Tên nghiên cứu: Cơ sở khoa học xây dựng chính sách phát triển DNNVV ở nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
CNĐT: Ths. Lê Đức Thịnh
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đề xuất được những các giải pháp chính sách khuyến khích phát triển của DNNVV trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các giải pháp chính sách khuyến khích chính quyền địa phương tham gia hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được tình hình phát triển và những thuận lợi, khó khăn của các DNNVV ở nông thôn trong quá trình đăng kí thành lập doanh nghiệp và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
- Xác định được lợi ích, vai trò và những ảnh hưởng của Chính quyền, Ban ngành địa phương trong việc hỗ trợ và phát triển DNNVV trong nông thôn.
- Đề xuất được các giải pháp chính sách khuyến khích phát triển DNNVV trong NNNT, đặc biệt khuyến khích chính quyền địa phương tham gia hỗ trợ DNNVV phát triển.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu
· Chọn địa bàn để triển khai nghiên cứu: Vĩnh Phúc và Hà Tây
· Đối tượng khảo sát, điều tra
+ Các hộ kinh doanh cá thể có tiềm năng chuyển đổi thành DN trong lĩnh vực NN, NT
+ Các DNNNV đã chuyển đổi đăng kí kinh doanh dưới hình thức DN.
+ Các nhà quản lí, chính quyền địa phương và các cơ quan tác nghiệp ở địa phương trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển DN trong nông thôn
Phân tích thông tin
- Phân tích so sánh các kết quả trung bình mẫu hay tỷ lệ ý kiến tham gia thể hiện trong các bảng biểu, đồ thị.
- Phân tích định tính dựa trên ý kiến và thông tin đã được khẳng định bởi các điều tra lặp hay kết quả PRA thể hiện trong các hộp.
3. Nội dung nghiên cứu
- CQ cơ sở và những ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn
- Tình hình phát triển doanh nghiệp trong NN&NT ở Hà Tây và Vĩnh Phúc.
- CQ cơ sở với việc quản lý và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở địa phương.
- Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình phát triển và những lựa chọn khác nhau của các doanh nghiệp
4. Kết quả nghiên cứu
Những thuận lợi và khó khăn của các DNNVV ở nông thôn trong quá trình đăng kí thành lập và mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh.
· Hiện đang có một số lượng khá lớn các hộ kinh doanh ở nông thôn có quy mô khá lớn nhưng chưa đăng kí thành lập doanh nghiệp. Đây là nguồn lực tiềm tàng khá lớn có thể bổ sung vào đội ngũ các DNNVV ở nông thôn.
· Những hạn chế nằm ở khâu «bồi dưỡng và đào tạo thế hệ kế cận», chứ không đơn thuần là ở khâu «thủ tục đăng kí kinh doanh».
· Những yếu tố hạn chế đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của các DNNVV trong NNNT. Có thể phân các yếu tố này thành các nhóm khác nhau như : Nội lực của DN; Môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh và Khả năng hỗ trợ từ bên ngoài
Vai trò, lợi ích và những ảnh hưởng của Chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ và phát triển DNNVV trong nông thôn.
Trong thời gian gần đây, Chính quyền địa phương đã tham gia tích cực hơn vào phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số nơi ảnh hưởng của CQ cơ sở đến sự phát triển của DN còn khá mờ nhạt.
Các CQ cơ sở cũng gặp phải một số hạn chế trong việc hỗ trợ và phát triển DNNVV trong nông thôn
Các nhà quản lí và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều đề nghị mà theo họ Nhà nước cấp trên cần hỗ trợ giúp đỡ hoặc trực tiếp đối với doanh nghiệp, hoặc đối với CQ cơ sở để có thể phát triển doanh nghiệp, nông nghiệp nông thôn.
Đề xuất giải pháp chính sách
Các đề xuất chung .
- Tạo điều kiện để DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn bằng cách đa dạng nguồn vốn và duy trì các ưu đãi về lãi suất vay tín dụng cho DNNNNT
- Tạo điều kiện cho DNNNNT có mặt bằng sản xuất kinh doanh
- Nhà nước cần có chính sách đầu tư mạnh hơn nữa cho việc xây dựng CSHT ở nông thôn hoặc có cơ chế CS khuyến khích CQ cơ sở tham gia hỗ trợ phát triển CSHT ở nông thôn.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính và quản lí nông thôn.
Các đề xuất chính sách khuyến khích sự tham gia của CQ cơ sở để phát triển DNNNNT.
a) Nhà nước cần ban hành quy chế quy định cụ thể trách nhiệm và lợi ích kinh tế cho CQ cơ sở trong việc hỗ trợ DN về : công tác thu hồi và giải phóng mặt bằng cho DN; thông tin và đối thoại giữa CQ cơ sở và DN; thay đổi quy định các phương pháp phân định ngân sách hàng năm cho CQ cơ sở, xóa bỏ chủ nghĩa bình quân trong phân bổ.
b) Phân cấp chức năng đăng kí kinh doanh và thành lập DN xuống đến tận cấp huyện.
c) Có chương trình tuyên truyền và đào tạo nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về phát triển kinh tế và phát triển DN trong NNNT cho các đối tượng :Hộ kinh doanh và doanh nghiệp; Cán bộ các ban ngành tác nghiệp ở xã; Cộng đồng dân cư nông thôn.