biệt, với biến kiểm soát là giới tính, diện tích đất nông nghiệp và tuổi của chủ hộ, kết quả chỉ ra rằng dự án đã giúp tổng thu của hộ tăng thêm 125 triệu đồng/năm. Ước lượng hồi quy tuyến tính (OLS) cũng cho thấy tuổi của chủ hộ càng cao, thì tổng thu từ nông nghiệp càng giảm. Chủ hộ là nam và diện tích đất nông nghiệp tăng cũng tỷ lệ thuận với tổng thu của hộ.

Bảng 1. Phân tích PSM-DID về tác động của dự án đến tổng thu nông nghiệp

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu khảo sát (2023)

Cũng đánh giá về hiệu quả của dự án, ông Hoàng Minh Thư, Phó giám đốc Hợp tác xã Tân Minh Đức cho biết: Dự án rất phù hợp với nhu cầu sản xuất và bảo quản nông sản của bà con, các thiết bị hỗ trợ từ dự án giúp hợp tác xã giảm công lao động, tạo việc làm, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Kho lạnh giúp nông sản bảo quản lâu hơn đến 6 tháng mà không bị giảm chất lượng, ước tính giảm thất thoát tới 20%. Các thiết bị phân loại và làm sạch giúp sản phẩm đồng đều, đáp ứng yêu cầu của người mua.

(Cao Đức Sơn, Ban Chính sách và Chiến lược)

 

 

 

 


Tin khác