Hội thảo “Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế và phát triển nông nghiệp sinh thái” ngày 01/11/2023

08/11/2023

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cụ thể hóa quan điểm, định hướng phát triển được xác định tại Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Nông thôn bền vững giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo “Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế và phát triển nông nghiệp sinh thái” tại Khách sạn Candle, 301 Phường Đội Cấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham dự của 60 đại diện từ các cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hà Nội; các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện viện, trường liên quan; đại diện cơ quan quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đại diện Hội nông dân, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp; đại diện snông nghiệp và pPhát triển nông thôn một số tỉnh tham gia trực tiếp. Ngoài ra đã có hơn 185 đại biểu đến từ các snông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, các đơn vị, tổ chức nghiên cứu liên quan tham gia trực tuyến. Hội thảo do Tiến sĩ Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn chủ trì.

A group of people sitting at tables with laptopsDescription automatically generatedA group of people in a roomDescription automatically generated

Ảnh: Hội thảo tại khách sạn Candle - ảnh của viet_ngoaithuong@yahoo.com.

 

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TWChiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu “Xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” dựa trên quan điểm xem “nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”, “xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, bền vững, sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực, thế giới”, “công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá”.

Tại hội thảo, các chuyên gia tập trung phân tích và thảo luận về hiện trạng và các vấn đề đặt ra của nông nghiệp Việt Nam, xu hướng chuyển đổi sang tư duy kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi nông nghiệp sinh thái trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Trong hơn 30 năm qua, nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu lớn như đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế chung, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thiết lập vị thế quan trọng trên thị trường nông sản quốc tế. Việt Nam đã vươn tầm trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Nhờ đó, nông nghiệp đã là một nền tảng vững chắc và bệ đỡ cho nền kinh tế trong khủng hoảng và rủi ro. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam còn nhiều tồn tại như hiệu quả chưa cao, giá trị thấp, xuất khẩu nông sản vẫn phụ thuộc vào một số thị trường chính như Trung Quốc, thương hiệu nông sản còn yếu, việc sử dụng và tận dụng phế phụ phẩm chưa hiệu quả. Kinh tế tuần hoàn chưa thực sự phát triển và chưa được khai thác hết tiềm năng. Sản xuất nông nghiệp thâm dụng đầu vào trong sản xuất, phá vỡ hệ sinh thái đất. Ô nhiễm mỗi trường gia tăng, sản xuất nông nghiệp đứng trước nhiều rủi ro như thiên tai dịch bệnh, các cú sốc kinh tế chính trị bên ngoài. Trong khi đó, dân số thế giới sẽ đạt mốc 10,4 tỷ người vào năm 2100 (Liên Hợp Quốc, 2022) làm gia tăng nhu cầu lương thực thực phẩm trong các thập kỷ tới. Hiện tượng thời tiết cực đoan và những cú sốc sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp. 86% loài có nguy cơ tuyệt chủng do hoạt động sản xuất nông nghiệp (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, 2021). Phát thải khí nhà kính gia tăng. Hiện nay, khoảng 19-29% tổng lượng phát thải khí nhà kính có nguồn gốc từ nông nghiệp (Ngân hàng Thế giới, 2021). Do đó, theo tiến sĩ Trần Công Thắng, việc Chuyển đổi hệ thống nông nghiệphướng đi cần thiết để giảm thiểu tác động và thích ứng với các thách thức trên. Cụ thể là,“Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tư duy tích hợp đa giá trị và phát triển nông nghiệp sinh thái” là giải pháp cần thiết và phù hợp cho nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Các chuyên gia kinh tế nông nghiệp hàng đầu Việt Nam gồm Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Phó giáo sư tiến sĩ Đào Thế Anh, Tiến sĩ Phạm Văn Hội đã có những chia sẻ sâu về các vấn đề này. Các chuyên gia đã đóng góp làm rõ các khái niệm và cách tiếp cận về phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp và nông nghiệp sinh thái. Đại diện các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế như như ông Ông Lê Văn Tuấn -  Công ty cổ phần Huetronic, Bà Từ Tuyết Nhung, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Ông Ngô Đức Thể - Viện nghiên cứu lúa quốc tế, Đại diện Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (Cây cà phê - hồ tiêu tại Tây Nguyên) và đại diện một số snông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã có những chia sẻ cụ thể về các mô hình và câu chuyện thực tế về những đổi mới và chuyển đổi trên thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi nông nghiệp sinh thái đã hình thành, phát triển trong nhiều năm qua, tuy nhiên tới đây sẽ cần nhiều giải pháp và chính sách từ phía nhà nước đồng hành cùng các địa phương, các cộng đồng và nông dân để đẩy mạnh thực hiện trên cả nước.

A group of people in a roomDescription automatically generated

 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn để có thể tiếp cận các tài liệu cập nhật về về hội thảo.

Bùi Thị Việt Anh – Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp.

 


Tin khác