THƯ MỜI CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁ NHÂN

21/06/2023

VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PTNNNT

 TRUNG TÂM THÔNG TIN PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

THƯ MỜI CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁ NHÂN

 

Thực hiện nhiệm vụ “Rà soát, đánh giá chính sách, xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản giai đoạn 2022-2023”, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn mời chuyên gia tư vấn cá nhân thực hiện công việc: Chuyên gia thu thập số liệu, tổng hợp và tính toán theo tập biểu hỗ trợ nông nghiệp trong nước (DS) và trợ cấp xuất khẩu (ES) năm 2022 và sơ bộ năm 2023 của các địa phương (47 tỉnh, thành phố).

Số lượng: 01 người

(Phụ lục - Điều khoản tham chiếu kèm theo)

Chuyên gia tư vấn cá nhân quan tâm, vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch khoa học đến Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Địa chỉ: Phòng 403, số 16 Thụy Khuê, Hà Nội hoặc email: hang.btt.ipsard@gmail.com trước 16h ngày 30/6/2023.

                                                              Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2023

 

          GIÁM ĐỐC

 

                

 

 

 

        Nguyễn Anh Phong

 

 

Nhiệm vụ “ Rà soát, đánh giá chính sách, xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản giai đoạn 2022-2023

 

PHỤ LỤC: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Gói thầu: Chuyên gia thu thập số liệu, tổng hợp và tính toán theo tập biểu hỗ trợ nông nghiệp trong nước (DS) và trợ cấp xuất khẩu (ES) năm 2022 và sơ bộ năm 2023 của các địa phương (47 tỉnh, thành phố) - 01 người

Giới thiệu

Năm 2022, đại dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát song những bất ổn chính trị lại là nguyên nhân chính, tác động lớn đến sản xuất và thương mại nông sản toàn cầu. Tuy vậy, xuất khẩu NLTS Việt Nam vẫn đột phá với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7 năm 2022 ước đạt 4,76 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2022 đạt 32,29 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,31 tỷ USD, tăng 8,4%; Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 226 triệu USD, giảm 11,6%. Tính hết tháng 7/2022 đã có 04 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD là cà phê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ. Giá trị xuất khẩu cà phê đạt trên 2,6 tỷ USD (tăng 46,2%); cao su đạt trên 1,6 tỷ USD (tăng 7,0%); gạo trên 2 tỷ USD (tăng 9,0%); hồ tiêu khoảng 661 triệu USD (tăng 11,7%); sắn và sản phẩm sắn đạt 904 triệu USD (tăng 32,1%), cá tra đạt khoảng 1,6 tỷ USD (tăng 83,6%), tôm đạt trên 2,7 tỷ USD (tăng 26,2%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 9,7 tỷ USD (tăng 1,2%); mây, tre, cói thảm đạt 538 triệu USD (tăng 3,1%), phân bón các loại đạt 848 triệu USD (gấp 3,2 lần). Tuy có những khởi sắc song ngành nông nghiệp năm 2022 vẫn đứng trước nhiều thách thức như sự tiếp diễn của đại dịch Covid-19, xung đột chiến tranh giữa Nga và Ukraine, biến đổi khí hậu, lạm phát thế giới... Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế và các hiệp định FTA đã và đang ký kết đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ tốt hơn nữa những quy định quốc tế đồng thời đối mặt với việc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các quốc gia khác. Ở cấp độ tiểu ngành, nhiều cơ hội được mở ra cho nông sản Việt Nam ở nhiều thị trường song những thách thức từ các thị trường cung cấp cho nền nông nghiệp phát triển mạnh nhờ khoa học công nghệ cũng không hề nhỏ.

Là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã phải cam kết điều chỉnh khuôn khổ chính sách trong nước và thực hiện các qui định đã ký kết. Theo quy định, các nước thành viên WTO định kỳ phải báo cáo với Ủy ban nông nghiệp của WTO về các giải pháp và ngân sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản theo mẫu quy định (gọi là biểu Hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản (DS-ES), tiếp theo các kỳ báo cáo giai đoạn 2007-2008, giai đoạn 2009-2013, giai đoạn 2014-2017, giai đoạn 2018-2019 và năm 2020-2021 chuẩn bị đệ trình WTO để hoàn thành nghĩa vụ. Để chuẩn bị cho việc thu thập số liệu chính thức của năm 2022 và sơ bộ năm 2023 làm cơ sở để Bộ xây dựng biểu chính thức trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gửi WTO, Vụ Hợp tác Quốc tế và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đề xuất thực hiện nhiệm vụ “Rà soát, đánh giá chính sách, xây dựng tập biểu thực trạng hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản giai đoạn 2022-2023”. Đây là nhiệm vụ cấp thiết đối với Việt Nam, với tư cách là thành viên WTO.

Để hỗ trợ triển khai nhiệm vụ này, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn/Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn cần thuê 01 chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện hoạt động “Chuyên gia thu thập số liệu, tổng hợp và tính toán theo tập biểu hỗ trợ nông nghiệp trong nước (DS) và trợ cấp xuất khẩu (ES) năm 2022 và sơ bộ năm 2023 của các địa phương (47 tỉnh, thành phố)”.

Nội dung công việc:

  • Trực tiếp liên hệ với cán bộ đầu mối tại 47 tỉnh/thành của các khu vực: 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc; 14 tỉnh/thành Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; 13 tỉnh/thành tỉnh ĐB Sông Cửu Long; 06 tỉnh/thành Đông Nam Bộ để hướng dẫn và thu thập thông tin, dữ liệu theo các biểu mẫu;
  • Tổng hợp, tính toán các thông tin của biểu ES, DS trong năm 2022 và sơ bộ năm 2023 thu thập từ các cán bộ đầu mối của 47 tỉnh/thành nói trên. Chỉnh sửa và hoàn thiện các bảng biểu của các tỉnh/thành phụ trách khi có ý kiến góp ý.

Sản phẩm giao nộp:

  • 01 đĩa CD gồm các số liệu, tài liệu thu thập của 47 tỉnh/thành nói trên;
  • 47 tập biểu DS, ES năm 2022 và sơ bộ năm 2023 của 47 tỉnh/thành nói trên đã được làm sạch, tổng hợp và điền đầy đủ thông tin.

Thời gian thực hiện:

Tổng thời gian thực hiện 3,5 tháng từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2023

Kinh phí: 3,5 tháng * 30.000.000 đồng/ tháng = 105.000.000 đồng

Yêu cầu về trình độ chuyên gia:

  • Có trình độ cử nhân, chuyên ngành về kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế học chính sách, chính sách công, quản trị kinh doanh, quản trị quốc tế, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn hoặc các ngành khác có liên quan đến kinh tế, nông nghiệp ….Ưu tiên ứng viên có trình độ thạc sỹ trở lên.
  • Có ít nhất 8 năm kinh nghiệm nghiên cứu, điều tra, thiết kế công cụ thu thập dữ liệu và xử lý số liệu;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích thống kê (excel, stata...);
  • Có kinh nghiệm làm việc với các đơn vị nhà nước và các tổ chức phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc với các cơ quan/đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là một lợi thế.

Thang điểm đánh giá:

TT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

Mức điểm tối thiểu

I

Bằng cấp

20

15

 

Tiến sỹ

20

 

 

Thạc sỹ

15

 

 

Cử nhân

5

 

II

Nơi đào tạo

10

8

 

Nước ngoài

10

 

 

Chương trình liên kết

8

 

 

Trong nước

5

 

III

Chuyên ngành

20

15

 

Kinh tế, kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế học chính sách, chính sách công, quản trị kinh doanh, quản trị quốc tế, thống kê, xã hội học, phát triển nông thôn

20

 

 

Chuyên ngành khác có liên quan

15

 

IV

Kinh nghiệm

35

22

 

Tổng số năm kinh nghiệm (từ 8 năm trở lên)

15

 

 

Kinh nghiệm nghiên cứu, điều tra, thiết kế công cụ thu thập dữ liệu và xử lý số liệu

10

 

 

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn

10

 

V

Kỹ năng chuyên môn

15

10

 

Sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích thống kê (excel, stata...)

10

 

 

Trình độ tiếng anh

5

 

 

TỔNG CỘNG

100

70

 

 

 

 

 


Tin khác