Mời tư vấn cá nhân

03/06/2022

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PTNNNT

 TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Số: 01-Web /GM-TTTT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày   03 tháng  06 năm 2022

 

 

 

THƯ MỜI CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁ NHÂN

 

Thực hiện nhiệm vụ “Duy trì trang web, hệ thống thông tin thị trường cho một số ngành hàng nông sản chiến lược – gạo, cà phê và rau quả” năm 2022, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn mời chuyên gia tư vấn cá nhân thực hiện các công việc dưới đây:

Gói thầu số 1: Chuyên gia thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng lúa gạo năm 2022 và viết báo cáo phân tích thị trường lúa gạo năm 2022 – 1 người (Phụ lục 1 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Gói thầu số 2: Chuyên gia thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng cà phê năm 2022 và viết báo cáo phân tích thị trường cà phê năm 2022 – 1 người (Phụ lục 2 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Gói thầu số 3: Chuyên gia thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng rau quả năm 2022 và viết báo cáo phân tích thị trường rau quả năm 2022 – 1 người (Phụ lục 3 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Gói thầu số 4: Chuyên gia thu thập giá các mặt hàng đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV) – 1 người (Phụ lục 4 – Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Chuyên gia tư vấn cá nhân quan tâm, vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch đến Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn,Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Địa chỉ: Phòng 403, số 16 Thụy Khuê, Hà Nội hoặc email: dung.nguyen@agro.gov.vn trước 16h ngày 13/06/2022.

 

 

          GIÁM ĐỐC

 

        Nguyễn Anh Phong

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU 01

Chuyên gia thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng lúa gạo năm 2022 và viết báo cáo phân tích thị trường lúa gạo năm 2022 (Gói 1)

 

  1. Giới thiệu

Lúa gạo, cà phê và rau quả là ba ngành hàng nông sản quan trọng của Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu gạo đạt 6,22 triệu tấn, trị giá 3,28 tỷ USD chiếm 6,7%, cà phê xuất khẩu 1,52 triệu tấn, trị giá 3  tỷ USD chiếm 6,2%, rau quả xuất khẩu trị giá 3,52 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS chính. Không chỉ là ba mặt hàng có lợi thế xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước mà đây cũng là 3 mặt hàng rất quan trọng đối với sinh kế cho gần 9,17 triệu hộ nông dân. Lúa gạo còn là mặt hàng nông sản chiến lược của quốc gia nhằm đảm bảo ANLT.

Trong thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị của hai ngành hàng lúa gạo, cà phê và rau quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ qua các kênh thông tin như: trang web chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT[1], chuyên trang xúc tiến thương mại[2], trang thông tin thị trường của Cục chế biến và PTTTNS[3], hay trang thông tin phân tích thị trường của Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT[4]; trang thông tin thị của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại[5] hay trang thông tin của Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương[6] và một số trang thông tin của một số tổ chức, cá nhân khác[7].

Trong giai đoạn 2016-2020, với sự hỗ trợ của dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã xây dựng và duy trì hiệu quả một chuyên trang tại địa chỉ http://thitruongnongsan.gov.vn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tác nhân trong quá trình quản lý và hoạch định chiến lược sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gắn với các ngành hàng lúa gạo và cà phê. Đây là hệ thống lưu trữ trực tuyến luôn cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình sản xuất, thị trường, giá cả, thông tin doanh nghiệp, chính sách từ các nguồn tin tức và dữ liệu chính thống cùng mạng lưới cộng tác viên ở các tỉnh và đội ngũ chuyên gia phân tích thông tin thị trường. Sau 5 năm triển khai thành công hoạt động, đã có hơn 33.744 lượt truy cập trang website, 380 bản tin phân tích hàng tuần, 88 bản tin phân tích thị trường hàng tháng, 22 bản tin phân tích thị trường hàng quý, 6 Báo cáo phân tích thị trường hàng năm, 29 Báo cáo phân tích chuyên sâu, 2.675 tin nhắn (SMS) về giá và thông tin biến động thị trường lúa gạo, cà phê được gửi tới người dùng. Đối tượng người sử dụng thông tin từ trang website cũng rất đa dạng bao gồm: (i) cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ NN và PTNT, Bộ Công thương, các sở NN và PTNT, sở Công thương ở các địa phương vùng dự án) chiếm 34%; (ii) các doanh nghiệp, HTX sản xuất và kinh doanh lúa gạo, cà phê 41%; (iii) các nhóm đối tượng khác (nông dân, nhà nghiên cứu, chuyên gia, tổ chức quốc tế) chiếm 25%.

Trên cơ sở tiếp nối các kết quả đã có sau 5 năm triển khai cũng như khắc phục những hạn chế do thiếu các thông tin cập nhật, chính xác và bao quát về ngành hàng rau quả, một trong các ngành hàng chủ lực phát triển của Việt Nam, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ Duy trì trang web và mở rộng hệ thống thông tin thị trường cho một số ngành hàng nông sản chiến lược – gạo, cà phê và rau quả - giai đoạn 2021-2023 ngay khi hoạt động dự án VnSAT kết thúc, nhằm mục đích (1) tiếp tục duy trì cung cấp thông tin thị trường của 2 ngành hàng lúa gạo và cà phê, đồng thời (2) mở rộng thu thập, phân tích thông tin thị trường của ngành hàng rau quả. Kết quả là, sau một năm triển khai, trang website đã có tổng 43.623 lượt truy cập tính đến thời điểm 31/12/2021; 144 bản tin tuần, 27 bản tin tháng, 9 báo cáo quý và 3 báo cáo năm cùng 824 tin nhắn (SMS) về giá và thông tin biến động thị trường của 3 ngành hàng lúa gạo, cà phê và rau quả đã được gửi tới các đơn vị và cá nhân có liên quan. Các sản phẩm bản tin, báo cáo và hệ thống cơ sở dữ liệu được đăng tải công khai và cập nhật liên tục trên website luôn được đánh giá rất hữu ích và là tư liệu tham khảo hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bên có liên quan.

Để tiếp tục duy trì kênh thông tin hiệu quả này, tại Quyết định số 125/QĐ-BNN-HTQT ngày 14/01/2022 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ duy trì trang web, hệ thống thông tin thị trường cho một số ngành hàng nông sản chiến lược (lúa gạo, cà phê và rau quả) năm 2022, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn tiếp tục được giao thực hiện nhiệm vụ này, phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế và Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản. Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Trung tâm Thông tin PTNNNT/Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cần 01 chuyên gia thực hiện việc thu thập, cập nhật sơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng lúa gạo năm 2022 và viết báo cáo chuyên đề phân tích thị trường ngành lúa gạo năm 2022.

  1. Nội dung công việc:
  • Thu thập, cập nhật sơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng lúa gạo năm 2022 bao gồm:
    • Thu thập và cập nhật thông tin về sản xuất lúa gạo năm 2022, từ nguồn trong nước và quốc tế:
      • Diện tích, năng suất bình quân, sản lượng cả nước và phân theo địa phương/vùng;
      • Diện tích, sản lượng, năng suất bình quân lúa gạo thế giới và của một số nước xuất khẩu cạnh tranh chính với Việt Nam (như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, v.v.).
    • Tổng hợp và cập nhật thông tin giá của ngành lúa gạo trong nước chia theo chủng loại đã được thu thập hàng ngày thông qua mạng lưới cộng tác viên;
    • Thu thập thông tin giá lúa gạo thị trường quốc tế từ một số sàn giao dịch nông sản trên thế giới;
    • Thu thập thông tin hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm lúa gạo trong nước và quốc tế 2022;
    • Rà soát và cập nhật các chính sách liên quan (nếu có) sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm lúa gạo của Việt Nam trong năm;
    • Cập nhật thông tin về tiêu dùng, tồn kho trong nước năm 2022;
    • Cập nhật thông tin về tiêu chuẩn, thuế, biến động chính sách năm 2022;
    • Cập nhật thông tin về tình hình các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành lúa gạo năm 2022;
  • Tổng hợp, phân tích thông tin và dữ liệu để viết báo cáo phân tích thị trường ngành hàng lúa gạo năm 2022, gồm các nội dung chính như sau:
    • Tổng hợp và phân tích biến động của thị trường trong nước và quốc tế của ngành hàng lúa gạo trong năm 2022 về sản xuất, dịch bênh, thương mại, giá cả, v.v.;
    • Biến động xuất khẩu trong năm 2022 (kim ngạch, giá trị), so với cùng kỳ năm trước của các thị trường đối tác chính;
    • Biến động về chủng loại xuất khẩu lúa gạo trong năm 2022 (nếu có);
    • Biến động và xu hướng về giá năm 2022 và so với cùng kỳ năm trước;
    • Tình hình xuất khẩu theo doanh nghiệp trong năm 2022 (nhóm 5 - 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất về kim ngạch);
    • Tổng hợp một số yếu tố trong nước và quốc tế (thuế, chính sách, rào cản kỹ thuật, tạm trữ, dịch bệnh, giá) tác động tới xuất khẩu của ngành hàng lúa gạo trong năm 2022 (nếu có);
    • Tổng hợp một số nhận định, dự báo (nếu có) về biến động và xu hướng thị trường trong năm tiếp theo
  1. Sản phẩm giao nộp:
  • 01 bộ số liệu, thông tin cập nhật về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam năm 2022;
  • 01 Báo cáo phân tích thị trường lúa gạo năm 2022;
  1. Thời gian thực hiện:

Tổng thời gian thực hiện hợp đồng là 3 tháng, kể từ tháng 7 đến tháng 12/2022.

Kinh phí: 3 tháng * 30.000.000 đồng/tháng = 90.000.000 đồng

  1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn:
  • Có trình độ cử nhân trở lên, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp …. Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ;
  • Có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm đến 8 năm với bằng thạc sỹ, hoặc từ 10 năm đến 15 năm với bằng đại học.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có kỹ năng phân tích và xử lý số liệu;
  • Có khả năng tổng hợp và viết báo cáo.

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU 02

Chuyên gia thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng cà phê năm 2022 và viết báo cáo phân tích thị trường cà phê năm 2022 (Gói 2)

  1. Giới thiệu

Lúa gạo, cà phê và rau quả là ba ngành hàng nông sản quan trọng của Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu gạo đạt 6,22 triệu tấn, trị giá 3,28 tỷ USD chiếm 6,7%, cà phê xuất khẩu 1,52 triệu tấn, trị giá 3  tỷ USD chiếm 6,2%, rau quả xuất khẩu trị giá 3,52 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS chính. Không chỉ là ba mặt hàng có lợi thế xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước mà đây cũng là 3 mặt hàng rất quan trọng đối với sinh kế cho gần 9,17 triệu hộ nông dân. Lúa gạo còn là mặt hàng nông sản chiến lược của quốc gia nhằm đảm bảo ANLT.

Trong thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị của hai ngành hàng lúa gạo, cà phê và rau quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ qua các kênh thông tin như: trang web chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT[8], chuyên trang xúc tiến thương mại[9], trang thông tin thị trường của Cục chế biến và PTTTNS[10], hay trang thông tin phân tích thị trường của Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT[11]; trang thông tin thị của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại[12] hay trang thông tin của Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương[13] và một số trang thông tin của một số tổ chức, cá nhân khác[14].Trong giai đoạn 2016-2020, với sự hỗ trợ của dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã xây dựng và duy trì hiệu quả một chuyên trang tại địa chỉ http://thitruongnongsan.gov.vn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tác nhân trong quá trình quản lý và hoạch định chiến lược sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gắn với các ngành hàng lúa gạo và cà phê. Đây là hệ thống lưu trữ trực tuyến luôn cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình sản xuất, thị trường, giá cả, thông tin doanh nghiệp, chính sách từ các nguồn tin tức và dữ liệu chính thống cùng mạng lưới cộng tác viên ở các tỉnh và đội ngũ chuyên gia phân tích thông tin thị trường. Sau 5 năm triển khai thành công hoạt động, đã có hơn 33.744 lượt truy cập trang website, 380 bản tin phân tích hàng tuần, 88 bản tin phân tích thị trường hàng tháng, 22 bản tin phân tích thị trường hàng quý, 6 Báo cáo phân tích thị trường hàng năm, 29 Báo cáo phân tích chuyên sâu, 2.675 tin nhắn (SMS) về giá và thông tin biến động thị trường lúa gạo, cà phê được gửi tới người dùng. Đối tượng người sử dụng thông tin từ trang website cũng rất đa dạng bao gồm: (i) cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ NN và PTNT, Bộ Công thương, các sở NN và PTNT, sở Công thương ở các địa phương vùng dự án) chiếm 34%; (ii) các doanh nghiệp, HTX sản xuất và kinh doanh lúa gạo, cà phê 41%; (iii) các nhóm đối tượng khác (nông dân, nhà nghiên cứu, chuyên gia, tổ chức quốc tế) chiếm 25%.

Trên cơ sở tiếp nối các kết quả đã có sau 5 năm triển khai cũng như khắc phục những hạn chế do thiếu các thông tin cập nhật, chính xác và bao quát về ngành hàng rau quả, một trong các ngành hàng chủ lực phát triển của Việt Nam, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ Duy trì trang web và mở rộng hệ thống thông tin thị trường cho một số ngành hàng nông sản chiến lược – gạo, cà phê và rau quả - giai đoạn 2021-2023 ngay khi hoạt động dự án VnSAT kết thúc, nhằm mục đích (1) tiếp tục duy trì cung cấp thông tin thị trường của 2 ngành hàng lúa gạo và cà phê, đồng thời (2) mở rộng thu thập, phân tích thông tin thị trường của ngành hàng rau quả. Kết quả là, sau một năm triển khai, trang website đã có tổng 43.623 lượt truy cập tính đến thời điểm 31/12/2021; 144 bản tin tuần, 27 bản tin tháng, 9 báo cáo quý và 3 báo cáo năm cùng 824 tin nhắn (SMS) về giá và thông tin biến động thị trường của 3 ngành hàng lúa gạo, cà phê và rau quả đã được gửi tới các đơn vị và cá nhân có liên quan. Các sản phẩm bản tin, báo cáo và hệ thống cơ sở dữ liệu được đăng tải công khai và cập nhật liên tục trên website luôn được đánh giá rất hữu ích và là tư liệu tham khảo hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bên có liên quan.

Để tiếp tục duy trì kênh thông tin hiệu quả này, tại Quyết định số 125/QĐ-BNN-HTQT ngày 14/01/2022 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ duy trì trang web, hệ thống thông tin thị trường cho một số ngành hàng nông sản chiến lược (lúa gạo, cà phê và rau quả) năm 2022, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn tiếp tục được giao thực hiện nhiệm vụ này, phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế và Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản. Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Trung tâm Thông tin PTNNNT/Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cần 01 chuyên gia thu thập, cập nhật sơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng cà phê năm 2022 và viết báo cáo chuyên đề phân tích thị trường ngành cà phê năm 2022.

  1. Nội dung công việc:
  • Thu thập, cập nhật sơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng cà phê năm 2022 bao gồm:
    • Thu thập và cập nhật thông tin về sản xuất cà phê năm 2022, từ nguồn trong nước và quốc tế:
      • Diện tích, năng suất bình quân, sản lượng cả nước và phân theo địa phương;
      • Diện tích, sản lượng, năng suất bình quân cà phê thế giới và của một số nước xuất khẩu cạnh tranh chính với Việt Nam (như Brazil, Indonesia, Collombia, v.v.).
    • Tổng hợp và cập nhật thông tin giá của ngành cà phê trong nước chia theo chủng loại đã được thu thập hàng ngày thông qua mạng lưới cộng tác viên;
    • Thu thập thông tin giá cà phê thị trường quốc tế từ một số sàn giao dịch nông sản trên thế giới;
    • Thu thập thông tin hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm cà phê trong nước và quốc tế 2022;
    • Rà soát và cập nhật các chính sách liên quan (nếu có) sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm cà phê của Việt Nam trong năm;
    • Cập nhật thông tin về tiêu dùng, tồn kho trong nước năm 2022;
    • Cập nhật thông tin về tiêu chuẩn, thuế, biến động chính sách năm 2022;
    • Cập nhật thông tin về tình hình các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành cà phê năm 2022;
  • Tổng hợp, phân tích thông tin và dữ liệu để viết báo cáo phân tích thị trường ngành hàng cà phê năm 2022, bao gồm các nội dung chính như sau:
    • Tổng hợp và phân tích biến động của thị trường trong nước và quốc tế của ngành hàng cà phê trong năm 2022 về sản xuất, dịch bênh, thương mại, giá cả, v.v.;
    • Biến động xuất khẩu trong năm 2022 (kim ngạch, giá trị), so với cùng kỳ năm trước của các thị trường đối tác chính;
    • Biến động về chủng loại xuất khẩu cà phê trong năm 2022 (nếu có);
    • Biến động và xu hướng về giá năm 2022 và so với cùng kỳ năm trước;
    • Tình hình xuất khẩu theo doanh nghiệp trong năm 2022 (nhóm 5 - 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất về kim ngạch);
    • Tổng hợp một số yếu tố trong nước và quốc tế (thuế, chính sách, rào cản kỹ thuật, tạm trữ, dịch bệnh, giá) tác động tới xuất khẩu của ngành hàng cà phê trong năm 2022 (nếu có);
    • Tổng hợp một số nhận định, dự báo (nếu có) về biến động và xu hướng thị trường trong năm tiếp theo.
  1. Sản phẩm giao nộp:
  • 01 bộ số liệu, thông tin cập nhật về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam năm 2022;
  • 01 Báo cáo phân tích thị trường cà phê năm 2022;
  1. Thời gian thực hiện:

Tổng thời gian thực hiện hợp đồng là 3 tháng, kể từ tháng 7 đến tháng 12/2022.

Kinh phí: 3 tháng * 30.000.000 đồng/tháng = 90.000.000 đồng

  1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn:
  • Có trình độ cử nhân trở lên, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp …. Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ;
  • Có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm đến 8 năm với bằng thạc sỹ, hoặc từ 10 năm đến 15 năm với bằng đại học.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có kỹ năng phân tích và xử lý số liệu;
  • Có khả năng tổng hợp và viết báo cáo.

 

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU 03

Chuyên gia thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng rau quả năm 2022 và viết báo cáo phân tích thị trường rau quả năm 2022 (Gói 3)

 

  1. Giới thiệu

Lúa gạo, cà phê và rau quả là ba ngành hàng nông sản quan trọng của Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu gạo đạt 6,22 triệu tấn, trị giá 3,28 tỷ USD chiếm 6,7%, cà phê xuất khẩu 1,52 triệu tấn, trị giá 3  tỷ USD chiếm 6,2%, rau quả xuất khẩu trị giá 3,52 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS chính. Không chỉ là ba mặt hàng có lợi thế xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước mà đây cũng là 3 mặt hàng rất quan trọng đối với sinh kế cho gần 9,17 triệu hộ nông dân. Lúa gạo còn là mặt hàng nông sản chiến lược của quốc gia nhằm đảm bảo ANLT.

Trong thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị của hai ngành hàng lúa gạo, cà phê và rau quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ qua các kênh thông tin như: trang web chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT[15], chuyên trang xúc tiến thương mại[16], trang thông tin thị trường của Cục chế biến và PTTTNS[17], hay trang thông tin phân tích thị trường của Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT[18]; trang thông tin thị của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại[19] hay trang thông tin của Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương[20] và một số trang thông tin của một số tổ chức, cá nhân khác[21].

Trong giai đoạn 2016-2020, với sự hỗ trợ của dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã xây dựng và duy trì hiệu quả một chuyên trang tại địa chỉ http://thitruongnongsan.gov.vn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tác nhân trong quá trình quản lý và hoạch định chiến lược sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gắn với các ngành hàng lúa gạo và cà phê. Đây là hệ thống lưu trữ trực tuyến luôn cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình sản xuất, thị trường, giá cả, thông tin doanh nghiệp, chính sách từ các nguồn tin tức và dữ liệu chính thống cùng mạng lưới cộng tác viên ở các tỉnh và đội ngũ chuyên gia phân tích thông tin thị trường. Sau 5 năm triển khai thành công hoạt động, đã có hơn 33.744 lượt truy cập trang website, 380 bản tin phân tích hàng tuần, 88 bản tin phân tích thị trường hàng tháng, 22 bản tin phân tích thị trường hàng quý, 6 Báo cáo phân tích thị trường hàng năm, 29 Báo cáo phân tích chuyên sâu, 2.675 tin nhắn (SMS) về giá và thông tin biến động thị trường lúa gạo, cà phê được gửi tới người dùng. Đối tượng người sử dụng thông tin từ trang website cũng rất đa dạng bao gồm: (i) cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ NN và PTNT, Bộ Công thương, các sở NN và PTNT, sở Công thương ở các địa phương vùng dự án) chiếm 34%; (ii) các doanh nghiệp, HTX sản xuất và kinh doanh lúa gạo, cà phê 41%; (iii) các nhóm đối tượng khác (nông dân, nhà nghiên cứu, chuyên gia, tổ chức quốc tế) chiếm 25%.

Trên cơ sở tiếp nối các kết quả đã có sau 5 năm triển khai cũng như khắc phục những hạn chế do thiếu các thông tin cập nhật, chính xác và bao quát về ngành hàng rau quả, một trong các ngành hàng chủ lực phát triển của Việt Nam, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ Duy trì trang web và mở rộng hệ thống thông tin thị trường cho một số ngành hàng nông sản chiến lược – gạo, cà phê và rau quả - giai đoạn 2021-2023 ngay khi hoạt động dự án VnSAT kết thúc, nhằm mục đích (1) tiếp tục duy trì cung cấp thông tin thị trường của 2 ngành hàng lúa gạo và cà phê, đồng thời (2) mở rộng thu thập, phân tích thông tin thị trường của ngành hàng rau quả. Kết quả là, sau một năm triển khai, trang website đã có tổng 43.623 lượt truy cập tính đến thời điểm 31/12/2021; 144 bản tin tuần, 27 bản tin tháng, 9 báo cáo quý và 3 báo cáo năm cùng 824 tin nhắn (SMS) về giá và thông tin biến động thị trường của 3 ngành hàng lúa gạo, cà phê và rau quả đã được gửi tới các đơn vị và cá nhân có liên quan. Các sản phẩm bản tin, báo cáo và hệ thống cơ sở dữ liệu được đăng tải công khai và cập nhật liên tục trên website luôn được đánh giá rất hữu ích và là tư liệu tham khảo hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bên có liên quan.

Để tiếp tục duy trì kênh thông tin hiệu quả này, tại Quyết định số 125/QĐ-BNN-HTQT ngày 14/01/2022 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ duy trì trang web, hệ thống thông tin thị trường cho một số ngành hàng nông sản chiến lược (lúa gạo, cà phê và rau quả) năm 2022, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn tiếp tục được giao thực hiện nhiệm vụ này, phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế và Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản. Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Trung tâm Thông tin PTNNNT/Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cần 01 chuyên gia thu thập, cập nhật sơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng rau quả năm 2022 và viết báo cáo chuyên đề phân tích thị trường ngành rau quả năm 2022.

  1. Nội dung công việc:
  • Thu thập, cập nhật sơ sở dữ liệu, thông tin thứ cấp ngành hàng rau quả năm 2022 bao gồm:
    • Thu thập và cập nhật thông tin về sản xuất rau quả năm 2022, từ nguồn trong nước và quốc tế:
      • Diện tích, năng suất bình quân, sản lượng cả nước và phân theo địa phương;
      • Diện tích, sản lượng, năng suất bình quân rau quả thế giới và của một số nước xuất khẩu cạnh tranh chính với Việt Nam
    • Tổng hợp và cập nhật thông tin giá của ngành rau quả trong nước chia theo chủng loại đã được thu thập hàng ngày thông qua mạng lưới cộng tác viên;
    • Thu thập thông tin giá rau quả thị trường quốc tế từ một số sàn giao dịch nông sản trên thế giới;
    • Thu thập thông tin hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm rau quả trong nước và quốc tế 2022;
    • Rà soát và cập nhật các chính sách liên quan (nếu có) sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm rau quả của Việt Nam trong năm;
    • Cập nhật thông tin về tiêu dùng, tồn kho trong nước năm 2022;
    • Cập nhật thông tin về tiêu chuẩn, thuế, biến động chính sách năm 2022;
    • Cập nhật thông tin về tình hình các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành rau quả năm 2022;
  • Tổng hợp, phân tích thông tin và dữ liệu để viết báo cáo phân tích thị trường ngành hàng rau quả năm 2022, bao gồm các nội dung chính như sau:
    • Tổng hợp và phân tích biến động của thị trường trong nước và quốc tế của ngành hàng rau quả trong năm 2022 về sản xuất, dịch bênh, thương mại, giá cả, v.v.;
    • Biến động xuất khẩu trong năm 2022 (kim ngạch, giá trị), so với cùng kỳ năm trước của các thị trường đối tác chính;
    • Biến động về chủng loại xuất khẩu rau quả trong năm 2022 (nếu có);
    • Biến động và xu hướng về giá năm 2022 và so với cùng kỳ năm trước;
    • Tình hình xuất khẩu theo doanh nghiệp trong năm 2022 (nhóm 5 - 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất về kim ngạch);
    • Tổng hợp một số yếu tố trong nước và quốc tế (thuế, chính sách, rào cản kỹ thuật, tạm trữ, dịch bệnh, giá) tác động tới xuất khẩu của ngành hàng rau quả trong năm 2022 (nếu có);
    • Tổng hợp một số nhận định, dự báo (nếu có) về biến động và xu hướng thị trường trong năm tiếp theo.
  1. Sản phẩm giao nộp:
  • 01 bộ số liệu, thông tin cập nhật về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ rau quả của Việt Nam năm 2022;
  • 01 Báo cáo phân tích thị trường rau quả năm 2022;
  1. Thời gian thực hiện:

Tổng thời gian thực hiện hợp đồng là 3 tháng, kể từ tháng 7 đến tháng 12/2022.

Kinh phí: 3 tháng * 30.000.000 đồng/tháng = 90.000.000 đồng

  1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn:
  • Có trình độ cử nhân trở lên, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp …. Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ;
  • Có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm đến 8 năm với bằng thạc sỹ, hoặc từ 10 năm đến 15 năm với bằng đại học.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có kỹ năng phân tích và xử lý số liệu;
  • Có khả năng tổng hợp và viết báo cáo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU 04

Chuyên gia thu thập giá các mặt hàng đầu vào (giống, phân bón thuốc BVTV) (Gói 4)

  1. Giới thiệu:

Lúa gạo, cà phê và rau quả là ba ngành hàng nông sản quan trọng của Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu gạo đạt 6,22 triệu tấn, trị giá 3,28 tỷ USD chiếm 6,7%, cà phê xuất khẩu 1,52 triệu tấn, trị giá 3  tỷ USD chiếm 6,2%, rau quả xuất khẩu trị giá 3,52 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS chính. Không chỉ là ba mặt hàng có lợi thế xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước mà đây cũng là 3 mặt hàng rất quan trọng đối với sinh kế cho gần 9,17 triệu hộ nông dân. Lúa gạo còn là mặt hàng nông sản chiến lược của quốc gia nhằm đảm bảo ANLT.

Trong thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị của hai ngành hàng lúa gạo, cà phê và rau quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều hình thức cung cấp thông tin hỗ trợ qua các kênh thông tin như: trang web chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT[22], chuyên trang xúc tiến thương mại[23], trang thông tin thị trường của Cục chế biến và PTTTNS[24], hay trang thông tin phân tích thị trường của Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT[25]; trang thông tin thị của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại[26] hay trang thông tin của Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương[27] và một số trang thông tin của một số tổ chức, cá nhân khác[28].

Trong giai đoạn 2016-2020, với sự hỗ trợ của dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã xây dựng và duy trì hiệu quả một chuyên trang tại địa chỉ http://thitruongnongsan.gov.vn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các tác nhân trong quá trình quản lý và hoạch định chiến lược sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gắn với các ngành hàng lúa gạo và cà phê. Đây là hệ thống lưu trữ trực tuyến luôn cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình sản xuất, thị trường, giá cả, thông tin doanh nghiệp, chính sách từ các nguồn tin tức và dữ liệu chính thống cùng mạng lưới cộng tác viên ở các tỉnh và đội ngũ chuyên gia phân tích thông tin thị trường. Sau 5 năm triển khai thành công hoạt động, đã có hơn 33.744 lượt truy cập trang website, 380 bản tin phân tích hàng tuần, 88 bản tin phân tích thị trường hàng tháng, 22 bản tin phân tích thị trường hàng quý, 6 Báo cáo phân tích thị trường hàng năm, 29 Báo cáo phân tích chuyên sâu, 2.675 tin nhắn (SMS) về giá và thông tin biến động thị trường lúa gạo, cà phê được gửi tới người dùng. Đối tượng người sử dụng thông tin từ trang website cũng rất đa dạng bao gồm: (i) cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ NN và PTNT, Bộ Công thương, các sở NN và PTNT, sở Công thương ở các địa phương vùng dự án) chiếm 34%; (ii) các doanh nghiệp, HTX sản xuất và kinh doanh lúa gạo, cà phê 41%; (iii) các nhóm đối tượng khác (nông dân, nhà nghiên cứu, chuyên gia, tổ chức quốc tế) chiếm 25%.

Trên cơ sở tiếp nối các kết quả đã có sau 5 năm triển khai cũng như khắc phục những hạn chế do thiếu các thông tin cập nhật, chính xác và bao quát về ngành hàng rau quả, một trong các ngành hàng chủ lực phát triển của Việt Nam, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ Duy trì trang web và mở rộng hệ thống thông tin thị trường cho một số ngành hàng nông sản chiến lược – gạo, cà phê và rau quả - giai đoạn 2021-2023 ngay khi hoạt động dự án VnSAT kết thúc, nhằm mục đích (1) tiếp tục duy trì cung cấp thông tin thị trường của 2 ngành hàng lúa gạo và cà phê, đồng thời (2) mở rộng thu thập, phân tích thông tin thị trường của ngành hàng rau quả. Kết quả là, sau một năm triển khai, trang website đã có tổng 43.623 lượt truy cập tính đến thời điểm 31/12/2021; 144 bản tin tuần, 27 bản tin tháng, 9 báo cáo quý và 3 báo cáo năm cùng 824 tin nhắn (SMS) về giá và thông tin biến động thị trường của 3 ngành hàng lúa gạo, cà phê và rau quả đã được gửi tới các đơn vị và cá nhân có liên quan. Các sản phẩm bản tin, báo cáo và hệ thống cơ sở dữ liệu được đăng tải công khai và cập nhật liên tục trên website luôn được đánh giá rất hữu ích và là tư liệu tham khảo hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bên có liên quan.

Để tiếp tục duy trì kênh thông tin hiệu quả này, tại Quyết định số 125/QĐ-BNN-HTQT ngày 14/01/2022 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ duy trì trang web, hệ thống thông tin thị trường cho một số ngành hàng nông sản chiến lược (lúa gạo, cà phê và rau quả) năm 2022, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn tiếp tục được giao thực hiện nhiệm vụ này, phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế và Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản. Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Trung tâm Thông tin PTNNNT/Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cần 1 chuyên gia thu thập giá các mặt hàng đầu vào (giống, phân bón thuốc BVTV).

  1. Nội dung công việc:
  • Thu thập giá các mặt hàng đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu (nguồn có thể từ Cục quản lý giá - Bộ Tài chính, Bộ công thương, các hiệp hội, các Công ty dịch vụ đầu vào, v.v.)
  • Thông tin thu thập gồm: ngày lấy giá, tên sản phẩm, loại giá, đơn vị tính, đơn giá, thị trường (nếu có)
  • Thu thập giá thuốc sâu bệnh, thuốc trừ cỏ (nguồn có thể từ Cục quản lý giá- Bộ Tài chính, Bộ công thương, các hiệp hội, các Công ty dịch vụ đầu vào….)
  • Thông tin thu thập gồm: ngày lấy giá, tên sản phẩm, loại giá, đơn vị tính, đơn giá, thị trường (nếu có)
  1. Sản phẩm giao nộp:
  • 01 bộ số liệu giá các mặt hàng đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV) năm 2022
  1. Thời gian thực hiện:

Tổng thời gian thực hiện hợp đồng là 2 tháng, kể từ tháng 7 đến tháng 12/2022

Kinh phí: 2 tháng * 15.000.000 đồng/tháng = 30.000.000 đồng

  1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn:
  • Có trình độ cử nhân trở lên, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp ….;
  • Có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên.
  • Thành thạo các kỹ năng tổng hợp thông tin, số liệu, sử dụng internet, các phần mềm nhập liệu.
 

[2] www.xttm.mard.gov.vn

[4] www.agroinfo.gov.vn

[5] http://vtic.vn và http://vinanet.vn/

[6] www.viettrade.gov.vn

[7] www.agromonitor.vn www.giacaphe.com www.tintucnongnghiep.com www.cafef.vn www.tintaynguyen.com

[9] www.xttm.mard.gov.vn

[11] www.agroinfo.gov.vn

[12] http://vtic.vn và http://vinanet.vn/

[13] www.viettrade.gov.vn

[14] www.agromonitor.vn www.giacaphe.com www.tintucnongnghiep.com www.cafef.vn www.tintaynguyen.com

[16] www.xttm.mard.gov.vn

[18] www.agroinfo.gov.vn

[19] http://vtic.vn và http://vinanet.vn/

[20] www.viettrade.gov.vn

[21] www.agromonitor.vn www.giacaphe.com www.tintucnongnghiep.com www.cafef.vn www.tintaynguyen.com

[23] www.xttm.mard.gov.vn

[25] www.agroinfo.gov.vn

[26] http://vtic.vn và http://vinanet.vn/

[27] www.viettrade.gov.vn

[28] www.agromonitor.vn www.giacaphe.com www.tintucnongnghiep.com www.cafef.vn www.tintaynguyen.com


Tin khác