Đầu tư và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn (Kỳ II)

11/08/2006

Đầu tư nông nghiệp, nông thôn

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (ở đây cũng được hiểu là cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), cũng như các khu vực kinh tế-xã hội khác, có thể phân chia thành ba nguồn chính: 1) Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (KV1); 2) Vốn đầu từ từ khu vực ngoài quốc doanh (KV2); 3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (KV3).

Đầu tư nông nghiệp, nông thôn

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (ở đây cũng được hiểu là cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản), cũng như các khu vực kinh tế-xã hội khác, có thể phân chia thành ba nguồn chính: 1) Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (KV1); 2) Vốn đầu từ từ khu vực ngoài quốc doanh (KV2); 3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (KV3). |Trước tiên, vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong tổng vốn đầu tư xã hội cũng như trong từng khu vực sẽ được xem xét. Kế đó, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp (nhà nước, ngoài quốc doanh và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng được phân tích để làm rõ mối liên hệ giữa sự phát triển của DN NNNT và hoạt động đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn.

Tỉ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng vốn đầu tư xã hội duy trì ở mức khoảng 14% (1999-2000). Tỉ lệ này thay đổi một cách rõ nét theo từng khu vực: Tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức rất thấp 1-1,5% (1999-2000). Tỉ lệ này của khu vực quốc doanh là 12-13% (1999-2000), của khu vực ngoài quốc doanh là 26-27% (1999-2000). Như vậy, xét theo cơ cấu đầu tư (giá trị tương đối) của từng khu vực thì khu vực có mức đầu tư nhiều nhất cho nông nghiệp, nông thôn chính là khu vực ngoài quốc doanh. Còn xét theo giá trị tuyệt đối của vốn đầu tư thì khu vực có vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nhiều nhất là khu vực quốc doanh (biểu 4, biểu 5).

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000)

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000)

Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp: trong năm 2000 là khoảng 4,4%, năm 2001 là khoảng 3,2%, năm 2002 là khoảng 1,6%. Như vậy, xu hướng chung trong vốn đầu tư phát triển nông nghiệp (mở rộng) của doanh nghiệp là giảm dần cho dù giá trị tuyệt đối có tăng lên từ năm 2000 đến 2001, nhưng lại giảm trong năm 2002 (biểu 6). Xét theo từng khu vực doanh nghiệp, tỉ lệ vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn: Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản dao động ở khoảng 9,5%, tỉ lệ này trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khoảng trên dưới 4% (1999-2000, biểu 7). Mặc dù không có số liệu thống kê từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, song căn cứ vào giá trị vốn đầu tư của khu vực này cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (biểu 5, biểu 8) xét cả trên phương diện giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, thì có thể giả định rằng tỉ lệ vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của doanh nghiệp này cũng rất nhỏ bé.

Phân tích sâu thêm, số liệu thống kê cho thấy rằng: Chẳng hạn, năm 1999, trong tổng số 9892,5 tỉ đồng mà KV1 dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp (mở rộng) (biểu 5) thì số vốn của các doanh nghiệp KV1 dành cho nông nghiệp (mở rộng) là 2843,6 tỉ động (biểu 7), tương đương khoảng gần 29%. Con số này trong năm 2000 tương ứng là 11152,9 tỉ đồng, 3112,3 tỉ đồng và 28%. Trong khi đó, đối với KV2, tổng vốn đầu cho nông nghiệp (mở rộng) năm 1999 là 8427,4 tỉ đồng (biểu 5), còn vốn của các doanh nghiệp KV2 dành cho nông nghiệp (mở rộng) là 224,7 tỉ đồng, tương đương khoảng 2,7%. Con số này trong năm 2000 tương ứng là 9718,4 tỉ đồng, 278,6 tỉ đồng và khoảng 2,9%.

Có thể rút ra một số nhận định đáng lưu ý từ các số liệu thống kê như sau:

Thứ nhất, thực trạng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chỉ chiếm một tỉ lệ thấp trong tổng vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp (không phân biệt thành phần sở hữu) chứng tỏ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chưa phải là đối tượng đầu tư được “yêu thích” của các doanh nghiệp.

Thứ hai, cho dù trong cơ cấu đầu tư phát triển của khu vực ngoài quốc doanh có tỉ lệ đáng kể dành cho nông nghiệp (26-27% như đã nói ở trên), thì tỉ lệ này của các doanh nghiệp trong khu vực ngoài quốc doanh lại rất thấp (trên dưới 4%). Mặt khác, xem xét vốn đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cho thấy nguồn vốn này dành cho nông nghiệp, nông thôn là rất hạn chế. Điều này chứng tỏ rằng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chủ yếu đến từ khu vực quốc doanh (nhà nước)-tính theo giá trị tương đối- và các doanh nghiệp nhà nước-tính theo cả giá trị tương đối và tuyệt đối.

Thứ ba, thực trạng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ cả trong tổng vốn đầu tư xã hội, trong vốn đầu tư các khu vực (KV1, KV2, KV3), trong vốn đầu tư của các doanh nghiệp (nói chung cũng như trong từng loại hình doanh nghiệp phân theo thành phần sở hữu) cho thấy rằng doanh nghiệp với tư cách là một hình thức tổ chức kinh tế còn chưa thực sự phát triển trong nông nghiệp, nông thôn so với các khu vực kinh tế-xã hội khác, so với các loại hình tổ chức kinh tế khác của từng khu vực (chẳng hạn như so với  hình thức tổ chức hộ gia đình của khu vực ngoài quốc doanh).

Tóm lại, nhìn chung hoạt động đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn còn ở mức khiếm tốn so với mức đầu tư của các khu vực kinh tế-xã hội khác. Mặt khác, hoạt động đầu tư của các DN NNNT, cho dù là ở khu vực nào, cũng còn rất nhỏ bé. Xét trên phương diện hình thức, điều này cho thấy mối liên hệ nhất định giữa thực trạng phát triển DN NNNT và hoạt động đầu tư trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2001-2003)

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000)

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(Nguồn: Trần Nam Bình, 2004, FDI nông nghiệp 1988-2003 và định hướng tới 2010, ISG)

Kết luận

Cho dù còn có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhưng thực tế cho thấy khu vực này vẫn chưa được đầu tư phát triển một cách thích đáng, đặc biệt là đầu tư phát triển các DN NNNT. Những phân tích ở trên cũng cho thấy rằng dường như các chính sách đã có trước đây liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động đầu tư chưa có tác động nhiều lắm đến việc cải thiện môi trường đầu tư và phát triển các doanh nghiệp của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sự ra đời của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư mới có tạo ra được những thay đổi theo hướng tích cực hay không trong khu vực nông nghiệp, nông thôn tùy thuộc vào mức độ mà các chính sách này phản ánh được tính đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và các doanh nghiệp, của hoạt động đầu tư trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Ngô Vi Dũng

Tham khảo:

1. Tổng cục thống kê, Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra từ năm 2002 đến 2005

_______ Điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2001-2003

_______ Điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000

2. MARD, 2004, Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn 20 năm Đổi Mới, báo cáo tổng kết.

3. Trần Nam Bình, 2004, FDI nông nghiệp 1988-2003 và định hướng tới 2010, ISG.

4. Randolph Barker, Claudia Ringler, Nguyen Minh Tien and Mark Rosegrant, 2004, Macro Policies and Investment Priorities for Irrigated Agriculture in Vietnam, IWMI-MARD-IFPRI.

http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=600&news_id=13858#content

http://www.vov.org.vn/?page=109&nid=15076

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=141180&ChannelID=11

http://www.vnn.vn/kinhte/2005/06/451301/

http://www.vnn.vn/kinhte/2005/06/451955/


Tin khác

©2020 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: viencscl@ipsard.gov.vn
Số giấy phép 234/GP-BC