Đánh giá kinh tế xã hội của quản lý dịch hại trong sản xuất lúa ở Việt Nam

06/10/2005

Ts. Đỗ Kim Chung, TS. Kim Thị Dung Nhà xuất bản nông nghiệp - 2002 Giới thiệu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các ứng xử ra quyết định của người nông dân và các kiến thức bản địa của họ về quản lý dịch hại trong sản xuất lúa, đồng thời đánh giá những lợi ích kinh tế xã hội mà chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã mang lại đối với ngành sản xuất lúa ở Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích các số liệu và thông tin thu được từ việc điều tra phỏng vấn 252 hộ nông dân đã tham dự và chưa tham dự lớp tập huấn về IPM ở các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau tại đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu này này đạt được các mục tiêu sau: a) Đánh giá kinh tế - xã hội của các biện pháp hiện hành về quản lý dịch hại, b) Nghiên cứu ứng xử ra quyết định của nông dân trong quản lý dịch hại, c) Đánh giá kết quả ban đầu của chương trình IPM và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp thu của phương pháp IPM của nông dân, và d) Đưa ra các định hướng chính sách cho quản lý dịch hại theo hướng bền vững.


Tin khác