Lễ ký kết Biên bản hợp tác MALICA

02/11/2006

Nhóm nghiên cứu mang tên Quan hệ giữa thị trường và nông nghiệp ở các thành phố Châu á - MALICA, được thành lập năm 2002 là tập hợp các Viện nghiên cứu của Pháp và Việt Nam bao gồm Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp Pháp (CIRAD); Viện xã hội học (IOS) thuộc Viện khoa học xã hội Việt nam; Viện nghiên cứu rau quả (RIFAV); Bộ môn Hệ thống nông nghiệp thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (VASI) trên cơ sở văn bản ghi nhớ giữa CIRAD và Bộ NN và PTNT.

Ngày 31/10/06, tại Press Club (59A Lý Thái Tổ, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết biên bản hợp tác ba bên trong khuôn khổ nhóm nghiên cứu MALICA giữa Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT (với sự tham gia chính của Viện nghiên cứu rau quả và Trung tâm nghiên cứu & phát triẻn Hệ thống nông nghiệp thuộc Viện cây lương thực và cây thực phẩm), Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ NN & PTNT (với sự tham gia chính của Trung tâm phát triển nông thôn) và Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp Pháp (CIRAD). Tới dự lễ ký có Đại diện của Bộ NN & PTNT, Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp Pháp, lãnh đạo các Viện đối tác thuộc nhóm nghiên cứu Malica và các thành viên trực tiếp triển khai hoạt động.

Nhóm nghiên cứu mang tên Quan hệ giữa thị trường và nông nghiệp ở các thành phố Châu á - MALICA, được thành lập năm 2002 là tập hợp các Viện nghiên cứu của Pháp và Việt Nam bao gồm Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp Pháp (CIRAD); Viện xã hội học (IOS) thuộc Viện khoa học xã hội Việt nam; Viện nghiên cứu rau quả (RIFAV); Bộ môn Hệ thống nông nghiệp thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (VASI) trên cơ sở văn bản ghi nhớ giữa CIRAD và Bộ NN và PTNT.

Mục đích của nhóm là giúp các nhà nghiên cứu, sinh viên, cán bộ nhà nước, tư nhân tham gia buôn bán tăng cường khả năng phân tích thị trường lương thực và các mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị thông qua hợp tác nghiên cứu, đào tạo, trao đổi, xuất bản tài liệu, tổ chức hội nghị hội thảo. MALICA hoàn thiện các phương pháp phân tích ngành hàng và kinh tế học thể chế nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của sản xuất lương thực địa phương với nhu cầu trên thị trường nội địa cả về số lượng và chất lượng. Trong 4 năm qua MALICA đã huy động được nhiều nguồn vốn của các nhà tài trợ phục vụ nghiên cứu như chính phủ Pháp, ADB, FAO và các tổ chức khác. Nhóm MALICA cũng đã đào tạo và huấn luyện cho nhiều lượt cán bộ nghiên cứu trẻ của các Viện tại Pháp.

Do chính sách cải cách hệ thống Viện nghiên cứu của Nhà nước Việt nam, nhóm nghiên cứu MALICA, với sự thỏa thuận của các đối tác tham gia, sẽ được tổ chức lại cho phù hợp với điều kiện mới. Các đối tác mới về phía Pháp là CIRAD; về phía Việt nam sẽ là Viện khoa học nông nghiệp Việt nam (VAAS) (với sự tham gia của Trung tâm NC và PT Hệ thống NN, thuộc Viện CTL và CTP và Viện nghiên cứu rau quả) và Viện chiến lược và chính sách NN và PTNT (IPSARD) (với sự tham gia chủ yếu của Trung tâm phát triển nông thôn).

Trong thời gian tới, nhóm MALICA sẽ tập trung triển khai hai mảng hoạt động chính:

Tổ chức Hội nghị hội thảo và đào tạo

Công việc này sẽ tiếp tục được duy trì nhằm tăng cường trao đổi về phương pháp hoạt động nghiên cứu của nhóm, đặc biệt là về kinh tế thể chế, nghiên cứu xã hội học trong tiêu dùng thực phẩm, sản xuất và quy trình chứng nhận thực phẩm an toàn.

Trong lĩnh vực đào tạo, các cán bộ nghiên cứu và sinh viên Việt Nam sẽ được gửi sang các trường ĐH ở Châu âu để đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ, được tham dự các Hội thảo quốc tế, tham gia các lớp học ngoại ngữ ở Việt Nam và Châu âu. Đồng thời, các cán bộ nghiên cứu và sinh viên Châu âu cũng đến làm việc tại các Viện nghiên cứu của Việt Nam

Hoạt động nghiên cứu

Malica sẽ tập trung triển khai các hoạt động như đánh giá tiêu chí chất lượng và chiến lược thông tin đối với vấn đề chất lượng thực phẩm; đánh giá mô hình tổ chức mới của ngành hàng thịt lợn an toàn tại Hải Dương; nghiên cứu - phát triển loại hình bán hàng rong đối với sản phẩm rau quả; nghiên cứu - phát triển hệ thống sản phẩm an toàn chất lượng có sự tham gia của người nghèo.

Biên bản hợp tác này có giá trị trong vòng 3 năm kể từ ngày ký.


Tin khác