Tới nay, tỉ lệ giống xác nhận (GXN) nông dân (ND) ĐBSCL sử dụng chỉ khoảng 30%/tổng lượng giống gieo trồng. Phải chăng, ND ĐBSCL chưa mặn mà sử dụng giống đạt tiêu chuẩn như có ý kiến nhận định?
Thực tế, nhiều ND buộc phải sử dụng lúa thịt làm giống là do: Số lượng GXN sản xuất mỗi năm ở ĐBSCL hiện chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu (kể cả giống tương đương cấp xác nhận do hệ thống HTX, CLB nhân giống sản xuất).
|
Giống ảnh hưởng nhiều năng suất và chất lượng lúa gạo |
Vụ đông xuân 2007 - 2008 đang xuống giống, ND ĐBSCL phải mua lúa GXN với giá từ 5.500 - 6.500 đồng/kg - tăng khoảng 10% so với vụ hè thu 2007, nhưng chạy đôn chạy đáo cũng không tìm ra đủ số lượng cần thiết. Đấy là chưa kể độ tin cậy về chất lượng của lúa GXN. Có bao nhiêu phần trăm đảm bảo đạt chuẩn?
Theo PGS - TS Dương Văn Chín (Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL): Các địa phương trong vùng hiện chưa thành lập được cơ quan kiểm định hạt giống.
Một minh chứng nữa: ĐBSCL đang sử dụng trên 70 giống lúa trong sản xuất, trong đó không ít là giống mới chất lượng cao. Vì sao nhiều ND vẫn sử dụng các giống lúa thường? So với lúa thường, trồng lúa chất lượng cao đòi hỏi quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt hơn, chi phí cao hơn, song giá bán chỉ bằng hoặc cao hơn không đáng kể. Do phải bán lúa hàng hoá qua khâu trung gian, thực tế đa số ND ĐBSCL không được hưởng lợi trực tiếp từ chương trình trợ giá của các Cty xuất khẩu gạo!
Thực trạng như thế thì dù không muốn, ND cũng phải... bảo thủ!