Thay đổi về công nghệ
Nguồn năng lượng gió: Trong năm 2007, khoảng 33.000 MW điện đã được sản xuất bằng nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm 21.000 MW từ gió và 2.700 MW từ năng lượng mặt trời – tăng 500% so với 4 năm trước). Mỗi năm, năng lượng gió được sản xuất trên toàn thế giới là 100.000 MW, EU là 56.535 MW. Theo một điều tra mới đây, ngành sản xuất năng lượng điện gió ở Trung Quốc trong năm 2007 đã vươn vai đầy ngoạn mục. Trung Quốc đã trở thành quốc gia lớn thứ năm thế giới về sản xuất phong điện với 6.050 MW, và nước này còn có tiềm năng sản xuất được 50.000 MW vào năm 2050.
Đầu tư: Những nhà đầu tư đang tập trung vào phát triển công nghệ sạch, trong đó có công nghệ năng lượng bao gồm các lĩnh vực: Đầu tư vốn, phát triển tài chính dự án, phát triển thị trường, nghiên cứu và phát triển – đã tăng lên 148,4 đô la Mỹ vào năm 2007, gấp 60% so với năm 2006.
Nguồn năng lượng mặt trời: Sử dụng nguồn nhiệt từ mặt trời để sản xuất điện trở nên ngày càng phổ biến. Tây Ban Nha và khu vực Tây Mỹ đang dẫn đầu về công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo, tiêu biểu là Công ty Khí và điện Thái Bình Dương ở California. Công ty này cam kết sẽ mua ít nhất là 1.000 MW (đủ cung cấp cho 775.000 gia đình) từ các nhà máy điện mặt trời trong 5 năm tiếp theo. Dự đoán điện sản xuất từ năng lượng mặt trời sẽ đạt khoảng 40.000 MW vào năm 2025.
Thay đổi về chính sách
Nhiệt độ của Úc đang tăng nhanh hơn mức tăng trung bình của thế giới. Đây không chỉ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề do trái đất ấm lên mà còn là nơi có sự phát thải các bon tính trên đầu người lớn hơn bất cứ một quốc gia phát triển nào trên thế giới. Tháng 11/2007, thảm họa hạn hán nặng nề nhất ở Úc trong vòng 100 năm trở lại đây đã gây ra một cuộc khủng hoảng tại nước này. Những cử tri Úc đấu tranh mạnh mẽ vì biến đổi khí hậu đã bầu Kevin Rudd nắm chức thủ tưởng thay vì John Howard, bởi một loạt các giải pháp vận động hành lang đã được Rudd đưa ra, trong đó có điều kiện Úc sẽ cắt giảm 60% phát thải khí CO2 vào năm 2050, đồng thời tập trung đầu tư phát triển nguồn năng lượng địa nhiệt và mặt trời.
Đối với nước Mỹ, chính quyền liên bang đã thất bại khi thiết lập những mục tiêu giảm phát thải. Do đó, hơn một nửa số bang đã có yêu cầu về xây dựng các công trình khai thác nguồn năng lượng tái tạo để bổ sung từ 10 đến 25% năng lượng điện trong một hoặc hai thập kỷ. Nhờ đó, Mỹ đang là nước đứng thứ hai (sau Đức) xây dựng các nhà máy phong điện và điện mặt trời. Bang California đã phê duyệt các chương trình hành động cho các giải pháp giảm hiện tượng ấm lên toàn cầu (cam kết cắt giảm 25% phát thải khí nhà kính vào năm 2020) và một điều luật quan trọng để điều chỉnh phát thải khí nhà kính sinh ra từ động cơ ô tô. Hàng triệu mái nhà bằng kính hấp thụ năng lượng mặt trời ở California có thể sinh ra 3.000 MW vào năm 2017.
Thay đổi của xã hội
Hoạt động xây dựng những tòa nhà xanh chiếm phần lớn trong kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính hàng năm của Mỹ, và chiếm hơn ¾ các nhà máy điện tại nước này. Một ý tưởng mới về kiến trúc “Blueprint 2030” đã ra đời, đây là một kiểu kiến trúc nhằm giảm thiểu các tác động đến khí hậu của hoạt động xây dựng. Ý tưởng này đã mang lại hàng tỷ đô la, tạo ra nhiều công ăn, việc làm. Các công trình mới với những bước cải tiến đáng kể đã làm giảm phát thải khí nhà kính do hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch xuống 50% vào năm 2010.
Việc làm xanh cũng là một xu thế đang phát triển trên toàn thế giới, sẽ tạo ra nhiều việc làm xanh để tạm dừng sự biến đổi khí hậu và tạo ra các cơ hội về việc làm bền vững. Ở Mỹ, Apollo Alliance (Liên minh các nhóm hoạt động về môi trường, chính trị, lao động và việc làm) và tổ chức mới thành lập Blue Green Alliance (một đối tác của Sierra Club và United Steelworkers) đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế dựa trên năng lượng tái tạo và việc làm xanh.
Nhóm Earthlife có trụ sở tại thành phố Johannesburg - Nam Phi đã nghiên cứu và đưa ra kết luận, nếu Nam Phi sản xuất được 15% năng lượng điện từ năng lượng tái tạo trong tổng số nhu cầu dùng điện của quốc gia vào năm 2020, thì có thể tạo ra 36.400 việc làm mới mà không ảnh hưởng đến lao động của ngành điện sử dụng than hiện nay. Lĩnh vực, ngành về năng lượng xanh đang mở rộng một cách nhanh chóng ở Đức đã làm tăng gấp đôi số việc làm từ năm 2004, với 249.000 công việc. Bộ Lao động Đức ước tính có thể tạo ra 400.000 việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2020.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình tuổi trẻ hành động vì sự biến đổi khí hậu đang gia tăng ở các trường đại học nói riêng và cộng đồng toàn thế giới nói chung. Các hoạt động của giới trẻ Mỹ, EU, Úc, Trung Quốc và các nơi khác đang đặt áp lực lên các chính sách để thu được các hành động nhanh hơn, sáng suốt hơn, để giảm phát thải và chia sẻ thông tin giữa các trường đại học, các vùng lân cận và giữa các thế hệ; gắn trách nhiệm với từng cá nhân để giảm phát thải các bon từ mỗi cá nhân và nhà trường nơi họ học tập.
(Theo Thiennhien.net)