Phụ nữ chăn nuôi lợn và gia cầm là rất truyền thống ở nông thôn Việt Nam. Điều này được phản ảnh trong những lớp học chăn nuôi gia súc nhỏ là cứ 10 thành viên tham gia thì có 7 thành viên là phụ nữ. Dưới đây là câu chuyện về một trong những phụ nữ đó và kinh nghiệm của chị với Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp của Đan Mạch. Chị Phạm Thị May là một trong những nông dân thành công nhất trong số những người được hỗ trợ của chương trình. Chị sống ở xã Đông Kinh, tỉnh Thái Bình. Trước khi tham gia vào lớp học chăn nuôi gia súc nhỏ do Đan Mạch tài trợ, chị đã phải kiếm sống bằng việc làm thuê cho những hộ khác đồng thời làm ruộng của gia đình và nuôi mấy con lợn.Hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ do Danida hỗ trợ bắt đầu vào năm 2000. Hợp phần này hỗ trợ việc thành lập các lớp học tại hiện trường cho các nông dân nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số. Chương trình tập huấn của các lớp học này bao gồm: chọn giống, thành phần thức ăn, xây dựng chuồng trại, vệ sinh môi trường và phân tích và xử lý các bệnh thường gặp.Từ những kiến thức học được từ lớp học, chị May đã tự quyết định tự đầu tư nuôi lợn thương mại. Sau khi kết thúc lớp học năm 2002, chị May đã mượn tiền để mua 10 con lợn nái và xây dựng trang trại. Cho đến thời điểm này, chị đã có trong tay 60 con lợn nái và 200 lợn thương phẩm. Chị May (bên trái) và chị Định (bên phải) đã thành công với mô hình chăn nuôi gia súc nhỏChị May không giữ kiến thức cho riêng mình mà chị đã vui vẻ chia sẻ nó với những người phụ nữ khác. Cho đến thời điểm năm 2006, chị May đã là thành viên của mạng lưới cộng tác viên thú y của huyện Đông Hưng, nơi mà chị đã hướng dẫn kiến thức cho các nông dân nghèo khác. Hiện nay chị May có vai trò như là tư vấn cho nhóm nông dân địa phương. Điều này rất được khuyến khích vì năng lực của các cán bộ khuyến nông địa phương còn hạn chế.Một trong những nông dân được chị May hướng dẫn và giúp đỡ là chị Phạm Thị Định. Chị Định đã xây dựng trang trại riêng của mình sau khi tham gia khoá học của chị May năm 2004. Hiện nay chị Định sở hữu 4 con nái và 50 lợn thương phẩm. Thu nhập từ việc bán lợn đã khiến cho chị Định có thể xây nhà gạch thay bằng túp lều trát bùn của chị ở trước đây. Hơn thế nữa, chị có thể chăm lo tiền ăn và thuốc thang cho cả chị gái và mẹ già ốm đau của mình sau khi bố chị mất. Nhóm nông dân địa phương mà chị May là một thành viên không chỉ có chức năng như là một nơi để chia sẽ kiến thức, thông tin. Nhóm này còn có chức năng như là một hợp tác xã, hội tụ những người nông dân lại thành một nhóm để bán được giá cao hơn so với bán sản phẩm riêng lẻ. Chị May đã tìm kiếm để tiếp cận với thị trường và các lò mổ trực tiếp tránh chi phí qua trung gian. Ngoài các yếu tố về mua bán qua trung gian và các cán bộ khuyến nông còn yếu trình độ, khó khăn lớn nhất của việc xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc nhỏ là việc có được nguồn vốn đầu tư ban đầu cũng như việc phát hiện hormon tăng trưởng trong thức ăn gia súc. Thêm vào đó, dịch cúm gia cầm cũng là nguyên nhân gây tổn thất về kinh tế cho những người chăn nuôi.Nhìn chung, các hoạt động hỗ trợ chăn nuôi gia súc nhỏ của Danida là rất thành công. Nhiều bài học đã được các cán bộ thú y và người chăn nuôi đúc kết. Điều này sẽ giúp ích cho việc lập kế hoạch pha tiếp theo của chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp. Do đó, pha 2 sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia và hướng vào việc tăng cường dịch vụ khuyến nông. Điều này sẽ đem lại một tương lai lạc quan hơn cho những người dân nghèo.
Chị Phạm Thị May là một trong những nông dân thành công nhất trong số những người được hỗ trợ của chương trình. Chị sống ở xã Đông Kinh, tỉnh Thái Bình. Trước khi tham gia vào lớp học chăn nuôi gia súc nhỏ do Đan Mạch tài trợ, chị đã phải kiếm sống bằng việc làm thuê cho những hộ khác đồng thời làm ruộng của gia đình và nuôi mấy con lợn.
Hợp phần chăn nuôi gia súc nhỏ do Danida hỗ trợ bắt đầu vào năm 2000. Hợp phần này hỗ trợ việc thành lập các lớp học tại hiện trường cho các nông dân nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số. Chương trình tập huấn của các lớp học này bao gồm: chọn giống, thành phần thức ăn, xây dựng chuồng trại, vệ sinh môi trường và phân tích và xử lý các bệnh thường gặp.
Từ những kiến thức học được từ lớp học, chị May đã tự quyết định tự đầu tư nuôi lợn thương mại. Sau khi kết thúc lớp học năm 2002, chị May đã mượn tiền để mua 10 con lợn nái và xây dựng trang trại. Cho đến thời điểm này, chị đã có trong tay 60 con lợn nái và 200 lợn thương phẩm.
Chị May (bên trái) và chị Định (bên phải) đã thành công với mô hình chăn nuôi gia súc nhỏ
Chị May không giữ kiến thức cho riêng mình mà chị đã vui vẻ chia sẻ nó với những người phụ nữ khác. Cho đến thời điểm năm 2006, chị May đã là thành viên của mạng lưới cộng tác viên thú y của huyện Đông Hưng, nơi mà chị đã hướng dẫn kiến thức cho các nông dân nghèo khác. Hiện nay chị May có vai trò như là tư vấn cho nhóm nông dân địa phương. Điều này rất được khuyến khích vì năng lực của các cán bộ khuyến nông địa phương còn hạn chế.
Một trong những nông dân được chị May hướng dẫn và giúp đỡ là chị Phạm Thị Định. Chị Định đã xây dựng trang trại riêng của mình sau khi tham gia khoá học của chị May năm 2004. Hiện nay chị Định sở hữu 4 con nái và 50 lợn thương phẩm. Thu nhập từ việc bán lợn đã khiến cho chị Định có thể xây nhà gạch thay bằng túp lều trát bùn của chị ở trước đây. Hơn thế nữa, chị có thể chăm lo tiền ăn và thuốc thang cho cả chị gái và mẹ già ốm đau của mình sau khi bố chị mất.
Nhóm nông dân địa phương mà chị May là một thành viên không chỉ có chức năng như là một nơi để chia sẽ kiến thức, thông tin. Nhóm này còn có chức năng như là một hợp tác xã, hội tụ những người nông dân lại thành một nhóm để bán được giá cao hơn so với bán sản phẩm riêng lẻ. Chị May đã tìm kiếm để tiếp cận với thị trường và các lò mổ trực tiếp tránh chi phí qua trung gian.
Ngoài các yếu tố về mua bán qua trung gian và các cán bộ khuyến nông còn yếu trình độ, khó khăn lớn nhất của việc xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc nhỏ là việc có được nguồn vốn đầu tư ban đầu cũng như việc phát hiện hormon tăng trưởng trong thức ăn gia súc. Thêm vào đó, dịch cúm gia cầm cũng là nguyên nhân gây tổn thất về kinh tế cho những người chăn nuôi.
Nhìn chung, các hoạt động hỗ trợ chăn nuôi gia súc nhỏ của Danida là rất thành công. Nhiều bài học đã được các cán bộ thú y và người chăn nuôi đúc kết. Điều này sẽ giúp ích cho việc lập kế hoạch pha tiếp theo của chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp. Do đó, pha 2 sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia và hướng vào việc tăng cường dịch vụ khuyến nông. Điều này sẽ đem lại một tương lai lạc quan hơn cho những người dân nghèo.