Bộ NN&PTNT - Báo cáo công tác tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2007

12/09/2007

Báo cáo số 2420/BC-BNN-VP ngày 31 tháng 8 năm 2007 Công tác tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2007 của Bộ NN&PTNT.

BÁO CÁO: Công tác tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2007

PHẦN THỨ NHẤT

Kết quả công tác tháng 8

A - Kết quả chỉ đạo điều hành sản xuất và phát triển nông thôn.

I - Kết quả chỉ đạo điều hành sản xuất.

1 - Nông nghiệp.

1.1 Trồng trọt và bảo vệ thực vật.

a. Về trồng trọt.

- Thu hoạch lúa hè thu miền Nam: Tính đến 15/8/2007 các tỉnh phía Nam đã thu hoạch được 1,138 triệu ha, đạt 61,3% kế hoạch, bằng 98% cùng kỳ năm 2006. Trong đó, ĐBSCL thu hoạch 1,087 triệu ha, bằng 67,1% kế hoạch, bằng 98,5% cùng kỳ năm 2006;

- Gieo cấy lúa mùa cả nước: Tính đến 15/8/2007, cả nước đã gieo cấy được 1,418 triệu ha, đtạ 70,6% kế hoạch, bằng 95,9% cùng kỳ năm 2006, trong đó miền Bắc 1,149 triệu ha, bằng 96,7% cùng kỳ năm 2006; miền Nam 268.500 ha, bằng 92,7% cùng kỳ năm 2006.

- Gieo trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Tính đến 15/8/2007, diện tích gieo trồng màu lương thực đạt 1,461 triệu ha, bằng 101,4% cùng kỳ năm 2006, trong đó: ngô 906 ngàn ha, bằng 102,4% cùng kỳ năm 2006; khoai lang 140 ngàn ha, bằng 90,1% cùng kỳ năm 2006; sắn 375,6 ngàn ha, bằng 99,5% cùng kỳ năm 2006.

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày đạt 556,1 ngàn ha, bằng 99,5% cùng kỳ năm 2006, trong đó đậu tương đạt 169,6 ngàn ha, bằng 98,6% cùng kỳ năm 2006; lạc 222,6 ngàn ha, bằng 100,4% cùng kỳ năm 2006. Diện tích gieo trồng rau đậu các loại đạt 602,5 ngàn ha, bằng 95,5% cùng kỳ năm 2006.

Chỉ đạo các tỉnh Miền Bắc sản xuất vụ mùa, điều chỉnh cơ cấu cây trồng thích ứng với nguồn nước; chuẩn bị kế hoạch sản xuất vụ Đông; sản xuất rau, chè, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các tỉnh Miền Nam thu hoạch lúa Hè thu nhanh gọn; triển khai chỉ đạo gieo cấy lúa Thu đông.

Trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xuất giống Ngô, rau hỗ trợ tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Đắc Lắc và Đắk Nông khắc phục hậu quả cơn bão số 2.

Hướng dẫn các địa phương thực hiện Quyết định số 04 của Bộ NN&PTNT về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn.

Về Bảo vệ thực vật.

Tình hình dịch bệnh:

- Rầy nâu: ở các tỉnh phía Nam tổng diện tích nhiễm rầy cao nhất 126.300 ha, trong đó, nhiễm nặng 8.320 ha. (trên diện tích lúa Thu đông - Mùa nhiễm khoảng 40.730 ha); một số tỉnh phía Bắc, khu 4, miền Trung và Tây Nguyên mật độ rầy thấp, diện tích nhiễm khoảng 1.800 - 3.700 ha.

- Bệnh vàng lùn + lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm (DTN) 1.400 ha, trong đó, nhiễm nặng 93 ha.

- Bệnh đạo ôn lá: tập trung ở các tỉnh phía Nam, diện tích nhiễm 22.800 ha,

- Sâu cuốn lá: chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam, tổng diện tích nhiễm 83.050 ha ; phía Bắc 1.360 ha.

- Sâu đục thân: ở một số tỉnh phía Bắc sâu non gây dảnh héo cục bộ trên mạ và lúa Mùa cực sớm DTN 2.450 ha. Các tỉnh khác sâu hại nhẹ.

Ngoài ra, tuyến trùng hại lúa ở một số tỉnh khu 4 diện tích nhiễm khoảng 120 ha ; lép đen hạt 19.580 ha (ĐBSCL);

* Ốc bươu vàng: DTN khoảng 4.760 ha, nhiễm nặng 10 ha ;

* Chuột: chuột gây hại nhẹ đến trung bình.

Chỉ đạo phòng chốnh dịch bệnh:

Bộ đã chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng thuộc, Chi cục BVTV các tỉnh phía Nam, nắm chắc diễn biến rầy nâu, giúp nông dân phát hiện sớm diện tích bị nhiễm rầy nặng, đã trừ được 41.707 ha và nhổ cây lỳa bị bệnh VL, LXL được 626 ha bảo vệ vụ lúa Hè thu an toàn.

Có công văn chỉ đạo các địa phương phương án phòng chống rầy nâu, bệnh VL, LXL trên lúa mùa, lúa vụ 3 và vụ Thu đông ở các tỉnh phía Nam.

Thường xuyên tổ chức cho nông dân tham quan mô hình phòng chống rầy nâu, bệnh VL, LXL để học tập, trao đổi kinh nghiệm và áp dụng. Ngày 17/8/2007 t? ch?c h?i ngh? tổng kết mô hình cộng đồng phòng trừ RN, bệnh VL, LXL hại lúa tại Vĩnh Long, t?i các tỉnh miền Trung, ngày 22/8/2007.

Chỉ đạo các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng, Khu 4 và miền Trung thường xuyên kiểm tra, theo dõi b?y dốn và phân tích khả năng rầy nâu mang virus truyền bệnh VL, LXL để có phương án phòng trừ khi có dịch xảy ra; kiểm tra tại một số tỉnh trọng điểm phía Bắc: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình...và chỉ đạo các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân nơi có mật độ cao.

1.2- Chăn nuôi, thú y.

Chăn nuôi:

- Chăn nuôi gia súc lớn: Chăn nuôi gia súc lớn phát triển ổn định. Giá thịt bò, trâu và dê, cừu ổn định ở mức cao. Từ ngày 9/8/2007, giá mua sữa tươi của Công ty VINAMILK tại Long An và Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 6.500đ/kg lên 7.900đ/kg. Giá bò sữa giống tăng do giá sữa tăng, nhưng việc mua bán giao dịch ít, do người chăn nuôi không bán bò giống khi giá sữa tươi lên cao.

- Thức ăn chăn nuôi: Trong tháng 8/2007, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có biến động so với tháng 7: ngô sản xuất trong nước giảm từ 3.600 xuống 3.200đ/kg; Khô đỗ tương của Ấn Độ tăng từ 5.500đ/kg lên 5.700đ/kg, các nguyên liệu khác vẫn giữ mức giá ổn đinh. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm của các công ty trong tháng qua không điều chỉnh thêm.

b) Thú y.

Dịch cúm gia cầm:

Trên toàn quốc còn 3 tỉnh dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là: Cao Bằng (1 xã), Đồng Tháp (1 xã) và Thái Nguyên (1 xã). Cao Bằng 18 ngày qua không phát sinh ổ dịch mới.

Hiện nay, 63 tỉnh đã và đang triển khai công tác tiêm phòng đợt 1 năm 2007; tổng số gia cầm tiêm được là 163,3 triệu con, trong đó gà là 87,3 triệu con; vịt là 72,1 triệu con; ngan là 3,87 triệu con; các Công ty Chăn nuôi lớn đã sử dụng hơn 32,55 triệu liều vắc xin TROVAC.

Các địa phương tiếp tục tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm đặc biệt là đàn vịt thời vụ, mới tái đàn.

Dịch LMLM:

Dịch LMLM cơ bản đã được kiểm soát, Tuy nhiên, do dịch đã lây lan trên diện rộng nên nguy cơ tái phát còn cao, khả năng lây lan vẫn rất lớn. Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm gia súc mắc bệnh, tiêu huỷ ngay gia súc mới mắc bệnh không để dịch lây lan; triển khai công tác tiêm phòng vắc xin LMLM đợt II/2007.

Tình hình dịch bệnh ở lợn:

Hiện còn 3 tỉnh có dịch Rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn chưa qua 21 ngày là: Quảng Ngãi, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó Vũng Tàu (13 ngày); Quảng Nam 21 ngày không phát sinh thêm ổ dịch.

!!

2 - Lâm nghiệp.

2.1 - Trồng rừng.

Tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2007 trồng rừng tập trung được 119.359 ha, đạt 59,7% kế hoạch, bằng 90,3% cùng kỳ năm 2006; trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 25.128 ha, đạt 50,3% kế hoạch, bằng 39.3% cùng kỳ năm 2006; rằng sản xuất 94.232 ha, đạt 62,8% kế hoạch bằng 135,8% cùng kỳ năm 2006; chăm sóc rừng trồng 229.415 ha, đạt 114,2% kế hoạch, bằng 98,3% cùng kỳ năm 2006; trồng cây nhân dân được 41.800 triệu cây, đạt 20,9% kế hoạch, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2006; khoanh nuôi tái sinh, trồng dặm được 776.000 ha, đạt 110,4% kế hoạch, bằng 129,9% cùng kỳ năm 2006.

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo văn bản “số 2087/BNN-LN ngày 31/7/2007”; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách chuyển đổi từ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng sang rừng sản xuất sau khi rà soát qui hoạch 3 loại rừng .

Tiếp tục phối hợp xây dựng cơ chế chính sách để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

Đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng đất lâm nghiệp.

2.2 Công tác bảo vệ rừng.

Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng:

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong tháng đã xảy ra 3.030 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và quản lý lâm sản, trong đó 226 vụ phá rừng trái phép; 294 vụ khai thác rừng trái phép; 22 vụ vi phạm về PCCCR, 141 vụ vi phạm qui định về sử dụng đất lâm nghiệp; 92 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 1607 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ và lâm sản; 107 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản, 541 vụ vi phạm khác. So với cùng kỳ năm trước, giảm 238 vụ, (- 7,28%).

Lực lượng Kiểm lâm đã xử lý 2.560 vụ, trong đó xử phạt hành chính 2537 vụ, số vụ xử lý hình sự là 23 vụ. Tịch thu 61 ô tô, máy kéo; 25 xe trâu bò kéo; 304 xe máy; 1.154,54 m3 gỗ tròn; 1789,71 m3 gỗ xẻ; 1633 kg động vật rừng. Thu nộp ngân sách gần 68 tỷ đồng.

Tình hình phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ rừng:

Trong tháng 8, trên phạm vi toàn quốc có nhiều mưa, độ ẩm cao nên nguy cơ xảy ra cháy rừng thấp; theo báo cáo của các địa phương xảy ra 04 vụ cháy: 01 vụ tại Bãi Cháy - Quảng Ninh, diện tích rừng bị thiệt hại là 0,16 ha rừng trồng; 03 vụ tại các huyện Cam Lộ, Đông Hà, Gio Linh tỉnh Quảng Trị, diện tích rừng bị thiệt hại là 26,85 ha rừng trồng, nâng tổng số vụ cháy 8 tháng lên 693 vụ, tổng diện tích bị thiệt hại là 4.030 ha.

Tổ chức 13 lớp tập huấn phòng cháy, chữa cháy rừng cho 1.442 người tham gia; thêm 77 thôn bản đã xây dựng hương ước bảo vệ rừng.

3 - Thuỷ sản.

Về Nuôi trồng:

Trong 8 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng, làm phá vỡ quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Một số tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, việc tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản và đầu tư xây dựng cơ sở không theo quy hoạch, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Về tiêu thụ sản phẩm, do các hộ nuôi thả tôm cùng một lúc, nên thu hoạch rộ, bị tư thương thường ép cân, ép giá.

Trước mùa lũ, một số Ngân hàng địa phương vùng Đồng Tháp Mười đã cho nông, ngư dân vay vốn mua sắm thiết bị và con giống để đánh bắt thủy sản trong mùa lũ.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 8 ướcđạt 137.000 tấn, nâng mức 8 tháng lên 1,055 triệu tấn, đạt 58,6% kế hoạch, bằng 108,1% cùng kỳ năm 2006.

Về Khai thác:

Do không bị ảnh hưởng nhiều của cơn bão số 2 và áp thấp nhiệt đới số 3, nên nghề rê khơi, pha xúc, giã ruốc, chụp mực, lưới vây...cho sản lượng đánh bắt khá ổn định, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản tăng so với cùng kỳ năm 2006. Ước sản lượng khai thác thủy sản tháng 8 là 167.000 tấn nâng tổng sản lượng khai thác thủy sản 8 tháng lên 1,415 triệu tấn, đạt 70,7% kế hoạch, bằng 102,1% cùng kỳ năm 2006.

Trình Thủ tướng Chính phủ Qui hoạch các khu bảo tồn vùng nước nội địa.

Chỉ đạo các địa phương kiểm tra, đánh giá chất lượng đội tàu cá, trước hết đối với các tàu có công suất từ 90 cv trở lên, (khoảng 14.000 chiếc); tăng cường quản lý tàu cá, chuẩn bị đối phó với tình hình diễn biến thời tiết bất thường (bão, áp thấp....); báo cáo tình hình tai nạn tàu cá trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, để có phương án, giải pháp giảm thiểu tai nạn tàu cá trên biển.

Triển khai thực hiện dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển.

4 - Diêm nghiệp.

Từ đầu vụ đến nay mưa nhiều không thuận lợi cho sản xuất muối .... do đó muối năm nay không được mùa. Tuy nhiên do một số đồng muối trong những năm qua được nhà nước, cũng như các doanh nghiệp tự đầu tư đã phát huy hiệu quả, mặt khác muối được giá nên người dân tăng cường sản xuất vì vậy năng suất muối tăng đáng kể, nên sản lượng muối tăng hơn cùng kỳ năm trước (16,9%); sản lượng muối tháng 8 đạt 81.000 tấn, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 8/2007 đạt 796.000 tấn.

Giá muối trong toàn quốc vẫn giữ ở mức cao từ đầu năm đến nay, vì vậy tổng lượng muối tồn không nhiều (khoảng 138.000 tấn).

Các tỉnh miền Bắc: 380-470đ/kg; các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung: 350-500đ/kg (trong đó giá muối công nghiệp 390-450đ/kg); các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long: 520-700đ/kg (trong đó giá muối đen 633đ/kg).

Chuẩn bị tổ chức lớp tập huấn về sản xuất muối cho các Sở NN&PTNT, các HTX có sản xuất muối tại Quảng Nam. Tiếp tục chỉ đạo và kiểm tra việc xuất đổi hạt muối dự trữ quốc gia.

5 - Công nghiệp chế biến.

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp chế biến tháng 8 đạt 566,237 triệu đồng, bằng 151% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 8 tháng lên 4,647 tỷ đồng, bằng 130% ùng kỳ năm 2006; trong đó chế biến lương thực đạt 88,204 triệu đồng, bằng 125%, nâng mức 8 tháng lên 746,199 triệu đồng, bằng 129% cùng kỳ năm 2006; chế biến nông lâm sản thực phẩm tháng 8 đạt 318,963 triệu đồng, bằng 181% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 8 tháng lên 2,333 tỷ đồng, bằng 132% cùng kỳ năm 2006; chế biến đường tháng 8 đạt 86,856 triệu đồng, bằng 109% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 8 tháng lên 1,283 tỷ đồng, bằng 134% cùng kỳ năm 2006; công nghiệp thuốc thú y tháng 8 đạt 4,214 triệu đồng, bằng 235% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 8 tháng lên 36,479 triệu đồng, bằng 117% cùng kỳ năm 2006; công nghiệp cơ khí tháng 8 đạt 68 triệu đồng, bằng 150% cùng kỳ năm 2006, nâng mức 8 tháng lên 248,886 triệu đồng, bằng 106% cùng kỳ năm 2006.

Hết tháng 7 năm 2007, các nhà máy đường đã dừng sản xuất để tập trung bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng thiết bị, chuẩn bị vụ sản xuất mía đường 2007-2008. Hiện chỉ còn Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam sản xuất, dự kiến tháng 8 ép khoảng 38.000 tấn mía, sản xuất 3.800 tấn đường.

Chỉ đạo các nhà máy đường khu vực ĐBSCL tổ chức hội nghị vào vụ sản xuất 2007 – 2008. Dự kiến giữa tháng 9 năm 2007, một số nhà máy đường khu vực Đồng bằng Sông Cửu long sẽ vào vụ sản xuất sớm do phải chạy nước lũ và đáp ứng nhu cầu của thị trường về đường.

5 - Xuất khẩu, nhập khẩu.

- Xuất khẩu:

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản toàn ngành tháng 8 đạt 782,318 triệu USD, nâng mức 8 tháng lên 6,046 tỷ USD, bằng 126,7% cùng kỳ năm 2006. Trong đó nông sản đạt 580,064 triệu USD, nâng mức 8 tháng lên 4,371 tỷ USD, bằng 128,5% cùng kỳ năm 2006; lâm sản đạt 202,254 triệu USD, nâng mức 8 tháng lên 1,674 tỷ USD, bằng 122,2% cùng kỳ năm 2006.

Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 8 uớc đạt 350 triệu USD, nâng mức 8 tháng lên 2.341 triệu USD, đạt 65% kế hoạch năm, bằng 116,6% cùng kỳ năm 2006.

Tình hình xuất khẩu thủy sản khả quan: Ngoại trừ Australia thông báo sẽ tăng cường kiểm tra sản phẩm thủy sản Việt Nam để phát hiện dư lượng kháng sinh (flouroquinolones, quinolones và penicillins), cơ quan giám sát nông sản Nga đã cho phép nhập khẩu cá, các sản phẩm cá và hải sản của 11 doanh nghiệp của Việt Nam vào Nga từ ngày 7/8; kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ba Lan, Ucraina,…tiếp tục tăng, trong đó kim ngạch XK tới 2 thị trường Hồng Kông và Singapore tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ 2006. Đã xuất hiện một số thị trường mới như Thụy Điển, Australia, New Zealand, Hy Lạp, Cô Oét. Riêng thị trường Nhật, đã có 71 doanh nghiệp được miễn kiểm tra hoá chất kháng sinh cấm khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật do các đơn vị này đã xuất khẩu 10 lô hàng liên tiếp vào thị trường Nhật Bản mà không bị phát hiện nhiễm hóa chất kháng sinh cấm.

- Nhập khẩu: Tháng 8 nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu: Phân bón các loại 220 ngàn tấn, nâng mức 8 tháng lên 2.274 ngàn tấn, bằng 107,1% cùng kỳ năm 2006. Trong đó phân DAP 30 ngàn tấn, nâng mức 8 tháng lên 409 ngàn tấn, bằng 91,5% cùng kỳ năm 2006; Ure 40 ngàn tấn, nâng mức 8 tháng lên 398 ngàn tấn, bằng 78,6% cùng kỳ năm 2006; SA: 60 ngàn tấn, nâng mức 8 tháng lên 586 ngàn tấn, bằng 114% cùng kỳ năm 2006; NPK: 20 ngàn tấn, nâng mức 8 tháng lên 147 ngàn tấn, bằng 162,5% cùng kỳ năm 2006.

!!

6 - Quản lý xây dựng công trình.

Giá trị khối lượng ước thực hiện tháng 8 đạt 167 tỷ 230 triệu đồng nâng tổng số ước thực hiện 8 tháng 1.186 tỷ 617 triệu đồng phần vốn ngân sách (chưa kể vốn TPCP), đạt 55,83% kế hoạch năm. Thuỷ lợi đạt 65,05% kế hoạch, Nông nghiệp đạt 35,65% kế hoạch, Lâm nghiệp đạt 60,10% kế hoạch, Xây dựng cơ bản khác đạt 42,05% kế hoạch.

Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch và giải ngân vốn năm 2007; phê duyệt TKKT-TDT tập trung các công trình TPCP miền núi.

Kiểm tra các công trình bị ảnh hưởng cơn bão số 2, đôn đốc các chủ đẩu tư và Tư vấn khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 2 gây gây ra.

Đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công tập trung thi công các công trình trái phiếu Chính phủ, thúc đẩy tiến độ thi công công trình quan trọng, công trình cấp bách và các công trình chặn dòng vượt lũ năm 2007.

7. Khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thuỷ lợi, công trình cấp, thoát nước nông thôn:

Những ngày cuối tháng 7 đầu tháng 8, do nắng nóng kéo dài diện tích lúa hè thu ở các tỉnh miền Trung bị thiếu nước và hạn là 40.600 ha (Thanh Hoá 6.677 ha, Nghệ An 18.000 ha, Hà Tĩnh 10.000 ha, Quảng Bình 687 ha, Quảng Trị 2.235 ha, Bình Định 3.000 ha). Để giúp các địa phương khắc phục haụa quả, ổn địn sản xuất, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí chống hạn cho 02 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Do ảnh hưởng của bão số 02, diện tích cây trồng bị úng ngập tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là: 98.544 ha, trong đó: Lúa 58.431 ha, Ngô: 18.926 ha, bông 181 ha, hoa màu 21.096 ha. Bộ đã cử các đoàn cán bộ đến các tỉnh bị ngập lụt cùng địa phương chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão; đồng thời có Công điện số 05CĐ/TL đề nghị các tỉnh Đồng bằng Trung du Bắc bộ triển khai thực hiện phương án phòng chống úng và đảm bảo an toàn cho công trình phục vụ sản xuất.

Đôn đốc các ban quản lý dự án chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hồ chứa Xuân Dương, Vệ Vừng, Khe Là – Khe Đá, thoát lũ Nam Cường ... các dự án vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ quản lý và dự án VWRAP; theo dõi tình hình an toàn công trình.

Hoàn chỉnh Đề án miễn giảm miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông dân. Chuẩn bị triển khai xây dựng dự án Luật Khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Tiếp tục xây dựng Quy chế sử dụng nước sông suối biên giới Việt Nam – Campuchia; triển khai thực hiện thoả thuận phiên họp lần thứ 8 của Tổ công tác hỗn hợp Việt Nam – Căm pu chia về xây dựng Quy chế sử dụng nước sông suối biên giới.

8 - Quản lý đê điều, phòng chống lụt bão.

Công tác phòng chống lụt bão và GNTT:

Do ảnh hưởng của bão s? 2 đã gây ra mưa lớn, làm ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Quảng Bình, Hà Tĩnh (trong đó các tỉnh Đăk Lăk, Quảng Bình, Hà Tĩnh đã bị ngập lụt nặng nề).

Tính đến ngày 20/8/2007 tình hình thiệt hại như sau:

- Người chết: 74 người, trong đó Nghệ An: 02, Hà Tĩnh: 29, Quảng Bình: 15, Đăk Lăk: 20, Gia Lai: 01, Đăk Nông: 02, Lâm Đồng: 05.

- Người mất tích: 08 người; Người bị thương: 21 người.

- Nhà sập trôi: 1.062 nhà; Nhà bị ngập: 90.225 nhà.

Tổng thiệt hại ước tính 1.861 tỷ đồng (Hà Tĩnh 451 tỷ đồng; Quảng Bình: 475 tỷ đồng; Đăk Lăk: 619 tỷ đồng).

Công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả:

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1027/QĐ-TTg ngày 11/8/2007 trích 85 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả lũ lụt (Hà Tĩnh: 20 tỷ; Quảng Bình: 20 tỷ; Đăk Lăk: 15 tỷ; Đăk Nông: 10 tỷ; Lâm Đồng: 10 tỷ: Gia Lai: 5 tỷ; Kon Tum: 5 tỷ) và xuất cấp không thu tiền từ nguồn dự trữ Quốc gia 3.000 tấn gạo hỗ trợ các địa phương để cứu đói (Hà Tĩnh: 1.500 tấn; Quảng Bình:1.500 tấn).

Bộ Nông nghiệp và PTNT cử Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thuật tham gia doàn tham gia đoàn công tác của Chính phủ đến địa phương bị nặng chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả;Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng đến các địa phương vùng bị thiên tai để chỉ đạo khắc phục hậu quả.

Đôn đốc kiểm tra tiến độ và chất lượngthi công các tuyến đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ: Chiến lược phòng, chống lụt bão và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Chương trình củng cố và nâng cấp đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Thẩm định thiết kế cơ sở Dự án tu bổ đê điều thường xuyên các tỉnh, thành phố kế hoạch năm 2008.

Chuẩn bị lập Dự án tu bổ đê điều các tỉnh, thành phố nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trình Bộ phê duyệt.

Đôn đốc các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên bằng nguồn vốn XDCB; kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2007 hoàn thành đúng tiến độ.

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố có kế hoạch đắp đê từ Hà tĩnh trở ra khối lượng thực hiện đến ngày 20/8/2007 như sau:

Khối lượng thực hiện đất đào đắp tính đến ngày 20/8/2007 là: 1.520.817 m3 /1.794.225 m3 đạt 84,76% kế hoạch.

Tu sửa và làm mới cống: đã hoàn thành 4 cống,, 4 cống còn lại thực hiện sau 30/10

Khoan phụt vữa gia cố đê: 2 tỉnh có kế hoạch khoan phụt vữa là Ninh Bình và Hà Tây, đã thực hiện xong 100% khối lượng đồ án duyệt.

Công tác duy tu bảo dưỡng đê điều:

Đến ngày 20/8/2007 thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2007 như sau: Đất: 67.232 m3; Đá+gạch: 17.476 m3; Bê tông: 3.331 m3; Tổ mối: 1.478 tổ; Khoan phụt vữa: 46.449 mks.


Tin khác