Trung Quốc không thể trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn

20/03/2008

Trong suốt 10 trở lại đây năm nay tính quan trọng của vấn đề lương thực lại được đề cập đến. Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, giá lương thực không chỉ liên quan đến giá cả các ngành khác mà trên một phương diện nào đó nó còn ảnh hưởng tới toàn cục nền kinh tế .

Theo số liệu thống kê tháng 2 do Cục thống kê Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng tăng so với cùng kỳ là 8.7%, cao nhất trong lịch sử 11 năm trở lại đây, nhưng trong đó, có hơn 7% là do các sản phẩm chế biến từ lương thực đẩy vật giá tăng cao. Lương thực có thể ổn định ? Làm thế nào để giải quyết vấn đề khó khăn về tăng thu nhập lương thực? Phóng viên của Đài CTTV đã phỏng vấn ông Trần Tích Văn, Chủ nhiệm văn phòng tổ lãnh đạo công tác Nông thôn Trung ương, Uỷ viên Hiệp hội Chính trị Nhân dân toàn quốc. Trong 10 văn kiện số 1 của Trung Quốc về vấn đề Tam nông, có 9 văn kiện có sự tham gia nghiên cứu của ông Trần Tích Văn.

Phóng viên: Trong hai kỳ họp Quốc hội năm nay có một câu nói gây được sự quan tâm chú ý của nhiều người, trên nguyên tắc năm nay cần đình chỉ xuất khẩu luơng thực, đã có rất nhiều người không hiểu rõ vấn đề này, nói trong 4 năm liên tục sản lượng lương thực không ngừng tăng, 4 năm nông dân bội thu, có cần thiết phải đình chỉ xuất khẩu không?

Ô. Trần Tích Văn: Năm 2007 thực tế lượng lương thực xuất khẩu của Trung Quốc đạt 4,8 triệu tấn. Theo ông nghĩ nguyên nhân rất quan trọng là, thứ nhất không xuất khẩu để giá cả tăng vọt trên thị trường quốc tế không ảnh hưởng tới trong nước, điều này thể hiện rất rõ, nếu bạn cho phép xuất khẩu với số lượng lớn thì tôi nói với bạn, hiện nay giá lúa mỳ trên thị trường quốc tế đang là 400 USD/ tấn, sau khi triết khấu giá trong nước bằng 3000 NDT / tấn (khoảng 6,7 triệu VNĐ/ tấn), khi đến tay người bán lẻ, giá 1 kg bột mỳ là hơn 3 NDT (khoảng > 6,600 VNĐ). Như vậy phản ứng của người dân sẽ ra sao? Lý do thứ 2, cung cầu lương thực của Trung Quốc vừa đủ cân bằng, cần phải lo đến yếu tố bất thường của thời tiết vì vậy không thể không tính đến việc dự trữ lương thực . Hiện nay dầu thực vật tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc đa số là nhập khẩu, vì vậy giá cả bị thị trường quốc tế quyết định, cho nên chúng ta có thể nhận thấy dầu tăng giá liên tục, không có cách nào ngăn lại đó là do trong nước lượng cung không đủ, nếu với lương thực cũng xuất hiện tình trạng này tôi nghĩ sẽ không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của con người mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm lý và tâm trạng của nhiều tầng lớp nhân dân.

Phóng viên: Năm nay về nguyên tắc là ngừng xuất khẩu lương thực, đó là một kế sách để giải quyết vấn đề hiện nay, hay sẽ là một chính sách mang tính dài lâu?

Ô. Trần Tích Văn: Tôi nghĩ từ đi căn bản rồi mới tính tới chuyện dài lâu, diện tích đất canh tác bình quân đầu người của Trung Quốc có hạn, hiện nay đã giảm tới xấp xỉ 1,4 mẫu / người, cho nên những sản phẩm như lương thực được chúng tôi gọi là sản phẩm cần đất đai tập trung, tôi nghĩ về lâu dài, Trung Quốc không thể trở thành một nước xuất khẩu lương thực lớn. Như vậy nhìn vào thời gian trước mắt, vì hàng năm có thể xảy ra hiện tượng được hoặc mất mùa, cho nên trong thời gian ngắn có thể áp dụng một số căn cứ như tình trạng thị trường cung cầu, là nới lỏng hoạt động hay khép chặt hoạt động xuất khẩu lương thực. Điều này cần phải căn cứ vào tình trạng từng năm quyết định.

Mỗi năm người Trung Quốc tiêu thụ khoảng 1660 tỷ kg lương thực, mà năm 2007 phong thu mới được 1030 tỷ kg, tiêu dùng và sản xuất vừa đủ cân bằng. Như vậy, năm nay sản lượng lương thực có thể bảo đảm khối lượng như trước không, hiện nay rất nhiều người quan tâm tới điều này.

Phóng viên: Vì sao trước kia ông đã từng nói, tương lai tăng thu nhập cho ngành nông nghiệp sẽ gặp một số khó khăn?

Ô.Trần Tích Văn: Với tình hình trước mắt, tôi nghĩ rằng năm nay muốn đảm bảo ổn định sản xuất lương thực là rất khó, không tính đến các khía cạnh khác, chỉ nhìn vào tình hình thời tiết năm nay đầu tiên là mười mấy tỉnh miền Nam gặp thiên tai băng tuyết, có nhiều thiết bị bị hỏng hóc, miền Bắc không bị ảnh hưởng sau trân băng tuyết lại đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Những năm gần đây diện tích đất canh tác giảm rõ rệt, nguồn nước ngọt cung cấp cho nông nghiệp cũng ít đi, diện tích đất canh tác giảm hơn một tỷ mẫu…Hiện nay nguồn nước ngọt là vô cùng thiều , ngành công nghiệp đang phát triển, thành thị đang mở rộng, cho nên nguồn nước sử dụng dần được ưu tiên cho công nghiệp và thành phố, trước đây khi nhắc đến xây dựng thuỷ lợi , có phải là đều vì nông nghiệp xây dựng thủy lợi, hiện nay tôi có thể nói rằng, càng ngày càng nhiều thiết bị thuỷ lợi là không để cho nông nghiệp sử dụng nước.

Các tài liệu có liên quan cũng thể hiện, trước mắt diện tích các ruộng sản lượng trung bình và thấp chiếm 2/3 diện tích đất canh tác toàn quốc, bề nước phòng dịch bệnh chiếm 1/3, các ruộng canh tác thong thường không đạt được hiệu quả tưới tiêu, nông nghiẹp vẫn chưa giải quyết được tình trạng “trông vào ông trời để có cái ăn”.

Có tới phân nửa đất đai đều là các ruộng vọng thiên, dưa vào tình trạng tự nhiên là chính, tình trạng như vậy là có 2 nguyên nhân, thứ nhất là vấn đề đầu tư xây dựng thuỷ lợi tưới tiêu đồng ruộng nếu không có đầu tư thì không thể tiến bộ lên được. Số kinh phí thực sự dùng cho xây dựng thủ lợi đồng ruộng, đầu tư mang tính sản xuất trong báo cáo của Thủ tướng là khoảng trên 300 tỷ nhân dân tệ.

Phóng viên: Liệu số tiền này sẽ có tác dụng như thế nào đối với nông nghiệp ?

Ô. Trần Tích Văn: Cảm nhận của cá nhân tôi, ít nhất số tiền này được đưa xuống, nếu như nói tới đầu tư đối với xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi đồng ruộng thì số tiền này chỉ dùng để sửa chữa vẫn chưa đủ.

Phóng viên: Theo cách nói của ông chỉ tu sửa còn chưa đủ thì cục diện sau này sẽ như thế nào?

Ô. Trần Tích Văn: Tôi nghĩ nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này, trong thời gian ngắn khoảng 5 năm, dài là 7, 8 năm toàn bộ hệ thống tưới tiêu nông nghiệp sẽ có hiện tượng bùng nổ. Vì vậy cần nghiêm túc nghiên cứu tăng cường cơ chế dài hạn về xây dựng thuỷ lợi đồng tuộng, bảo đảm vốn đầu tư, cũng phải khuyến khích tính tích cực của nhân dân, có thể phối kết hợp tất cả các lực lượng mới được.

Mặt khác phải tăng cường đầu tư và xây dựng phần cứng của cơ sở hạ tầng nông nghiệp, một mặt thúc đẩy tính tích cực của dân. “Cho nhiều, thu ít, cho nông dân nhiều quyền tự do ”, 5 năm lại đây tài chính trung ương tiếp tục ra đời các hạng mục chính sách khuyến nông như trợ cấp trực tiếp trồng lương thực và giống lương thực, năm 2003-2007, tài chính trung ương chỉ đầu tư cho 4 hạng mục nói trên đã đạt được 114,4 tỷ NDT.

Phóng viên: Ông nghĩ rằng để khuyến khích tính tích cực của nông dân, điều quan trọng nhất là phải làm gì?

Ô. Trần Tích Văn: Tôi nghĩ rằng khi giá nông sản bước vào giai đoạn cao nhất, nghĩa là cần nghĩ tới vốn khi sản xuất nông nghiệp tăng cao, nghĩ tới việc nông dân cần tăng thu nhập, cần phải giàu có, và bước vào giai đoạn giá cả cao nhất. Bước vào giai đoạn cao nhất không thể hoàn toàn do người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm, điều này rất quan trọng, trên thế giới rất nhiều quốc gia áp dụng biện pháp thông hành, nghĩa là do chính phủ tăng cường khuyến khích nông nghiệp cụ thể là thông qua các loại trợ cấp.

Để phát triển nông nghiệp chúng ta cần quan tâm : “Về kinh tế: bảo đảm lợi ích vật chất của nông dân;Về chính trị: tôn trọng quyền lợi dân chủ của nông dân”.


Tin khác