1. Khoán là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nông-lâm nghiệp, nó phù hợp với đặc điểm sản xuất mang tính sinh học và quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Các hình thức khoán trong sản xuất nông-lâm nghiệp ra đời và phát triển từ thấp đến cao tuỳ thuộc chủ yếu vào năng lực của bên nhận khoán và mức độ phân công lao động, phân quyền quản lý và tổ chức sản xuất của bên giao khoán cho bên nhận khoán.
1. Khoán là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nông-lâm nghiệp, nó phù hợp với đặc điểm sản xuất mang tính sinh học và quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Các hình thức khoán trong sản xuất nông-lâm nghiệp ra đời và phát triển từ thấp đến cao tuỳ thuộc chủ yếu vào năng lực của bên nhận khoán và mức độ phân công lao động, phân quyền quản lý và tổ chức sản xuất của bên giao khoán cho bên nhận khoán. | 2. Nghiên cứu thực trạng khoán kết hợp với kết quả phân tích hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng chủ yếu trong nông-lâm trường thông qua áp dụng các hình thức khoán cho thấy quá trình thực hiện khoán trong sản xuất nông-lâm nghiệp của các nông-lâm trường quốc doanh những năm vừa qua đã nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết: Hiệu quả sản xuất còn thấp, hợp đồng khoán còn chưa rõ ràng và thiếu tính pháp lý, hiện tượng vi phạm hợp đồng khoán xảy ra do cả hai bên giao khoán và nhận khoán.... Chính điều này đặt ra yêu cầu nghiên cứu hoàn thiện các hình thức khoán trong nông-lâm trường.
3. Hiện nay các nông-lâm trường đang vận dụng cả 3 hình thức khoán là Khoán chí phí lao động, Khoán chi phí lao động và chi phí thường xuyên (V và C2), Khoán gọn (V, C1 và C2). Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, thực hiện Khoán gọn chính là mục tiêu cần đạt tới của việc hoàn thiện khoán nói riêng, hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý nông-lâm trường nói chung. Đề tài cho rằng trong thời gian tới ở tất cả các ngành hàng đều phải thực hiện khoán gọn với cơ chế nông-lâm trường và người lao động nhận khoán cùng đầu tư chi phí sản xuất, cùng hưởng lợi và cùng chia xẻ rủi ro. Bước đi cụ thể trong quá trình hoàn thiện khoán ở mỗi ngành hàng, mỗi đơn vị là khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.
4. Quan điểm chủ đạo cho việc hoàn thiện các hình thức khoán là phải trao quyền tự chủ trong việc lực chọn nội dung và cơ chế khoán phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi và từng đối tượng nhận khoán cho Giám đốc các nông-lâm trường, những quy định bắt buộc mang tính cứng nhắc cần phải được bãi bỏ kịp thời. Một điểm đáng lưu ý là dù lựa chọn hình thức, cơ chế khoán nào, nông-lâm trường cũng phải đóng vai trò định hướng sản xuất theo quy hoạch chung, đảm bảo quyền sở hữu nhà nước về đất đai; khoán phải đi đôi với quản lý, làm tốt các dịch vụ phục vụ sản xuất và bắt buộc nông-lâm trường phải tham gia đầu tư chi phí sản xuất (ít nhất là 30%), tuyệt đối không được khoán trắng đẩy toàn bộ rủi ro về phía người lao động.
5. Để hoàn thiện các hình thức khoán trong nông-lâm trường đòi hỏi phải thực hiện một hệ thống các giải pháp đồng bộ, bao gồm sửa đổi bổ sung các chính sách vĩ mô đồng thời với việc cải tiến nội dung, phương thức giao khoán trong từng nông-lâm trường cho các đối tượng nhận khoán khác nhau. Sự phối kết hợp của các ngành, các cấp, các nông-lâm trường và đặc biệt là sự ủng hộ của các đối tượng nhận khoán là hết sức quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các hình thức khoán.
Download tài liệu