Một HTX bị đẩy đến đường cùng

24/08/2007

Không phải “chết” vì làm ăn thua lỗ, HTX Dương Phụng Bình có nguy cơ tan vỡ vì UBND tỉnh Bình Phước đột ngột thu hồi mảnh đất vừa cấp cho họ.

Trời nắng. gắt chứng kiến cảnh hàng ngàn bầu cao su giống ngổn ngang rũ xuống, bà Vương Thị Lân, Chủ nhiệm HTX Dương Phụng Bình (HTX DPB - xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình phục) đau đớn cho biết hiện chỉ còn 7.000 bầu hạt. Vì tỉnh thu hồi đất, xã viên "ăn vạ”, bà chủ nhiệm phải lặn lội đi bán mớ giống như rau, chấp nhận lỗ 1/2 so với giá thị trường (4.300đ/cây trong khi giá thị trường khoảng 9.000đ) mói gỡ lại chút vốn, hy vọng trả lại cho xã viên đồng nào hay đồng ấy. "Tôi cam đoan nếu khiếu nại không thành thì tôi chỉ có nước bán nhà để đền tiền cho xã viên" – bà Lân nghẹ lời.

Cách đây mấy năm, trong bối cảnh hàng trăm HTX cả nước sống không ra sống, chết không ra chết thì HTX DPB lại đang trên đà phát triển. Năm 2004 mới thành lập, HTX DPB từ 25 sáng lập viên (6 cán bộ trình độ ĐH) thì nay đã có 34 xã viên. Năm 2005 doanh thu hơn 1,2 tỷ, năm 2006 thu trên 1,5 tỷ. Trước sự phát triển đó, UBND tỉnh Bình Phước đã quyết định chọn HTX DPB làm thí điểm để giao khoán đất lâm nghiệp sản xuất kinh doanh theo phương án đàng hoàng. Tháng 1/2007, ông Nguyễn Huy Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã ra văn bản giao cho HTX DPB tổng diện tích hơn 100 ha thuộc sự quản lý của BQL rừng Đồng Xoài và Đắc Ơ để sản xuất. Thậm chí ông Phong còn đề nghị HTX khẩn trương xây dựng phương án thiết kế sản xuất kinh doanh trình Sở NNPTNT kiểm tra phê duyệt, kịp thời đưa vào sản xuất vụ mùa năm 2007.

“Được như cở tấm lòng”, xã viên phấn khích hè nhau góp hơn 2 tỷ đồng mua cao su giống chuẩn bị gieo trồng. Bao nhiêu vốn liếng dành dụm qua năm phát triển, xã viên dồn hết cho dự án này bởi cao su đang rất có giá. Đến trước ngày "định mệnh" 8/5/2007, HTX đã hoàn thành khâu khai phóng nọc trồng cao su trên diện tích hơn 50 ha đất được giao, trong đó khoan lỗ được 35 ha và chuẩn bị xong 70.000 cây giống cao su bầu hạt về địa điểm tập kết.

Đùng một cái, ngày 8/5/2007, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Bùi Văn Danh ký văn bản 972 thu hồi công văn mà Phó Chủ tịch Nguyễn Huy Phong ký giao đất cho HTX DPB. Lý do "vì HTX DPB không thuộc đối tượng giao đất sau thu hồi" và giao số đất hơn 52 ha ở Đắc Ơ cho Công ty Cao su Phú Riềng sản xuất. Xã viên choáng váng, bà Lân muốn xỉu vì tiền tỷ đã đổ ra, cây giống đã mua hết về nay không biết làm thế nào. Nhiều xã viên nổi cáu doạ sẽ kiện bà vì họ trực tiếp giao tiền cho bà. Bà Lân than trời: “ Tôi có tham ô gì đâu? Lỗi ở tỉnh tiền hậu bất nhất nhưng vì mình là người đứng đầu nên phải gánh nạn này".

Bà . Lân khiếu nại lên Liên minh HTX của Đồng Nai. Ngày 8/6/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - Ông Nguyễn Tấn Hưng ký văn bản trả lời kiến nghị của HTX DPB với kiểu lý luận khiến người ta ngỡ ngàng: “ Do đất HTX có nguồn gốc là đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép đã thu hồi theo Chỉ thị 33 của Tỉnh Uỷ, không đúng đối tượng ưu tiên giao đất”, hoặc “BND Tỉnh không có chủ trương mở rộng, giao cho HTX khu vực đất đã giải toả thu hồi”, hay "Trong các văn bản của UBND tỉnh giải quyết đề nghị của HTX về việc giao khoán đất trồng cây lâm nghiệp, hoàn toàn không có chủ trương giao đất lâm nghiệp đã thu hồi" Đáng lẽ UBND tỉnh không cho ngay từ đầu thì đâu đến nông nỗi hôm nay HTX DPB lâm vào cảnh sổng dở chết dở. Và trong trả lời kiến nghị cũng như văn bán đẩy HTX DPB đến nguy cơ phá sản, UBND tỉnh Bình Phước cũng không hề đả động đến việc ai phải chịu trách nhiệm, phải “khắc phục hậu quả” đã gây ra cho HTX.

(Ngô Nguyễn Trung, Báo Nông nghiệp Việt Nam)


Tin khác