Kết quả của cuộc đối thoại này đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình hỗ trợ thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiêp, nông thôn phát triển. AGROINFO xin giới thiệu đến độc giả nội dung chi tiết của cuộc họp báo này…
|
TS Đặng Kim Sơn điều khiển phiên hỏi đáp. |
Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp:
Thưa TS Đặng Kim Sơn, đây có thể trở thành kênh hỏi đáp trực tiếp của doanh nghiêp hay không? và hình thức hoạt động cụ thể sẽ như thế nào?
TS Đặng Kim Sơn: Họp báo ngày hôm nay cho thấy có rất nhiều khả năng được mở ra và chúng tôi tin rằng đây có thể trở thành một kênh hỏi đáp trực tiếp với DN. Hoạt động sẽ bao gồm 3 cái hướng chính, 3 kênh chính:
- Kênh thứ nhất là qua báo chí - truyền thông: Với sự hợp tác của Báo Nông thôn ngày nay, Nông nghiệp Việt Nam, Vietnamnet, và nhiều cơ quan truyền thông khác…, chương trình sẽ tiến hành các diễn đàn định kỳ. Vừa qua như báo Nông thôn giới thiệu về chuyên đề đất đai hay chuyên đề về tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến nông nghiệp, nông thôn, hay là các chuyên đề về xóa đói giảm nghèo. Mỗi một tờ báo sẽ mở ra một chuyên đề các DN có thể bàn cùng các báo và chúng tôi để xây dựng, hỏi đáp, nêu lên vấn đề và các chuyên gia góp ý để giải quyết vấn đề thông qua các kênh này.
- Kênh thứ 2 là qua các kênh truyền hình: VTV1 và VTV2 có nhiều chương trình hỗ trợ NNNT. Vừa qua, trong hội nghị của Bộ NNPTNT, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho biết rằng năm nay Bộ sẽ xây dựng một kênh truyền hình để phục vụ cho công tác phát triển NNNT. Chúng tôi nghĩ rằng tại các kênh truyền hình này chúng ta sẽ tiến hành một số hội nghị bàn tròn theo chuyên đề và có một số kênh chuyên đề, ví dụ như khuyến nông, nông dân bàn cách làm giàu, nông dân với thị trường, doanh nghiệp với nông dân.
Qua đấy, người nông dân, nhà DN và các nhà hỗ trợ cho họ như nhà khoa học, ngân hàng, nhà xây dựng chính sách có thể trao đổi , thảo luận và đóng góp thông tin cho các đối tượng NNNT.
- Kênh thứ 3 cũng rất quan trọng là internet. Ở đây chúng ta có các đại diện của Cục Thương mại Điện tử của Bộ Công thương, Trung tâm thông tin của Bộ NN & PTNT và Bộ Công Thương. Đó là các cổng chính thức của Nhà nước mở ra cho DN và cho nông dân. Chúng tôi i nghĩ nếu chúng ta tổ chức tốt thì đó không chỉ là kênh 1 chiều, tức là Nhà nước giới thiệu chính sách, Nhà nước giới thiệu thông tin đầu tư, mà DN có thể phản ánh ý kiến, có thể trao đổi ý kiến. Nếu được, chúng tôi sẽ bàn với 2 trung tâm thông tin mở ra 2 cổng. DN sẽ hỏi chúng tôi , chúng tôi kết nối với cục,vụ, ban ngành liên quan.
Đấy là cái mà tôi hình dung ra về kênh hỏi đáp trực tiếp của DN sẽ được thực hiện trong tương lai qua bước khởi động ngày hôm nay.
|
Rất đông phóng viên thuộc nhiều cơ quan báo chí, truyền thông tham dự họp báo |
INVEST TV
: Hiện các DN đang rất thiếu thông tin về xuất khẩu nông sản sang thị trường Châu Phi. Xin Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh cho biết những lưu ý về thị trường này.
|
TS Đặng Kim Sơn - Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh |
Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh
: Có lẽ nói rằng lĩnh vực xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng rất là có lợi thế. Hơn 20 năm qua, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20%/năm. Trong đó sản phẩm nông nghiệp tạo ra khoảng 40% – 50 % GDP. Tính bình quân mật độ dân cư của chúng ta là thuộc loại cao nhất thế giới nhưng chúng ta xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt nhiều thành tựu.
Hiện nay chúng ta đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt điều, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo và café , đứng thứ 4 thế giới về cao su thiên nhiên, đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu giày dép và nông sản thực phẩm, đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Như vậy trong số các sản phẩm mà chúng ta xuất khẩu đi các nước trên thế giới thì nông nghiệp giữ một vị trí rất quan trọng. Lợi thế cạnh tranh của VN trên thị trường thế giới thứ nhất là nông sản nhiệt đới, thứ 2 là sản phẩm sử dụng nhiều lao động.
Năm 2000, tôi có dẫn đầu một đoàn của Chính phủ VN đi thăm để tìm hiểu về thị trường Châu Phi. Từ năm 1960, hầu hết các nước ở Châu Phi giành độc lập dân tộc, nhưng từ năm 1960 đến giờ thì với họ vấn đề xóa đói giảm nghèo, vấn đề thiếu lương thực họ vẫn chưa giải quyết được. Cho nên nông sản của chúng ta xuất khẩu sang Châu Phi là có lợi thế bởi vì họ thiếu đói, thiếu ăn.
Ở các nước Châu Phi, bất ổn định về chính trị xảy ra là chuyện đương nhiên do kinh tế không giải quyết được các vấn đề xã hội. Châu Phi là một châu lục đang phát triển chúng ta có thể xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản sang Châu Phi. Và trong hợp tác Nông nghiệp với Châu Phi, chúng tôi thấy cực kỳ quan trọng bởi vì Châu Phi cần sự hợp tác của chúng ta về lĩnh vực nông nghiệp, y tế và giáo dục. Nhưng vấn đề là phải có nhà tài trợ, vì bản thân Châu Phi không có khả năng thanh toán ngay.
Hình thức tài trợ có thể là ta cử chuyên gia sang, các nước tài trợ thì họ trả lương cho chuyên gia. Chúng ta xuất khẩu nông sản, lương thực, các sản phẩm nông sản khác nhưng phải có ODA, có tài trợ của các nước cho từng nước Châu Phi đó để đảm bảo vấn đề thanh toán. Chúng tôi lưu ý với các bạn phải nắm chắc vấn đề này khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nông sản là phải tìm được khả năng thanh toán. Còn lại nhu cầu thì họ rất cần, vì họ thiếu ăn thiếu đói. Chúng tôi sang Châu Phi thì thấy cảnh thiếu ăn thiếu đói và khi nghe kể về thành tựu 20 năm Đổi mới của Việt Nam thì họ rất khâm phục.
|
Ông Lê Khắc Triết |
INFO TV
: Thưa ông Lê Khắc Triết ! Xuất khẩu nông sản Việt Nam đang có những dấu hiệu tốt, trong năm 2010, DN sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào?
Ông Lê Khắc Triết (Chủ tịch HH Doanh nghiệp NVV ngành nghề nông nghiệp nông thôn VN) : Đối với các DN sản xuất hàng nông sản Việt Nam trong giai đoạn này là giai đoạn có những cơ hội nhất định để phát triển sản xuất kinh doanh của mình, để tranh thủ được các cơ hội đó thì các DN VN sẽ làm gì ?
Đầu tiên là phải mở rộng thị trường cho các DNNVV đặc biệt là DNNVV ngành ngề nông thôn Việt Nam tập quán sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua còn rất hạn chế, hầu như là tự sản xuất, tự tiêu thụ trong nước. Còn sản phẩm làm ra để xuất khẩu thì phải nhờ vào những DN lớn, nếu không có các DN lớn thì các sản phẩm của các DNNVV ngành nghề nông thôn VN rất khó vươn được ra nước ngoài.
Chính vì vậy, trong thời gian này khi mà điều kiện thuận lợi cho các DN có thể đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài bản thân các DN phải nỗ lực mở rộng thị trường tham gia các cuộc xúc tiến thương mại tham gia các hội chợ triễn lãm các nhà nước, tổ chức tổ chức ở từng lĩnh vực một để có thể tìm hiểu, trao đổi với các đối tác, để hợp tác làm ăn với nhau. Tôi cho rằng đó là một việc rất quan trọng mà các đơn vị, các DN cần phải quan tâm đến. Đương nhiên để làm việc này thì các DN, nhất là DNNVV cũng phải vượt qua nhiều khó khăn. Để có 1 chuyến đi ra nước ngoài các DNNVV cũng phải tính toán, cũng phải so sánh xem chuyến đi đem lại kết quả như thế nào, có tìm được đối tác hay không, có ký được hợp đồng hay không, bỏ chi phí cho một chuyến đi nước ngoài nếu như không được Nhà nước hỗ trợ thì cũng rất khó khăn. Vì vậy đối với các DNNVV đặc biệt với các DN siêu nhỏ thì đó là những chuyện “nằm mơ”.
Cho nên công tác mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại đối với các tổ chức hiệp hội được chúng tôi quan tâm gần như là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu.Hàng năm hiệp hội DNNVV ngành nghề NNNT VN tổ chức từ 1 đến 2 đoàn DN tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tức là đi tham gia các hoạt động hội chợ nhưng hiệp hội phải đài thọ 100% gian hàng và chi phí ăn ở, đi lại ở nước ngoài. Có như thế thì các DN mới hưởng ứng tham gia.
Từ năm 2005 đến giờ Hiệp hội chúng tôi thường xuyên làm được công tác này. Mỗi lần tổ chức đi thì ít nhất cũng được trên 50 DN và cao nhất tháng 11 năm 2009 vừa qua chúng tôi tổ chức một đoàn gồm có 129 DN tham gia hoạt động xúc tiến thương mại như vậy.
Ngoài việc mở rộng thị trường, DN nên chú trọng đến mẫu mã sản phẩm, và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hàng nông sản của chúng ta tại sao cứ thua kém Thái Lan vừa về chất lượng, vừa về giá cả sản phẩm, giá xuất khẩu bao giờ cũng thấp hơn. Nhưng mà nếu so giá thực tế với chất lượng của nó thì giá của chúngta người ta lại đánh giá là giá cao chứ không phải là giá thấp, vì chất lượng còn thấp. Vì vậy cho nên tính cạnh tranh của các sản phẩm nông sản Việt Nam nói chung còn rất hạn chế. Các DN VN phải nâng cao đc chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, để làm sao giá cả sản phẩm nông sản của chúng ta phải cạnh tranh với các nước trong khu vực mà đặc biệt là cạnh tranh ngay với Thái Lan, một đất nước mà có nhiều nông sản gần như tương tự Việt Nam.
Thêm nữa, cần sự hỗ trợ cho các DN NVV để có thể chớp được cơ hội này, có lẽ phần này thuộc về phía Chính phủ .Ý này tôi đề nghị thứ trưởng Lê Danh Vĩnh có thể trả lời giúp về việc hỗ trợ cho các DN NVV VN có điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
|
Đối thoại thẳng thắn và hiệu quả |
Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh:
Chính phủ đã rất nỗ lực giúp các DN !
Thứ nhất là các cơ quan Chính phủ cung cấp các thông tin thị trường trong đấy có Bộ NN & PTNT, Bộ Công thương. Bộ Công thương có trang tin về thị trường xuất khẩu, về thị trường các nước nhập khẩu, về thị trường nước ngoài để cung cấp thông tin cho các DN. Họ chỉ cần ngồi ở nhà, vào mạng internet là lấy được thông tin mà không phải trả tiền gì cả, trừ chi phí về Internet.
Thứ 2 là chúng tôi đã đề xuất với Chính phủ xây dựng các quỹ xúc tiến thương mại, dành kinh phí để hỗ trợ quỹ xúc tiến thương mại. Như đồng chí Triết vừa phát biểu thì thông qua các hiệp hội ngành hàng, các tổng công ty lớn, tổ chức các đoàn đi xúc tiến thương mại ở nước ngoài thì Nhà nước chi một phần kinh phí.
Bộ Công thương và Bộ NNPTNT cử người tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Người của Bộ Công thương đi thì Bộ phải chi tiền, chứ không lấy tiền của DN. Bộ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để dẫn dắt, cung cấp thông tin, để DN có thể làm ăn tốt hơn.
Đặc điểm của nông sản chúng ta là diện tích sản xuất nhỏ, cho nên người kinh doanh trên một mặt bằng diện tích rất ít. Ở miền Nam thì diện tích cho một hộ kinh doanh lớn hơn nhưng ở miền Bắc thì rất là hẹp. Cho nên tính nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp rất rõ nét.
Nông sản của chúng ta có tính thời vụ, lúc thu hoạch thì cung bao giờ cũng vượt cầu. Cho nên giá cả lên xuống là chuyện bình thường. việc đưa thông tin phải thận trọng, nếu nói thừa hàng là chúng ta làm gián điệp cho nước ngoài về kinh tế là mà không nhận ra. Nếu mà chúng ta kêu hàng chúng ta thừa ế thì đương nhiên bị dìm giá.
Nông sản thực phẩm của chúng ta lúc giáp vụ, từ cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều bao giờ cũng có tính thời vụ và tính thời vụ ấy không ai khắc phục được. Sản xuất lại còn phụ thuộc vào thời tiết. Nên việc thông tin lại càng cần sự thận trọng hơn.
Hiện nay chúng ta đứng thứ hạng cao trong xuất khẩu nông sản. Hàng của VN có vị thế rất cao trên thị trường thế giới thì các DN, ngành hàng cần bàn với nhau mức dự trữ hợp lý để điều tiết cung cầu trên thị trường. Nếu làm được vậy người bán và người sản xuất đều có lợi. Tại sao chúng ta không làm?
Nếu chúng ta chiếm được 20 – 30 % thị phần trở lên thì chúng ta có thể “điều khiển” được thị trường thế giới chứ không riêng thị trường VN. Các nhà sản xuất, hiệp hội phải bàn với nhau. Các hành vi thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh ở trong thị trường nội địa là chúng ta cấm. Nhưng mà đối với việc xuất khẩu, chúng ta thỏa thuận về giá xuất khẩu, về khối lượng xuất khẩu là chúng ta có thể thỏa thuận với nhau được, cái đấy Nhà nước không cấm.
Những nhà sản xuất và những nhà xuất khẩu phải bàn với nhau giải pháp điều tiết hàng hóa. Nếu cung vượt cầu thì bàn với nhau giải pháp dữ trữ cho hợp lý, để dãn ra đừng bán tống bán tháo sản phẩm. Như vậy hàng của chúng ta mới được giá hợp lý.
AGROINFO (ghi)