Trong 6 tháng đầu năm 2006, giá cao su trong nước và xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh và đứng ở mức khá cao do nhu cầu nhập khẩu của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng tăng, trong khi nguồn cung bị hạn chế do mưa nhiều ở Thái Lan và Indonêsia. Hơn nữa, giá dầu thô tăng cũng tác động làm tăng giá cao su.
Trong 6 tháng đầu năm 2006, giá cao su trong nước và xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh và đứng ở mức khá cao do nhu cầu nhập khẩu của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng tăng, trong khi nguồn cung bị hạn chế do mưa nhiều ở Thái Lan và Indonêsia. Hơn nữa, giá dầu thô tăng cũng tác động làm tăng giá cao su.| Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 4 thế giới, dự kiến đạt sản lượng 700.000 tấn vào năm 2010 và 1 triệu tấn vào năm 2011. Việt Nam sẽ tăng diện tích trồng cây cao su lên 700.000 hécta vào năm 2010, so với mức 478.000 hécta hiện nay. Trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 232.742 tấn cao su, trị giá 399 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình các loại cao su từ tháng 1 đến tháng 6 là 1.541 - 1.640- 1.750- 1.800- 1.856 và 2017USD/tấn. Chủng loại cao su xuất khẩu nhiều nhất là SVR 3L (chiếm tới 46 - 49%), với mức giá vào ngày 29/6 đạt 2.512 USD/tấn. Kế đến là loại SVR 10, chiếm khoảng 17 - 18%, giá xuất khẩu lên tới 2308 USD/tấn. Chủng loại thứ ba là latex (mủ cao su ly tâm), chiếm khoảng 13 - 17% với mức giá trong tháng 6 là 1.179 USD/tấn.
Nguyên nhân dẫn đến giá cao su liên tục tăng và đứng ở mức cao trong thời gian qua là do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô, trong khi nhu cầu tiếp tục gia tăng đã đẩy giá cao su tự nhiên gần đây tăng tới mức cao kỷ lục và chưa có xu hướng giảm.
Vinanet-10/07/2006