Luật Hợp tác xã 2003 những điều cần bàn.

05/07/2006

Kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nói riêng là những hình thức tổ chức kinh tế-xã hội ra đời một cách khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện của Việt Nam, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã được xem là bộ phận quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể, một trong hai thành phần kinh tế cơ bản của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nói riêng là những hình thức tổ chức kinh tế-xã hội ra đời một cách khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện của Việt Nam, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã được xem là bộ phận quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể, một trong hai thành phần kinh tế cơ bản của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. |Chính sách chung của Đảng và Nhà nước, do vậy, đặc biệt khuyến khích phát triển các hợp tác xã nói chung và kinh tế hợp tác nói riêng.

Bài viết này tập trung phân tích những ảnh hưởng của Luật Hợp tác xã 2003 đến sự phát triển của kinh tế hợp tác nói chung, các hợp tác xã nói riêng, và do đó là đến thành phần kinh tế tập thể tại Việt Nam. Thực tế, để có thể hiểu được vấn đề một cách thấu đáo cần phải phân tích sâu hơn lý do vì sao kinh tế hợp tác và các hợp tác xã lại được đặc biệt coi trọng ở Việt Nam cả trên phương diện lý thuyết, đặc biệt là từ góc độ kinh tế-chính trị, và lịch sử. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân tích bối cảnh chung của kinh tế hợp tác, của hợp tác xã và của phong trào hợp tác trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, những vấn đề như vậy xin được đề cập vào một dịp khác. ở đây, chúng tôi chỉ xin tập trung phân tích Luật Hợp tác xã 2003, khung thể chế cơ bản điều tiết hoạt động kinh tế hợp tác và hợp tác xã hiện nay ở Việt Nam và những tác động của nó tới khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Mục tiêu của Luật Hợp tác xã 2003

Theo chúng tôi hiểu, Luật Hợp tác xã 2003 là sự kế tiếp của Luật Hợp tác xã đã được ban hành lần đầu tiên năm 1996, và nó có hai mục tiêu chính: (1) Củng cố, kiện toàn các hợp tác xã vốn được thành lập từ trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn sót lại hiện nay, cụ thể là chuyển đổi các hợp tác xã này sang hình thức “hợp tác xã kiểu mới”; (2) Xây dựng một khung thể chế nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế hợp tác đa dạng đang ngày càng phát triển trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là các tổ chức kinh tế hợp tác do người dân thành lập dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Mục đích cuối cùng của Luật Hợp tác xã 2003, cũng như nhiều chính sách khác có liên quan, là khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác nói chung và các hợp tác xã nói riêng. Mục đích này được khẳng định cả trên phương diện chính trị-các quan điểm, đường lối chỉ đạo, định hướng của Đảng- và trên phương diện luật pháp của nhà nước. Tuy nhiên, theo chúng tôi, giữa mục đích và phương tiện (những quy định trong luật) còn có những điểm bất cập. Mặt khác, như phân tích dưới đây sẽ cho thấy, giữa hai mục tiêu nói trên có sự tác động qua lại lẫn nhau và không phải lúc nào đó cũng là những tác động “hướng tâm”.

Chuyển đổi các “hợp tác xã kiểu cũ” sang “hợp tác xã kiểu mới”

Các hợp tác xã “kiểu cũ” ở đây là những hợp tác xã được thành lập và còn sót lại từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Do đặc điểm hoạt động, những hợp tác xã còn lại chủ yếu là các hợp tác xã nông nghiệp, còn các loại hình hợp tác xã khác (hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã thương mại, v.v…) hầu hết đều đã tan rã. Kể từ sau khi kinh tế gia đình chính thức được tái thừa nhận về mặt pháp lý (quan trọng nhất là với Nghị quyết 10 năm 1988 và sau đó là Luật đất đai 1993, 2003), thì cơ sở kinh tế-xã hội của các hợp tác xã này gần như không còn gì và vai trò của chúng cũng bị suy giảm về cơ bản. Những hợp tác xã này có hai xu hướng biến đổi: (1) Tiếp tục đi vào sa sút và đi đến giải thể; (2) Một số khác vì nhiều lý do, cả tích cực (cải tiến tổ chức, quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, v.v..) lẫn tiêu cực (tồn đọng trong giải quyết nợ vốn, tài sản với xã viên và nhà nước, v.v..) thì vẫn tiếp tục tồn tại.

Xem thêm kỳ sau

Ngô Vi Dũng

 


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC