Đất và vốn cho nông nghiệp công nghệ cao

10/03/2017

“Những khó khăn trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao có tính chất “quy mô” muốn giải quyết cần những chính sách đồng bộ và sự hợp tác liên ngành” – Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Hà Công Tuấn với PV báo Diễn đàn Doanh nghiệp.

 Trước đây, đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu là các DN quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã có nhiều DN lớn “rót” vốn vào lĩnh vực này, thưa ông?

Đúng là thời gian gần đây, đã có nhiều DN lớn chuyển hướng sang đầu tư vào nông nghiệp, nhưng con số này vẫn còn quá khiêm tốn.

Vườn hoa đồng tiền sản xuất theo công nghệ cao khép kín tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt. 

Nút thắt chính vẫn là vấn đề đất đai. Đây thực sự là vướng mắc nổi cộm khiến các doanh nghiệp ít mặn mà với nông nghiệp hơn. Hiện nay cả nước có 60,7 triệu người sống ở nông thôn thì có xấp xỉ 60 triệu người làm nông nghiệp. Bình quân đất canh tác nông nghiệp là 4.280m2/hộ, chia theo đầu người chỉ là 1.150m2/người. Sự manh mún, nhỏ lẻ đó khiến tích tụ đất để DN đầu tư là vô cùng khó khăn, không thể có đất “sạch” hàng trăm ha, trong khi các DN lại mong muốn có tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn ha.

Cần rà soát và hoàn chỉnh các chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, đặc biệt là chính sách tích tụ ruộng đất.”

Hướng tháo gỡ trước mắt của Bộ NN- PTNT là phải dành một quy mô đất sạch cho DN đầu tư trong lĩnh vực chế biến, ưu tiên công nghệ cao theo hướng thúc đẩy liên kết giữa nông dân với DN khi người dân góp đất cùng DN. Bên cạnh đó, xây dựng, phát triển hình thức các cánh đồng mẫu lớn cũng là hướng làm khả thi, tuy nhiên còn phải điều chỉnh nhiều yếu tố để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa DN và người dân.

– Thưa ông, hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) đang tích cực hưởng ứng và cam kết dành nguồn vốn khoảng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao với mức lãi suất ưu đãi, có thể thấp hơn mức 7%, tùy theo khả năng tài chính của mỗi ngân hàng. Vậy, để nguồn vốn đến với tam nông nhiều hơn, hiệu quả hơn, để có thể dẫn vốn vào các dự án nông nghiệp lớn phát huy tác động lan tỏa cần phải làm gì?

Chính phủ và Bộ NN – PTNT rất quyết liệt trong việc.

Hiện tại, Bộ đang phối hợp với Ngân hàng nhà nước và các đơn vị liên quan để xây dựng bộ tiêu chí cụ thể xác định các DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch làm căn cứ cho các NHTM triển khai thực hiện chương trình tín dụng này.

Lúc này, cần nhất là rà soát và hoàn chỉnh các chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, chính sách về thu hút DN đầu tư vào ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn, đặc biệt là chính sách tích tụ ruộng đất. Các bộ ngành và chính quyền địa phương thúc đẩy ký kết hợp đồng liên kết và có chế tài bảo đảm thực hiện hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để tránh việc phá vỡ hợp đồng.

Trên thực tế trong thời gian qua, nhiều DN được ví như là “sếu đầu đàn” (như: Hòa Phát, VinGroup, Thành Thành Công, TH…) đã đầu tư mạnh vào nông nghiệp công nghệ cao. Song chỉ từng ấy cái tên tôi nghĩ chưa đủ và chưa xứng với tiềm năng nông nghiệp VN. Bởi theo mục tiêu đề ra, đến năm 2020, cả nước có 200 DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 10 khu nông nghiệp công nghệ cao.

– Xin cảm ơn ông!

Hiện Nhà nước có 5 nguồn vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn gồm: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tài chính vi mô, và tín dụng ngân hàng.

Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách hiện còn rất ít, chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng vốn đầu tư kinh tế, xã hội, vốn ODA, lũy kế đến nay là 5,5 tỷ USD, chiếm 7% trong tổng vốn ODA vào VN. Nguồn vốn tiếp theo là vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp, tích lũy hiện nay là 3,72 tỷ USD, chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI vào VN. Còn tài chính vi mô bao gồm các quỹ, hiệp hội…, đầu tư vào nông nghiệp mới chỉ chiếm 4% GDP. Bên cạnh những rủi ro tiềm ẩn, khả năng thu hồi vốn chậm, có không ít những vướng mắc từ cơ chế chính sách thu hút đầu tư bởi chính sách hiện có cũng chỉ tạm dừng lại ở mức độ khuyến khích.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp


Tin khác