Tại tỉnh chỉ có một số ít nhà cung cấp dịch vụ không thuộc khối cơ quan tỉnh, huyện hay các cơ quan đoàn thể. Điều này cũng có thể là một trở ngại cho việc thực hiện. Định mức chi phí hiện hành cũng có thể gây một số hạn chế về khả năng thu hút các nhà cung cấp dịch vụ ngoài Tỉnh.
Ở Việt Nam chương trình đào tạo nghề nông chưa được quan tâm phát triển đúng mức, và vào thời điểm này có thể chưa là nội dung thực hiện khả thi. Chỉ có các trường đại học đào tạo chuyên môn về nông học, trong đó có trường đại học Tây Nguyên ở Đắk Lắk. Tuy vậy chỉ có rất ít sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia các hoạt động nông nghiệp thực thụ. Bên cạnh đại học Tây Nguyên, trong khuôn khổ các hoạt động về nghiên cứu cải tiến của hợp phần Trung ương, khối các trường đại học được coi như một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ chủ lực cho các hoạt động khuyến nông và đào tạo tại các huyện mục tiêu. Đặc biệt Trung tâm Phát triển Nông thôn của trường, với vị thế là một trong số rất ít đơn vị có đủ kinh nghiệm về vùng cao và kỹ năng ngôn ngữ, sẽ là một nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng. Ngoài ra còn có Đại học Nông lâm Huế cũng là một đơn vị khác chuyên về các hoạt động ở vùng cao hay Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên (WASI, tên gọi mới của Viện nghiên cứu Cà phê) có nhiều kinh nghiệm về lâm nghiệp.
Để cung cấp được những dịch vụ dựa trên nhu cầu theo dự kiến tới tận những người nông dân mục tiêu, các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ được hỗ trợ nâng cao năng lực trong những lĩnh vực sau:
• Giới thiệu về hiệu quả của việc cung cấp các dịnh vụ dựa trên nhu cầu tới người nông dân.
• Nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn
• Bổ sung kiến thức về các phương pháp đào tạo hiện đại
• Thống nhất về kỹ thuật và phương pháp của các đơn vị cung cấp dịch vụ
(Trích Báo cáo hợp phần tỉnh Đăk Nông)