Bắt đầu từ Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ tư , Hội chợ hàng năm đều sẽ lựa chọn một lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa Trung Quốc và ASEAN làm chủ đề, hợp tác cảng biển đã trở thành chủ đề hợp tác của Hội chợ năm nay. Để phối hợp với chủ đề này, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đều đã chọn một thành phố cảng trong nước mình làm "thành phố hấp dẫn " để giới thiệu với mọi người diện mạo tràn đầy sức sống và những nét độc đáo của thành phố này.
Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ tư ngày 31 tháng 10 đã kết thúc thành công tốt đẹp tại Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Bắt đầu từ Hội chợ lần này, Hội chợ hàng năm đều sẽ lựa chọn một lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa Trung Quốc và ASEAN làm chủ đề, hợp tác cảng biển đã trở thành chủ đề hợp tác của Hội chợ năm nay. Để phối hợp với chủ đề này, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đều đã chọn một thành phố cảng trong nước mình làm "thành phố hấp dẫn " để giới thiệu với mọi người diện mạo tràn đầy sức sống và những nét độc đáo của thành phố này.
Thành phố Thiên Tân của Trung Quốc
Thành phố Thiên Tân của Trung Quốc là một trong bốn thành phố trực thuộc Trung Ương Trung Quốc, là thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng kết hợp cổ kính với hiện đại. Thiên Tân tổng cộng rộng 12 nghìn ki-lô-mét vuông, dân số là 11 triệu người. Cảng Thiên Tân là một trong 10 cảng biển lớn trên thế giới, thiết lập quan hệ giao lưu thương mại với hơn 400 cửa cảng thuộc hơn 180 nước và khu vực trên thế giới.
Cảng Cái Lân nằm trong Vịnh Lục Môn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh là cửa ngõ ra vào Khu kinh tế quan trọng ở miền Bắc Việt Nam. Cảng Cái Lân hiện nay đã được trang bị bằng hệ thống giám sát và quản lý CTMS có thể sánh kịp với cảng biển hiện đại trên thế giới, có thể đón tàu ra vào cảng trên 24 tiếng đồng hồ trong bất cứ trường hợp nào. Đến năm 2010, khối lượng hàng ra vào cảng Cái Lân sẽ lên tới 16 triệu -17 triệu tấn/năm.
Thành phố cảng SeriBegawan Bru-nây là thủ đô của Bru-nây, được tôn vinh là "Venice Phương Đông". Song song với kinh tế dầu mỏ của Bru-nây phát triển nhanh chóng, vịnh Xri-ga-ban đã xây dựng thành một thành phố hiện đại. Giao thông đường thủy trong nội thành hết sức thuận tiện.
Cảng Subic Phi-li-pin là căn cứ chiến hạm Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, nay đã trở thành thắng cảnh du lịch và đặc khu kinh tế rất đặc sắc của Phi-li-pin. Vịnh Subic là một cảng biển thiên nhiên rất tốt, có thể dành cho tàu chở công-te-nơ và tàu chở dầu với trọng tải lớn nhất trên thế giới.
Thành phố Hạ Long của Việt Nam
Cảng Klang là con đường trên biển chủ yếu của Ma-lai-xi-a, cách thủ đô Cu-a-la-lăm-pơ chỉ 40 ki-lô-mét, xếp thứ 16 trong các cảng biển trên thế giới, là cảng biển lớn nhất Ma-lai-xi-a.
Palembang là một cửa cảng và trung tâm thương mại lớn nhất ở phía Nam đảo Sumantra In-đô-nê-xi-a. Cảng này có giao thông vận tải đường bộ phát triển và giao thông đường thủy thuận tiện, trong đó kể cả 5 cảng biển và 35 bến tàu.
Là thủ đô của Xin-ga-po, thành phố Xin-ga-po xưa nay đều được tôn vinh là "thành phố vườn hoa". Cảng Xin-ga-po là cảng quá cảnh lớn nhất khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, cũng là một trong những cảng dành cho tàu chở hàng Công-te-nơ lớn nhất và bận rộn nhất thế giới, cả thảy gồm có hơn 600 tuyến đường biển.
Tỉnh Cholburi Thái Lan nằm bên bờ biển phía Đông nước này, Phattaya của tỉnh này hiện nay đã trở thành thành phố du lịch ven biển nổi tiếng thế giới, có tên đẹp gọi là "Ha-oai Phương Đông". Tỉnh Cholburi tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có bãi biển đẹp không khí trong lành.
Yangoon Mi-an-ma vốn là thủ đô của "Nước Tháp Phật", Yangoon là thành phố cảng lớn nhất Mi-an-ma, gồm có 13 bến tàu chở hàng nặng 10 nghìn tấn có thể đến tận nội thành, nhờ đó phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Mi-an-ma đều nhổ neo từ đây.
Savannakhet là đường giao thông trên bộ xung yếu của Lào, cũng là thành phố lớn thứ hai của nước này, nằm trên tả ngạn sông Mê-công thuộc miền Trung và miền Tây Lào, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam và cửa khẩu Mukdahan của Thái Lan, nơi đây chủ yếu sản xuất Cà-phê và các loại cây kinh tế khác.
Thành phố Xi-ha-núc là một trong 4 thành phố trực thuộc Trung Ương của Cam-pu-chia, chủ yếu phát triển các ngành vận tải quốc tế, ngư nghiệp và du lịch, có cảng biển quốc tế nước sâu lớn nhất Cam-pu-chia, là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của nước này.
Tại Diễn đàn phát triển và hợp tác cảng biển Trung Quốc-ASEAN tổ chức tại Nam Ninh vừa qua, Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ Giao thông của 11 nước nói trên đã nhất trí thông qua "Tuyên bố chung về phát triển và hợp tác Trung Quốc-ASEAN", đi đến hàng loạt nhận thức chung về tăng cường hợp tác giữa các cảng biển cũng như thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực.
Liên hệ với người gửi tin này:
Dương Thuỳ Linh- duongthuylinh@agro.gov.vn
Xem tin gốc tại đây:
http://vietnamese.cri.cn/85/2007/11/01/1@92480.htm