Tuyển chuyên gia tư vấn cá nhân

03/06/2022

Tuyển tư vấn cá nhân về ĐTNN ngành nông nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

 VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

THƯ MỜI CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁ NHÂN

                 Thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Đề án Tăng cường hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài ngành nông nghiệp đến năm 2030”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn mời chuyên gia tư vấn cá nhân thực hiện các công việc dưới đây:

Gói thầu số 1: Chuyên gia tổng hợp số liệu về ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2010 - 2021 (Phụ lục 1 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Gói thầu số 2: Chuyên gia xây dựng báo cáo tổng quan chung về ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 - 2021 (Phụ lục 2 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Gói thầu số 3: Chuyên gia viết báo cáo Phân tích bối cảnh và xu hướng ĐTNN trong khu vực và thế giới; đánh giá cơ hội và thách thức cho thu hút và sử dụng hiệu quả ĐTNN vào nông nghiệp Việt Nam (Phụ lục 3 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

 

Chuyên gia tư vấn cá nhân quan tâm, vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch đến Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Địa chỉ: Phòng 403, số 16 Thụy Khuê, Hà Nội hoặc email: thuy.tran@ipsard.gov.vn trước 17h ngày 10/6/2020. 

 

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2022

 

 

VIỆN TRƯỞNG



 

Trần Công Thắng

 

PHỤ LỤC 1: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Vị trí: Chuyên gia tổng hợp số liệu về ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2010 - 2021 (Gói số 1)

1.                Giới thiệu

Thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính Trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ với một loạt các giải pháp đồng bộ về hoàn thiện thể chế, chính sách trong hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN).

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt ngày 28/1/2022 đặt ra một loạt yêu cầu mới trong thu hút và quản lý hiệu quả nguồn đầu tư FDI, theo định hướng nông nghiệp sinh thái – nông thôn hiện đại – nông dân thông minh.

Trong khi đó, tình hình quốc tế cũng có nhiều bối cảnh mới. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu mở rộng sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường, làm thay đổi dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đối số tạo ra cả cơ hội và thách thức mạnh mẽ đối với nông nghiệp Việt Nam trên các khía cạnh về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thay đổi hành vi và cách thức tiêu thụ lương thực thực phẩm (LTTP), phát triển chuỗi giá trị, cơ hội việc làm và phân hóa xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công.

Với bối cảnh trong nước và quốc tế đang thay đổi mạnh mẽ, việc xây dựng một đề án có nghiên cứu đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn, xác định rõ  mục tiêu, định hướng là cần thiết để đưa ra các giải pháp về trung và dài hạn, khơi dòng vốn ĐTNN vào những  lĩnh vực cần thiết nhất cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Ngày 31/12/2019 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định 1176/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Đề án Tăng cường hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài ngành nông nghiệp đến năm 2030” và giao cho Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn làm đơn vị thực hiện.

Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện tổng hợp số liệu về ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2010 - 2021.

2.                Nội dung công việc:

-                Thu thập thông tin, số liệu về số lượng các dự án đầu tư, phân theo các nước và vùng lãnh thổ, quy mô vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư, quy mô lao động, v.v. trong giai đoạn từ 2010 – nay;

-                Thu thập thông tin, số liệu về doanh nghiệp ĐTNN (quy mô, cơ cấu, khả năng liên kết, tính lan tỏa công nghệ, tình trạng gian lận xuất xứ...)

-                Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 - 2021

3.                Sản phẩm giao nộp:

-                01 Bộ cơ sở dữ liệu về số lượng các dự án đầu tư, phân theo các nước và vùng lãnh thổ, quy mô vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư, quy mô lao động, v.v. trong giai đoạn từ 2010 – nay; số lượng doanh nghiệp FDI (quy mô, cơ cấu, ...)

4.                Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện hợp đồng là 2,5 tháng, kể từ tháng 6 đến tháng 9/2022.

5.                Yêu cầu đối với chuyên gia:

-                Có trình độ cử nhân trở lên, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế …. Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ;

-                Có từ 10 - 15 năm kinh nghiệm làm việc đối với ứng viên có bằng cử nhân hoặc từ 5 - 8 năm đối với ứng viên có bằng thạc sỹ;

-                Có kinh nghiệm nghiên cứu, thống kê, thu thập, phân tích và xử lý số liệu

-                Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn;

-                Sử dụng thành thạo excel hoặc các phần mềm xử lý số liệu;

-                Biết tiếng Anh là một lợi thế.

6.                Thang điểm đánh giá

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

I

Bằng cấp

20

 

Tiến sỹ

20

 

Thạc sỹ

15

 

Cử nhân

5

II

Nơi đào tạo

10

 

Nước ngoài

10

 

Chương trình liên kết

8

 

Trong nước

5

III

Chuyên ngành

20

 

Kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn

20

 

Chuyên ngành khác có liên quan

16

IV

Kinh nghiệm

35

 

Tổng số năm kinh nghiệm (từ 10 năm trở lên đối với cử nhân hoặc 5 năm trở lên đối với thạc sĩ)**

15

 

Kinh nghiệm nghiên cứu, thống kê, thu thập, phân tích và xử lý số liệu

10

 

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

10

V

Kỹ năng chuyên môn

15

 

Sử dụng thành thạo excel hoặc các phần mềm xử lý số liệu

12

 

Khả năng sử dụng tiếng Anh

3

 

TỔNG CỘNG

100


PHỤ LỤC 2: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Vị trí: Chuyên gia xây dựng báo cáo tổng quan chung về ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 - 2021 (Gói số 2)

1.                Giới thiệu

Thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính Trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ với một loạt các giải pháp đồng bộ về hoàn thiện thể chế, chính sách trong hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN).

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt ngày 28/1/2022 đặt ra một loạt yêu cầu mới trong thu hút và quản lý hiệu quả nguồn đầu tư FDI, theo định hướng nông nghiệp sinh thái – nông thôn hiện đại – nông dân thông minh.

Trong khi đó, tình hình quốc tế cũng có nhiều bối cảnh mới. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu mở rộng sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường, làm thay đổi dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đối số tạo ra cả cơ hội và thách thức mạnh mẽ đối với nông nghiệp Việt Nam trên các khía cạnh về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thay đổi hành vi và cách thức tiêu thụ lương thực thực phẩm (LTTP), phát triển chuỗi giá trị, cơ hội việc làm và phân hóa xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công.

Với bối cảnh trong nước và quốc tế đang thay đổi mạnh mẽ, việc xây dựng một đề án có nghiên cứu đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn, xác định rõ  mục tiêu, định hướng là cần thiết để đưa ra các giải pháp về trung và dài hạn, khơi dòng vốn ĐTNN vào những  lĩnh vực cần thiết nhất cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Ngày 31/12/2019 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định 1176/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Đề án Tăng cường hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài ngành nông nghiệp đến năm 2030” và giao cho Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn làm đơn vị thực hiện.

Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn trong nước xây dựng báo cáo tổng quan chung về ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 - 2021.

2.                Nội dung công việc:

-                Tổng quan sự phát triển của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 – nay, những đóng góp của khu vực ĐTNN trong nông nghiệp và PTNT và khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

-                Tổng quan các chính sách thu hút doanh nghiệp ĐTNN đầu tư vào nông nghiệp giai đoạn 2010 đến nay, những thành công và hạn chế tồn tại.

-                Tổng quan những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 – 2021

-                Phân tích đánh giá những biến động về số lượng các dự án đầu tư, phân theo các nước và vùng lãnh thổ, quy mô vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư, quy mô lao động, v.v. trong giai đoạn từ 2010 – nay;

-                Phân tích đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn,  những tồn tại, hạn chế của ĐTNN trong nông nghiệp (quy mô, cơ cấu, khả năng liên kết, tính lan tỏa công nghệ, tình trạng gian lận xuất xứ...)

-                Phân tích đánh giá nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

+ Nguyên nhân từ khả năng tiếp cận nguồn lực (đất đai, lao động, khoa học công nghệ v.v.)

+ Nguyên nhân từ hệ thống chính sách và quy định đối với doanh nghiệp FDI;

+ Nguyên nhân từ hệ thống dịch vụ hỗ trợ

-                Xây dựng báo cáo tổng quan chung về ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 - 2021

3.                Sản phẩm giao nộp:

-                01 Báo cáo tổng quan chung về ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 – 2021, bao gồm:

(1)                Sự phát triển của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 – nay, những đóng góp của khu vực ĐTNN trong nông nghiệp và PTNT và khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

(2)                Tổng quan các chính sách và những khó khăn vướng mắc doanh nghiệp FDI đầu tư vào nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 – 2021

(3)                Thực trạng ĐTNN trong lĩnh vực nông thôn giai đoạn 2010 – 2021 (số lượng dự án, địa bàn, lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư...)

(4)                Thực trạng phát triển doanh nghiệp ĐTNN giai đoạn 2010 – 2021

(5)                Tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế.

4.                Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện hợp đồng là 2,5 tháng, kể từ tháng 6 đến tháng 9/2022.

5.                Yêu cầu đối với chuyên gia:

-                Có trình độ thạc sỹ trở lên, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế;

-                Có từ 10 năm kinh nghiệm làm việc trở lên;

-                Có kinh nghiệm nghiên cứu, tham gia các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, đầu tư trực tiếp nước ngoài;

-                Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT;

-                Có khả năng tổng hợp và viết báo cáo;

-                Biết tiếng Anh là một lợi thế.

 

 

 

6.                Thang điểm đánh giá

 

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

I

Bằng cấp

20

 

Tiến sỹ

20

 

Thạc sỹ

15

 

Cử nhân

5

II

Nơi đào tạo

10

 

Nước ngoài

10

 

Chương trình liên kết

8

 

Trong nước

5

III

Chuyên ngành

20

 

Kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn

20

 

Chuyên ngành khác có liên quan

16

IV

Kinh nghiệm

35

 

Tổng số năm kinh nghiệm (từ 10 năm trở lên)

15

 

Kinh nghiệm nghiên cứu, tham gia các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, đầu tư trực tiếp nước ngoài

10

 

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

10

V

Kỹ năng chuyên môn

15

 

Kỹ năng tổng hợp tài liệu, số liệu viết báo cáo và trình bày

12

 

Khả năng sử dụng tiếng Anh

3

 

TỔNG CỘNG

100

 


PHỤ LỤC 3: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Vị trí: Chuyên gia viết báo cáo Phân tích bối cảnh và xu hướng ĐTNN trong khu vực và thế giới; đánh giá cơ hội và thách thức cho thu hút và sử dụng hiệu quả ĐTNN vào nông nghiệp Việt Nam (Gói số 03)

1.                Giới thiệu

Thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ với một loạt các giải pháp đồng bộ về hoàn thiện thể chế, chính sách trong hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN).

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt ngày 28/1/2022 đặt ra một loạt yêu cầu mới trong thu hút và quản lý hiệu quả nguồn đầu tư FDI, theo định hướng nông nghiệp sinh thái – nông thôn hiện đại – nông dân thông minh.

Trong khi đó, tình hình quốc tế cũng có nhiều bối cảnh mới. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu mở rộng sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường, làm thay đổi dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đối số tạo ra cả cơ hội và thách thức mạnh mẽ đối với nông nghiệp Việt Nam trên các khía cạnh về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thay đổi hành vi và cách thức tiêu thụ lương thực thực phẩm (LTTP), phát triển chuỗi giá trị, cơ hội việc làm và phân hóa xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công.

Với bối cảnh trong nước và quốc tế đang thay đổi mạnh mẽ, việc xây dựng một đề án có nghiên cứu đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn, xác định rõ  mục tiêu, định hướng là cần thiết để đưa ra các giải pháp về trung và dài hạn, khơi dòng vốn ĐTNN vào những  lĩnh vực cần thiết nhất cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Ngày 31/12/2019 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định 1176/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Đề án Tăng cường hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài ngành nông nghiệp đến năm 2030” và giao cho Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn làm đơn vị thực hiện.

Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện hoạt động viết báo cáo Phân tích bối cảnh và xu hướng ĐTNN trong khu vực và thế giới; đánh giá cơ hội và thách thức cho thu hút và sử dụng hiệu quả ĐTNN vào nông nghiệp Việt Nam.

2.                Nội dung công việc:

2.1 Phân tích bối cảnh quốc tế liên quan tới đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; cơ hội – thách thức cho Việt Nam.

-                Phân tích bối cảnh và tác động của căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc và nhu cầu mở rộng sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế;

-                Phân tích tác động Biến đổi khí hậu, dịch bệnh xuyên biên giới như bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2018-2019 và cơ hội cho các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ;

-                Phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu và dịch chuyển các dòng đầu tư vào nông nghiệp  

-                Phân tích bối cảnh và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đối số với cơ hội và thách thức trong phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái.

-                Xây dựng báo cáo phân tích, đánh giá bối cảnh quốc tế liên quan tới đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; cơ hội – thách thức cho Việt Nam

2.2. Phân tích bối cảnh trong nước và những thách thức – cơ hội trong thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn

-                Tổng quan và đánh giá mục tiêu và yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp và PTNT đến năm 2030

-                Phân tích bối cảnh và tác động quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và dịch chuyển lao động và những cơ hội – thách thức cho FDI trong nông nghiệp, nông thôn

-                Phân tích bối cảnh hội nhập sâu rộng và các cam kết của Chính phủ Việt Nam về tăng trưởng xanh, nông nghiệp xanh

-                Đề xuất định hướng lĩnh vực ưu tiên và hình thức đầu tư;

-                Đề xuất chính sách và giải pháp.

-                Xây dựng báo cáo phân tích, đánh giá bối cảnh trong nước và những thách thức – cơ hội trong thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn

3.                Sản phẩm giao nộp:

01 Báo cáo Phân tích bối cảnh và xu hướng ĐTNN trong khu vực và thế giới; đánh giá cơ hội và thách thức cho thu hút và sử dụng hiệu quả ĐTNN vào nông nghiệp Việt Nam gồm 2 nội dung:

-                Phân tích, đánh giá bối cảnh quốc tế liên quan tới đầu tư   nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; cơ hội – thách thức cho Việt Nam

-                Phân tích, đánh giá bối cảnh trong nước và những thách thức – cơ hội trong thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam.

4.                Thời gian thực hiện:

Tổng thời gian thực hiện là 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9/2022.

5.                Yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn:

-                Có trình độ thạc sỹ trở lên, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế;

-                Có từ 10 năm kinh nghiệm làm việc trở lên;

-                Có kinh nghiệm nghiên cứu, tham gia các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, đầu tư trực tiếp nước ngoài;

-                Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT;

-                Có khả năng tổng hợp và viết báo cáo;

-                Biết tiếng Anh là một lợi thế.

6.                Thang điểm đánh giá

 

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

I

Bằng cấp

20

 

Tiến sỹ

20

 

Thạc sỹ

15

 

Cử nhân

5

II

Nơi đào tạo

10

 

Nước ngoài

10

 

Chương trình liên kết

8

 

Trong nước

5

III

Chuyên ngành

20

 

Kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn

20

 

Chuyên ngành khác có liên quan

16

IV

Kinh nghiệm

35

 

Tổng số năm kinh nghiệm (từ 10 năm trở lên)

15

 

Kinh nghiệm nghiên cứu, tham gia các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, đầu tư trực tiếp nước ngoài

10

 

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

10

V

Kỹ năng chuyên môn

15

 

Kỹ năng tổng hợp tài liệu, số liệu viết báo cáo và trình bày

12

 

Khả năng sử dụng tiếng Anh

3

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

 

 

 


Tin khác