Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Nông nghiệp Việt Nam
CNĐT: TS. Phạm Bảo Dương
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng Luật Nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát chung hình thức và nội dung của Luật nông nghiệp một số nước để rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho xây dựng Luật Nông nghiệp Việt Nam;
- Tổng lược nội dung một số Luật ngành (và chuyên ngành) có liên quan đến sản xuất nông nghiệp (Luật Thuỷ sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thương mại…) đã ban hành của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam để tìm ra những vấn đề cần đề xuất trong Luật Nông nghiệp- tránh sự chồng chéo nội dung giữa các quy định của Luật ngành và nội dung sẽ đề xuất quy định trong Luật Nông nghiệp;
- Nghiên cứu, đề xuất cơ sở lý luận và thực tiễn cho những vấn đề cần được luật hoá trong Luật nông nghiệp Việt Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia đầu tư, chuyên gia luật, chuyên gia xây dựng chính sách,…
- Khảo sát, thu thập tài liệu về cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam và các nước trên thế giới.
- Khảo sát thực địa: tại 2 tỉnh Hưng Yên và Long An.
- Thu thập thông tin, tài liệu đã công bố
3. Nội dung nghiên cứu
Phần 1: Tổng lược một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến nông nghiệp: Các vấn đề lý luận (khái niệm, yêu cầu, nội dung…) của Luật nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam giai đoạn hiện nay
Phần 2: Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế. Khảo sát Luật nông nghiệp của một số quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.
Phần 3: Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng luật nông nghiệp: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hệ thống văn bản pháp lý và các vấn đề cần luật hoá
4. Kết quả nghiên cứu
- Bối cảnh phát triển Việt Nam cho thấy việc xây dựng Luật Nông nghiệp là cần thiết và cấp bách. Khảo sát các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển đều có Luật điều chỉnh. Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ là các quốc gia đều đã ban hành Luật nông nghiệp hoặc hệ thống pháp lý ngành nông nghiệp để đảm bảo vai trò của nhà nước trong việc quản lý sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Kinh nghiệm của các quốc gia về xây dựng hệ thống pháp luật để điều chỉnh và định hướng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp cho thấy rằng các mục tiêu của sản xuất và quản lý ngành nông nghiệp ở tầm quốc gia cần phải được luật hóa.
- Hệ thống văn bản pháp quy ngành nông nghiệp Việt Nam đồ sộ nhưng phân tán, chưa điều chỉnh tất cả các lĩnh vực liên quan đến ngành nông nghiệp.
- Khảo sát các địa phương cho thấy rằng cấp địa phương đang rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp khi hệ thống pháp lý chưa đầy đủ hoặc chưa đủ mạnh để thi hành.
Một số kiến nghị cho việc xây dựng luật nông nghiệp ở Việt Nam:
· Cầm sớm ban hành Luật hoặc rà sóat bổ sung, hệ thống hóa văn bản pháp lý ngành nông nghiệp.
· Nâng cấp các pháp lệnh lên thành Luật và Xây dựng luật Nông nghiệp theo hướng chuyên ngành. Lý do để đưa ra kiến nghị này từ thực tế các pháp lệnh của ngành nông nghiệp hiện nay không đủ mạnh đề thực thi. Mặt khác, trong bối cảnh về hệ thống pháp luật nói chung thì việc ban hành luật nông nghiệp hiện tại nên đi theo hướng luật chuyên ngành. Sau khi hòan thiện hệ thống luật chuyên ngành có thể xây dựng thành bộ luật cho ngành nông nhiệp.
· Quá trình hòan thiện hệ thống pháp luật ngành nông nghiệp cần đi theo lộ trình như sau:
- Giai đọan hiện nay: Xây dựng Luật Khung (Nhật Bản năm 1961 và Trung Quốc năm 1993)
- Giai đọan tiếp theo: Xây dựng tiếp các luật chuyên ngành, hòan thiện hệ thống pháp lý ngành nông nghiệp (EU hiện nay và Nhật Bản năm 1999 hay Trung Quốc năm 2002). Tiến trình này cần được thực hiện trong giai đọan 5-10 năm sau.
- Giai đọan sau khi thực hiện các cam kết WTO: Xây dựng Bộ Luật Nông nghiệp (Hoa Kỳ hiện nay).Tiến trình cho việc hòan thiện hệ thống pháp lý ngành nông nghiệp cần phải có thời gian trong vòng từ 10 đến 15 năm tới. Tiển trình này cần thực hiện trong giai đọan 10 – 20 năm sau.