Người nghèo hội nhập

16/05/2006

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, tại Hội trường Đại học Dược đã diễn ra hội thảo “Chiến lược nhằm hỗ trợ các hộ nghèo nông thôn tham gia thành công vào quá trình kinh tế toàn cầu”. Chương trình do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì và phối hợp nghiên cứu với Viện phát triển quốc tế của Vương quốc Anh. Ngày 15 tháng 5 năm 2006, tại Hội trường Đại học Dược đã diễn ra hội thảo “Chiến lược nhằm hỗ trợ các hộ nghèo nông thôn tham gia thành công vào quá trình kinh tế toàn cầu”. Chương trình do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì và phối hợp nghiên cứu với Viện phát triển quốc tế của Vương quốc Anh. |Mục đích của cuộc hội thảo nhằm tìm kiếm ra giải pháp nhằm hỗ trợ cho những hộ nghèo nông dân tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Tại hội thảo, Tiến sỹ Jonathan Mitchell, Viện phát triển quốc tế của Vương quốc Anh đã trình bày “Báo cáo tổng thể vùng”, tiếp theo là bài “Báo cáo về Việt Nam” của Tiến sỹ Lê Thị Vân Huệ, và báo cáo về “Phương pháp nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị của Tiến sỹ Đỗ Anh Tuấn – Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Khoa học Công nghệ. Trong quá trình thảo luận, các nhà nghiên cứu từ các Bộ Nông nghiệp, Bộ Thuỷ sản và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã trình bày một số ý kiến và đề xuất giải pháp cần xem xét và nghiên cứu để làm thế nào để cho hộ nghèo nông thôn hội nhập thành công vào nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Một số nội dung được đề ra như sau:

• Tổ chức thị trường phải được thực hiện như thế nào? Hay nói khác đi cần có giải pháp cho để tăng mức độ tham gia của hộ nghèo vào trong chuỗi giá trị.

• Giải pháp gia tăng nguồn vốn cho hộ nghèo. Vốn được đề cập ở đây bao gồm vốn tài chính, vốn tài nguyên, vốn xã hội và vốn tài sản chứ không chỉ nói đến nguồn vốn tiền mặt.

• Trên thực tế, nghèo không chỉ là nghèo về kinh tế mà còn nghèo về kiến thức và tổ chức. Người nông dân chỉ thích làm việc đơn lẻ, do đó việc cùng nhau phối hợp để chia sẻ là rất khó khăn. Do đó, chúng ta cũng cần có giải pháp cho vấn đề này. 

Kim Phượng


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC