Việt Nam và Vòng đàm phán DOHA

06/07/2006

Việt Nam có thể chính thức gia nhập WTO vào cuối năm 2006. Vì vậy, nếu vòng đám phán DOHA kết thúc theo đúng kế hoạch đặt ra vào cuối năm nay thì Việt Nam sẽ không có cơ hội tham gia vào các cuộc đàm phán, nhưng sẽ phải thực hiện những điều khoản phù hợp của các cam kết từ vòng đàm phán DOHA.

Việt Nam có thể chính thức gia nhập WTO vào cuối năm 2006. Vì vậy, nếu vòng đám phán DOHA kết thúc theo đúng kế hoạch đặt ra vào cuối năm nay thì Việt Nam sẽ không có cơ hội tham gia vào các cuộc đàm phán, nhưng sẽ phải thực hiện những điều khoản phù hợp của các cam kết từ vòng đàm phán DOHA.| Những tác động này sẽ có ảnh hưởng đến môi trường thương mại quốc tế cũng như đối với Việt Nam. Để làm rõ các lĩnh vực trong vòng đàm phán DOHA, ngày 29 tháng 6 năm 2006, Bộ thương mại đã phối hợp cùng Ủy ban Châu Âu tổ chức buổi tọa đàm “Những lợi ích của Việt Nam trong vòng đàm phán DOHA” với sự tham gia của các chuyên gia Liên minh Châu Âu và các chuyên gia của Việt Nam. Buổi tọa đàm chủ yếu xoay quanh các vấn đề đang rất bức xúc trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và các vấn đề phát triển.

Nông nghiệp được coi là lĩnh vực khó khăn nhất. Đàm phán trong nông nghiệp liên quan trên các lĩnh vực là hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu và mở cửa thị trường. Theo Bà Phạm Thị Tước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam có những mặt hàng nông sản yếu kém như chăn nuôi và chế biến nhưng lại bị yêu cầu cắt giảm nhiều hơn. Đây được coi là thách thức lớn. Tuy nhiên, các cam kết thương mại tự do (FTA) trong nông nghiệp còn cao hơn so với Vòng đám phán DOHA, do dó nếu chúng ta sống được với FTA thì những thách thức của DOHA sẽ vượt qua được.

Về lĩnh vực dịch vụ, tự do hóa thương mại có thể đem lại lợi ích cho tất cả các bên, sẽ tạo cơ hội thúc đấy kinh doanh, mở cửa thị trường. Những người lao động có thể di chuyển dễ dàng hơn, việc thuê bên ngoài cung cấp dịch vụ, đầu tư nước ngoài và du lịch có khả năng đem lại lợi ích cho cả nhà cung cấp dịch vụ và người nhận dịch vụ. Tuy nhiên, bản thảo về thương mại và dịch vụ vẫn chưa có kết quả tốt.

Các vấn đề phát triển, bao gồm đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước kém phát triển (LCD) và trợ cấp thương mại. Theo đó, 97% sản phẩm của các nước LDC được miễn thuế và hạn ngạch vào năm 2008, đồng thời, các nước LDC được duy trì các biện pháp TRIMS tới năm 2020.

Kim Phượng

 


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC