Tuyển chuyên gia tư vấn cá nhân

09/06/2022

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PTNNNT

 TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

THƯ MỜI CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁ NHÂN

 

Thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu và tiềm năng thu hút đầu tư vào sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn mời chuyên gia tư vấn cá nhân thực hiện các công việc dưới đây:

Gói thầu số 1: Chuyên gia viết báo cáo “Xu hướng sử dụng phế phụ phẩm, kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho Việt Nam” - 1 người (Phụ lục 1 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Gói thầu số 2: Chuyên gia viết báo cáo “Tổng quan chính sách và quy định liên quan đến sử dụng phế phụ phẩm và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam” - 1 người (Phụ lục 2 - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Chuyên gia tư vấn cá nhân quan tâm, vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch khoa học đến Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn,Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Địa chỉ: Phòng 403, số 16 Thụy Khuê, Hà Nội hoặc email: hang.an@agro.gov.vn trước 16h ngày 17/6/2022.

                                                              Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2022

 

          GIÁM ĐỐC

 

(đã ký)

 

        Nguyễn Anh Phong

 

 

Nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu và tiềm năng thu hút đầu tư vào sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn trong

nông nghiệp

 

PHỤ LỤC 1: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU 01

Gói thầu số 1: Chuyên gia viết báo cáo “Xu hướng sử dụng
phế phụ phẩm, kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho Việt Nam”

 

  1. Giới thiệu:

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) được tổ chức tại Scotland năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thể hiện sự quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu. Trong lĩnh vực nông nghiệp, xu hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn đang rất được quan tâm và đây được xem như một giải pháp rất hiệu quả trong sử dụng tài nguyên, phế phụ phẩm giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm năm 2020 của cả nước là trên 156,8 triệu tấn, bao gồm: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng và từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (10,6%). Chỉ riêng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL, trong năm 2020, phụ phẩm nông nghiệp, chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi, lần lượt là hơn 13,9 triệu tấn và 39,4 triệu tấn, trong đó. Phụ phẩm của trồng trọt thải ra chủ yếu là trong quá trình thu hoạch, như rơm, rạ từ sản xuất lúa, vỏ trấu, cám gạo khi chế biến gạo.

Tỉ lệ phụ phẩm cây trồng (vỏ lạc, thân bắp, rơm lúa, thân cây mì, vỏ đậu tương, củi…) được thu gom và sử dụng chỉ chiếm 52,2%, trong đó, tỉ lệ sử dụng rơm lúa chỉ ở mức 56,3%, chủ yếu để làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, làm chất độn chuồng cho vật nuôi, làm đệm lót sinh học cho vật nuôi, làm nấm rơm, phủ gốc cho cây trồng, lót các loại trái cây... Tỷ lệ rất lớn phế phụ phẩm không được sử dụng bị thải ra môi trường trở thành rác thải, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính làm tăng các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Xác định được giá trị và ý nghĩa của việc xử lý và tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, một số tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình cũng đã đầu tư, xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn như mô hình vườn ao chuồng (VAC), vườn ao chuồng bioga (VACB), vườn ao chuồng rừng (VACR) tại các tỉnh miền núi, vườn ao hồ (VAH) tại các tỉnh miền trung, lúa tôm, lúa cá... tuy nhiên, quy mô còn nhỏ và chưa thực sự phổ biến. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp cả nước, trong đó số doanh nghiệp tham gia đầu tư công nghệ vào xử lý và chế biến phế phụ phẩm chiếm tỷ lệ không đáng kể do đó, đáp ứng nhu cầu xử lý và tiêu thụ phế phụ phẩm so với thực tế ở mức độ quá thấp. Do đó, để đánh giá lại nhu cầu, tiềm năng đầu tư đối với các nguyên liệu từ phế phụ phẩm nông nghiệp, căn cứ Quyết định số 5056/QĐ-BNN-KH ngày 27/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc giao nhiệm vụ xúc tiến đầu tư năm 2022, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT được giao thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu và tiềm năng thu hút đầu tư vào sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa thực tiễn để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia đầu tư công nghệ chế biến phế phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị của nông sản đồng thời giảm ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, Trung tâm Thông tin PTNNNT/ Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cần tuyển 01 chuyên gia viết báo cáo “Xu hướng sử dụng phế phụ phẩm, kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho Việt Nam.

  1. Nội dung công việc

Viết báo cáo chuyên đề “Xu hướng sử dụng phế phụ phẩm, kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho Việt Nam” gồm các nội dung như sau:

  • Tổng quan các chính sách, các giải pháp và kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới về thu gom và xử lý phế phụ phẩm trong nông nghiệp, một số công nghệ xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đang được ứng dụng hiệu quả trên thế giới và một số mô hình điển hình, cụ thể:
  • Chiến lược của một số quốc gia có nền nông nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ trong việc hạn chế đốt chất thải trổng trọt, khuyến khích sử dụng phụ phẩm nông nghiệp thông qua các công cụ chính sách như thuế, tín dụng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng chứa và xử lý, phát triển công nghệ xử lý (thành sản phẩm phụ trợ khác cho nông nghiệp, đồ thủ công, điện năng...), cơ chế giám sát và các chế tài xử phạt...
  • Một số ứng dụng từ phế phụ phẩm trên thế giới như sản xuất chất đốt, điện năng, phân bón hữu cơ, vật liệu, sản phẩm phụ trợ cho nông nghiệp...
  • Một số công nghệ xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp được ứng dụng hiệu quả trên thế giới.
  • Nhận định xu hướng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
  • Vai trò của kinh tế tuần hoàn trong nền kinh tế, đặc biệt trước các thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh;
  • Quan điểm phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới;
  • Thực tiễn phát triển kinh tế tuần hoàn tại các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới và xu hướng trong tương lai
  • Phân tích bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp và phát triển kinh tế tuần hoàn
  • Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp và phát triển kinh tế tuần hoàn rút ra từ các kinh nghiệm thực tế của các nước có nền nông nghiệp đã phát triển.
  1. Sản phẩm:
  • 01 Báo cáo chuyên đề “Xu hướng sử dụng phế phụ phẩm, kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho Việt Nam”
  1. Yêu cầu trình độ chuyên gia:
  • Có trình độ cử nhân trở lên, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp …. Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ;
  • Có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm đến 5 năm với bằng thạc sỹ, hoặc từ 5 năm đến 10 năm với bằng đại học liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Có khả năng tổng hợp và viết báo cáo.
  • Có khả năng sử dụng thành thạo tiếng anh
  1. Thang điểm đánh giá:

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

Mức điểm tối thiểu

I

Bằng cấp

20

15

 

Tiến sỹ

20

 

 

Thạc sỹ

15

 

 

Cử nhân

5

 

II

Nơi đào tạo

10

7

 

Nước ngoài

10

 

 

Chương trình liên kết

8

 

 

Trong nước

5

 

III

Chuyên ngành

20

15

 

Kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp

20

 

 

Chuyên ngành khác có liên quan

16

 

IV

Kinh nghiệm

35

23

 

Tổng số năm kinh nghiệm ( từ 3 năm đến 5 năm với bằng thạc sỹ, hoặc từ 5 năm đến 10 năm với bằng đại học)

15

 

 

Kinh nghiệm nghiên cứu, tham gia các dự án liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn.

15

 

 

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

5

 

V

Kỹ năng chuyên môn

15

10

 

Kỹ năng tổng hợp tài liệu, số liệu viết báo cáo

10

 

 

Trình độ tiếng anh

5

 

 

TỔNG CỘNG

100

70

 

 

 

PHỤ LỤC 2. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

 

Gói thầu số 2: Chuyên gia viết báo cáo “Tổng quan chính sách và quy định liên quan đến sử dụng phế phụ phẩm và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam”

 

  1. Giới thiệu:

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) được tổ chức tại Scotland năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thể hiện sự quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu. Trong lĩnh vực nông nghiệp, xu hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn đang rất được quan tâm và đây được xem như một giải pháp rất hiệu quả trong sử dụng tài nguyên, phế phụ phẩm giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm năm 2020 của cả nước là trên 156,8 triệu tấn, bao gồm: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng và từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (10,6%). Chỉ riêng khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL, trong năm 2020, phụ phẩm nông nghiệp, chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi, lần lượt là hơn 13,9 triệu tấn và 39,4 triệu tấn, trong đó. Phụ phẩm của trồng trọt thải ra chủ yếu là trong quá trình thu hoạch, như rơm, rạ từ sản xuất lúa, vỏ trấu, cám gạo khi chế biến gạo.

Tỉ lệ phụ phẩm cây trồng (vỏ lạc, thân bắp, rơm lúa, thân cây mì, vỏ đậu tương, củi…) được thu gom và sử dụng chỉ chiếm 52,2%, trong đó, tỉ lệ sử dụng rơm lúa chỉ ở mức 56,3%, chủ yếu để làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, làm chất độn chuồng cho vật nuôi, làm đệm lót sinh học cho vật nuôi, làm nấm rơm, phủ gốc cho cây trồng, lót các loại trái cây... Tỷ lệ rất lớn phế phụ phẩm không được sử dụng bị thải ra môi trường trở thành rác thải, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính làm tăng các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Xác định được giá trị và ý nghĩa của việc xử lý và tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, một số tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình cũng đã đầu tư, xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn như mô hình vườn ao chuồng (VAC), vườn ao chuồng bioga (VACB), vườn ao chuồng rừng (VACR) tại các tỉnh miền núi, vườn ao hồ (VAH) tại các tỉnh miền trung, lúa tôm, lúa cá... tuy nhiên, quy mô còn nhỏ và chưa thực sự phổ biến. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp cả nước, trong đó số doanh nghiệp tham gia đầu tư công nghệ vào xử lý và chế biến phế phụ phẩm chiếm tỷ lệ không đáng kể do đó, đáp ứng nhu cầu xử lý và tiêu thụ phế phụ phẩm so với thực tế ở mức độ quá thấp. Do đó, để đánh giá lại nhu cầu, tiềm năng đầu tư đối với các nguyên liệu từ phế phụ phẩm nông nghiệp, căn cứ Quyết định số 5056/QĐ-BNN-KH ngày 27/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc giao nhiệm vụ xúc tiến đầu tư năm 2022, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT được giao thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu và tiềm năng thu hút đầu tư vào sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa thực tiễn để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia đầu tư công nghệ chế biến phế phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị của nông sản đồng thời giảm ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, Trung tâm Thông tin PTNNNT/ Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cần tuyển 01 chuyên gia viết báo cáo “Tổng quan chính sách và quy định liên quan đến sử dụng phế phụ phẩm và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam”.

  1. Nội dung công việc

Viết báo cáo chuyên đề “Tổng quan chính sách và quy định liên quan đến sử dụng phế phụ phẩm và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam” gồm các nội dung như sau:

  • Quan điểm phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và các chủ trương định hướng của Nhà nước về:
  • Kinh tế tuần hoàn
  • Phát triển bền vững
  • Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường;
  • Tổng quan các chính sách liên quan đến sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp cấp Trung ương và các địa phương;
  • Cơ hội và thách thức đặt ra với phát triển kinh tế tuần hoàn;
  • Đánh giá những hạn chế, vướng mắc trong phát triển kinh tế tuần hoàn và các chính sách, giải pháp về thúc đẩy sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp tại Việt Nam
  1. Sản phẩm:
  • Báo cáo tổng quan các chủ trương định hướng của Nhà nước trong phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp, bảo vệ môi trường và các chính sách liên quan đến sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp;
  • Báo cáo đánh giá những hạn chế, vướng mắc trong chính sách, giải pháp về thúc đẩy sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp.
  1. Yêu cầu trình độ chuyên gia:
  • Có trình độ thạc sỹ trở lên, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp ….
  • Có kinh nghiệm làm việc từ 8 năm trở lên
  • Có kinh nghiệm tham gia các nghiên cứu/dự án liên quan đến phân tich chính sách;
  • Có kinh nghiệm thực hiện tại các dự án và nghiên cứu về nông nghiệp, phát triển nông thôn;
  • Có khả năng tổng hợp và viết báo cáo.
  1. Thang điểm đánh giá:

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

Mức điểm tối thiểu

I

Bằng cấp

20

15

 

Tiến sỹ

20

 

 

Thạc sỹ

15

 

 

Cử nhân

5

 

II

Nơi đào tạo

10

7

 

Nước ngoài

10

 

 

Chương trình liên kết

8

 

 

Trong nước

5

 

III

Chuyên ngành

20

15

 

Kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, quản trị kinh doanh, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp

20

 

 

Chuyên ngành khác có liên quan

16

 

IV

Kinh nghiệm

35

23

 

Tổng số năm kinh nghiệm từ 8 năm trở lên

15

 

 

Kinh nghiệm  thực hiện tại các dự án và nghiên cứu về nông nghiệp, phát triển nông thôn

15

 

 

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

5

 

V

Kỹ năng chuyên môn

15

10

 

Kỹ năng tổng hợp tài liệu, số liệu viết báo cáo

10

 

 

Kỹ năng phân tích chính sách

5

 

 

TỔNG CỘNG

100

70

 

 


Tin khác