AGROINFO - Vừa qua, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức buổi tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông hộ chăn nuôi Nghệ An trong điều kiện chuyển đổi kinh tế”.
|
GĐ Công ty Súc Sản Nghệ An Bùi Văn Thành |
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia và những người nông dân được mời tham đến tham dự đã cùng nhau nêu bật lên những khó khăn mà các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp phải. Đó là vấn đề về xây dựng chuồng trại, khâu trọn con giống, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi và khâu tiêu thụ…. Để giải quyết những vấn đề này, nhiều ý kiến ở đây cho rằng “Cần tiếp tục đầu tư thêm vốn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ”. Nhưng có câu hỏi ra: Đầu tư vốn thì nên đầu tư vào đâu – chuồng trại, con giống, thức ăn hay là kỹ thuật cho người nông dân ? Cùng với đó là việc giải ngân vốn có cần tính tới yếu tố mùa, vụ đầu hay không ? Bởi, nếu đầu tư dàn trải cho tất cả các khâu thì thứ nhất chúng ta không đủ lực. Thứ hai là không chắc đã đem lại hiệu quả như mong muốn. Còn giải ngân vốn mà không tính đến yếu tố mùa vụ, e rằng nguồn vốn sẽ bị người chăn nuôi sử dụng sai mục đích.
Trước câu hỏi trên, ngay sau buổi tọa đàm ban tổ chức đã tiến hành đưa mọi người đi tham quan, tìm hiểu thực tế, lắng nghe ý kiến đóng góp trức tiếp từ cơ sở. Đến công ty Súc sản tỉnh Nghệ An, đoàn được Giám đốc công ty Bùi Văn Thành giới thiệu: “Đây là công ty chế biến thịt đông lạnh duy nhất ở Nghệ An tính đến thời điểm hiện tại. Năng xuất chế biến tối đa của toàn dây truyền là 6 tấn thịt / ngày. Chúng tôi chưa khi nào hoạt động hết được hết công xuất của dây truyền, bởi khó khăn lằm ở cả hai khâu là nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra. Ở đầu vào là tình trạng chăn nuôi không có tính ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng gia súc, gia cầm của người nông dân, dẫn đến việc thu mua nguyên liệu của công ty nhiều khi không thuận lợi. Ở thị trường đầu ra là tâm lý không mặn mà với hàng đông lạnh của người dân. Thế nên, khách hàng chủ yếu của chúng tôi là các nhà máy, khu công nghiệp và dàn khoan dầu khí ngoai khơi”.
Nhìn nhận công Ty Súc Sản Nghệ An như “nhịp cầu nối” để đưa sản phẩm của các hộ chăn nhỏ lẻ của địa phương đến với thị trường rộng lớn, tôi đề nghị GĐ Bùi Văn Thành chia sẻ ý kiến nhằm phát triển chăn nuôi. Ông Thành thẳng thắn nói rằng: “Công vệc đi thu mua sản phẩm giúp chúng tôi có điều kiện tiếp xúc với người nông dân hàng ngày. Quả thực với người chăn nuôi nhỏ lẻ họ cần rất nhiều trợ giúp. Nhưng để trợ giúp hiệu quả, theo tôi trước tiên nên có giải pháp đầu tư làm chuyển đổi nhận thức của người nông dân từ chăn nuôi quảng canh, sang chăn nuôi tập trung. Để từ đó, loại bỏ tâm lý chăn nuôi theo phong chào - chạy theo giá cả lên xuống của thị trường. Tiếp đến là trang bị kiến thức khoa học kĩ thuật chăn nuôi cho họ một cách đầy đủ. Tôi nghĩ rằng, chỉ cần làm thật tốt hai vấn đề này thì các vấn đề khác sẽ tự dưng được giải quyết. Vì khi người nông dân đã có nhận đúng đắn, họ sẽ tự giác chăn nuôi với số lượng ổn định để không làm lệch cán cân cung – cầu gây thiệt hại kinh tế cho chính bản thân mình. Được trang bị kiến thức chăn nuôi vững vàng, người nông dân tự biết cách phải làm chuồng trại thế nào là chuẩn nhất, trọn con giống như thế nào là tốt nhất, dùng loại thức ăn nào là thích hợp và hiệu quả nhất để cho ra vật nuôi có chất lượng tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu cao nhất của thị trường. Từ đó dẫn đến, lợi ích kinh tế đem lại cho người nông dân cũng là cao nhất.
Phạm Khánh