Sáng nay tại Hà Nội, Báo Điện tử Trí thức Trẻ (Sohoa News) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp-người tiêu dùng đón sóng thực phẩm sạch”.
Trong danh sách các địa chỉ cung cấp nông sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm mà Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố gần đây, Thủ đô Hà nội mới chỉ có 7 địa chỉ. Điều này cho thấy, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ người dân Thủ đô được tiếp cận với thị trường thực phẩm sách. Đồng thời, con số này cũng hé lộ thực phẩn sạch là một thị trường vô cùng hấp dẫn, đầy tiềm năng phát triển đối với các nhà sản xuất kinh doanh.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra như tại sao nhà sản xuất, phân phối thực phẩ sạch và người tiêu dùng vẫn chưa gặp được nhau? Tại sao tiềm năng thị trường lớn, nhưng các doanh nghiệp thực phẩm sạch vần chưa thành công? Tại sao người dân Việt Nam vẫn phải sống chung chật vật với thực phẩm bẩn, không an toàn?...
|
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược PTNNNT (người cầm MIC) chủ trì Phiên thảo luận Gỡ rối các khâu phát triển thị trường thực phẩm sạch
|
Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh: Vấn đề an toàn thực phẩm đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT chú trọng. Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm sản xuất kinh doanh thực phẩm bẩn, vật tư nông nghiệp, chất cấm trong chăn nuôi, đồng thời tập trung xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn. Tuy nhiên việc kết nối để tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm sạch đến với người tiêu dùng hiện vẫn còn yếu. Diễn đàn là dịp để Bộ Nông nghiệp &PTNT lắng nghe, từ đó tham mưu, xây dựng các chính sách về công tác quản lý nông sản thực phẩm sạch tốt hơn.
Cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhận định: “TPP có hiệu lực, nông sản ạch nước ngoài tràn vào với giá cả hợp lý, khi đó, người tiêu dùng Việt sẽ lựa chọn thực phẩm sạch có nguồn gốc từ nước ngoài hay thực phẩm Việt không rõ nguồn gốc và thiếu an toàn. Đó là câu trả lời rất dễ.”
Nhận thức lại quan điểm phát triển nông nghiệp hiện nay, ông Tuyển nêu 2 giải pháp lớn là chuyển từ chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện hiện nay sang phát triển một nền nông nghiệp đa chức năng dựa trên lợi thế so sánh, bảo đảm chức năng an ninh lương thực thực phẩm, tạo sinh thái kết hợp nông nghiệp với du lịch và nền nông nghiệp chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho con người... Tái cơ cấu nông nghiệp phải đáp ứng được 2 yêu cầu: Tập trung ruộng đất hình thành vùng sản xuất lớn và áp dụng tiến bộ công nghệ, hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng ứng từ gieo trồng, canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho đến người tiêu dùng.
Trước lo ngại về tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, TS Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cho rằng, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục kiểm tra thường xuyên, tuy nhiên, cần sự phối hợp với các tổ chức, hiệp hội và không ai kiểm tra tốt hơn chính người tiêu dùng, chính người kinh doanh. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh về tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao được bình chọn từ chính ý kiến của người tiêu dùng. Điều này cho thấy sức mạnh của người tiêu dùng, chỉ có sản phẩm thực sự tốt, có chất lượng mới có thể tồn tại được trên thị trường. Việc chuyển đổi từ Nhà nước quản lý sang Nhà nước kiến tạo là đúng, chuẩn xác.
Tại phiên thảo luận Gỡ rối các khâu phát triển thị trường thực phẩm sạch, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược PTNNNT nêu lên nghịch lý nhiều người bán thực phẩm sạch nhưng không bán được, vì người tiêu dùng không có niềm tin, vì giá chưa đủ hấp dẫn... Cuối cùng đạo đức của người sản xuất, kinh doanh cũng không thể duy trì được vì có thực mới vực được đạo.