Hút lao động hoặc Nguồn lao động: Tương lai cho ngành nông nghiệp Việt Nam ?

17/08/2009

AGROINFO – Hội thảo “Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế” do IPSARD tổ chức đã đánh giá vị trí và vai trò quan trọng của nghành nông nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam…

>>> Các tin liên quan:
Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế

Kinh tế "bơi qua khủng hoảng nhờ nông nghiệp
Nông nghiệp Việt Nam: Chưa thể hút vốn đầu tư


Thực tiễn được hội thảo khái quát cũng cho thấy những tồn tại, bất cập của nghành nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Giải quyết những khó khăn, mở đường cho sản xuất nông nghiệp là mục tiêu mà hội thảo đã hướng đến.

Hội thảo đã thu hút sự chú ý của nhiều đại biểu thuộc nhiều lĩnh vực tham dự

Có một tình hình chung ở rất nhiều các nước đang phát triển với tốc độ nhanh chóng ở khu vực Châu Á đó là tỷ lệ nhân công trong nông nghiệp nhiều hơn rất nhiều so vởi tỷ lệ nông nghiệp trong GDP, có thể thấy rõ ở bảng 1. Trừ khi người nông dân tăng thêm thu nhập từ những nguồn thu ngoài nông nghiệp, điều đó có nghĩa rằng làm việc trong ngành nông nghiệp sẽ nghèo hơn so với các ngành khác, ít nhất là về mức thu nhập trung bình. Lấy Việt Nam làm một ví dụ, nếu nông dân (bao gồm cả nông dân đã được cơ giới hóa) chiếm 60% tổng lao động và tạo ra 20% GDP, họ sẽ kiếm được chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm đầu ra tính theo đầu người. Ở những nơi mà các nông trại có kích thước nhỏ và lựa chọn cây trồng bị giới hạn bởi khí hậu, kiến thức hoặc chính sách thì mức thu nhập thấp có thể dẫn đến đói nghèo.

Bảng 1: Tỷ lệ lao động trong Nông nghiệp và Sản phẩm đầu ra ở các nước Đông Nam Á.

Quốc gia

Lao động %

GDP %

GDP/Lao động

1990

1994

1990

1994

1990

1994

Indonesia

54.9

44.5

17

14

31

31

Malaysia

23.9

14.6

13

10

54

68

Philippines

45.3

37.1

22

14

49

38

Thailand

61.7

43.3

10

11

16

25

Vietnam

73.8

58.8

27

20

37

34

Nguồn: World Development Indicators 2009, Tables 3.2 and 4.2, World Bank. Years are approximate.

Có sự khác nhau rất thú vị về kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra tỷ lệ giảm xuống của cả lực lượng lao động và sản phẩm đầu ra trong nông nghiệp thời gian qua, và sự dịch chuyện của sản phẩm đầu ra tính theo đầu người theo tỷ lệ 1.0. Điều này đã xẩy ra ở Malaysia, quốc gia phát triển nhất trong nhóm này. Ở Indonesia, sản phẩm đầu ra của nông nghiệp tính trên đầu người cũng ở mức nhu vậy, điều đó phản ánh sự giới hạn trong tăng trưởng của việc làm trong ngành phi nông nghiệp. Ở Thái Lan, tỷ lệ sản phẩm đầu ra của nông nghiệp thay đổi rất ít, nhưng tỷ lệ sản phẩm tính trên đầu người có chiều hướng tăng do tỷ lệ lao động giảm xuống. Ở Philppin và Việt Nam, tỷ lệ lao động giảm ít hơn tỷ lệ GDP, do vậy thực tế tỷ lệ sản phẩm tính theo đầu người giảm xuống. Đây là một thay đổi về cơ cấu bất lợi và có thể phản ánh sự tăng lên của việc gửi tiền hoặc những vấn đề nghiêm trọng về thay đổi lao động. Trong tất cả các trường hợp, công nhân trong ngành nông nghiệp kiếm được ít hơn rất nhiều so với mức trung bình, thường thì ít hơn ¾ hoặc 2/5. Nếu sản phẩm đầu ra của nông nghiệp tính trên đầu người được so với sản phẩm đầu ra phi nông nghiệp tính theo đầu người gấp hai lần so với mức trung bình quốc gia, thì sự khác biệt này sẽ lần lượt là 6;1. Sự khác biệt về tiền lương ít hơn vậy rất nhiều.

Nhiều ý kiến thân mật, thẳng thắn đã được trao đổi

Nhìn chung, có hai sự phản hồi cho vấn đề này. Một là để cung cấp hỗ trợ về giá cho các sản phẩm nông nghiệp/ hoặc để tăng thêm giá trị cho các vụ mùa. Điều này cho phép người nông dân có nhiều hoặc ít hơn đất như trước để có thêm thu nhập và ở lại ruộng đất. Nhật và Hàn Quốc đã đi theo con đường hỗ trợ về giá. Đài Loan đã đầu tư nhiều hơn để tăng giá trị cho các vụ mùa. Nhưng tất cả các quốc gia này đã phát triển rất nhanh và đủ lâu để tỷ lệ công nhân trong nông nghiệp là nhỏ dưới 10% và gánh nặng trong việc hỗ trợ họ cũng là ít nhất so với toàn nền kinh tế.

Một phương pháp khác đó là cố gắng di chuyển nhanh chóng nhân công ra khỏi nông nghiệp do đó phần nông nghiệp còn lại sẽ lớn hơn và sử dụng vốn tốt hơn. Trong phương pháp này, gần giống với phương pháp của Trung Quốc và Malaysia, chỉ có giới hạn về hỗ trợ về giá cho mùa vụ. Nhưng sự chuyển đồi như vậy đòi hỏi phải tạo ra một lượng việc làm lớn ngoài nông nghiệp và thường xuyên phải tạo ra một lượng chi phí rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực thành thị cho những người di cư từ khu vực nông thôn. Điều này có thể đẩy nhanh lao động ngoài nông nghiệp ở khu vực nông thôn và thị trấn nhỏ hơn là các thành phố lớn. Tuy nhiên, điều này không dễ để thực hiện và có thể dẫn đến việc xuất hiện một số lượng lớn các dịch vụ việc làm có năng suất thấp và tốc độ phát triển tiềm năng bị giới hạn. Có rất nhiều cơ hội cho các nhà máy sản xuất, thường là những nàh máy được xây dựng gần với thành phố hoặc trong thành phố hơn là các khu vực nông thôn các xa thành phố. Tuy nhiên, xu hướng này có thể bị ảnh hưởng bởi việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các chính sách về giao thông mà có thể mang các thành phố ở vùng ngoại ô đến gần hơn với các cảnh trong bối cảnh kinh tế này. Ví dụ, rất nhiều thành phố và thị trấn ở Việt Nam có thể sản xuất tốt hơn nếu có các chuyến tầu rẻ vận chuyển các công tơ nơ đến cảng Vũng Tầu hoặc Hải Phòng.

Hai thế hệ cùng nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm...

Hầu như ở tất cả các trường hợp, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đang giảm xuống khi kinh tế phát triển. Điều này một phần la do sự dịch chuyển khỏi khu vực nông nghiệp như thường thấy ở các nền kinh tế đang trở nên giầu có hơn. Nó cũng là do giáo dục- rất nhiều những nhân công trẻ có trình độ học vấn từ cấp ba trở lên hoặc chi hết cấp hai đều muốn làm việc ở thành thị hơn. Cũng có một lý thuyết về “ánh sáng” thu hút những người trẻ không có trình độ học vấn đi tìm những công việc tốt như một trò chơi sổ số. Nếu mức tiền lương hiện tại đã được điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt không tốt, thì các cơ hội sẵn có của những công việc trong những ngành “hiện đại” sẽ vẫn thu hút họ. Những việc làm trong ngành này sẽ thu hút những nhân công trẻ và đó cũng là một tình trạng phổ biến về độ tuổi của lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp vì chỉ có những người cao tuổi có học vấn thấp vẫn chiếm số đông trong ngành nông nghiệp. Những người có giáo dục có xu hướng làm việc ở các đồn điền hoặc các trang trại thương mại lớn.

Trong năm 2007 và đầu năm 2008, Việt Nam đã bắt đầu trải qua tốc độ phát triển rất nhanh trong sản xuất, xây dựng và dịch vụ việc làm tại thành thị. Điều đó dẫn đến tỷ lệ đô thị hóa rất nhanh và không phải lúc nào cũng đo được. Số liệu chính thức của năm 2007 chỉ ra rằng công việc trong ngành nông nghiệp giám 1 triệu vào năm 2002 và giảm tỷ lệ công việc trong ngành nông nghiệp (bao gồm cả đánh bắt và lâm nghiệp) từ 62% xuống còn 54% chỉ trong vòng 5 năm. Đây là một sự thay đổi rất nhanh về cơ cấu nhưng là một thực tế có thể hiểu được. Nếu số liệu năm 2008 (1/7) có ở đây, nó sẽ chỉ ra rằng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn thấp hơn. Có sự không rõ ràng về việc xẩy ra trong tháng 7 năm 2008 đến năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và giảm xuất khẩu.

Tốc độ phát triển chung của lực lượng lao động tại Việt Nam đã giảm xuống từ 1 triệu xuống 800000 một năm, điều đó tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của ngành phi nông nghiệp để thu hút hầu hết các lao động mới và một số người muốn rời khỏi ngành nông nghiệp. Do công vệc trong ngành phi nông nghiệp từ năm 2002 đến năm 2007 chính thức tăng hơn 1 triệu một năm, nên sự co lại của lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục được theo dõi. Câu hỏi chính đặt ra là nếu tốc độ phát triển của việc làm trong ngành phi nông nghiệp ổn định và chất lượng tăng lên; và chuyện gì sẽ xẩy ra với những người nông dân cao tuổi, những người mà ít thích nghi trong việc chuyển sang việc mới. Nếu tốc độ thay đổi cơ cấu từ 2002 đến 2007 được duy trì, thì trong 20 năm tới tỷ lệ việc làm của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ giảm xuống chỉ còn 20 – 25%, tương đối giống với Malaysia vào năm 1990. Thậm chí nếu vùng thu hoạch bị giảm xuống, điều đó cũng có nghĩa là quy mô nông nghiệp trung bình lớn hơn. Điều này ngụ ý rằng cần phải có cơ giới hóa, vốn nhiều hơn và trang bị công nghệ cho người nông dân, thương mại hóa nhiều hơn và năng suất ngành cao hơn so với thực trạng như hiện nay. Ngay cả trong trường hợp này, tỷ lệ nông nghiệp trong GDP cũng giảm xuống từ 10 đến 15%2, do vậy sản phẩm tính theo đầu người sẽ vẫn chỉ bằng một nửa của mức trung bình quốc gia. Ngay cả khi dòng chẩy từ ngành nông nghiệp cũng cần phải tạo ra những sản phẩm nông nghiệp tính theo đầu người gần với mức trung bình của quốc gia.

Do đó, câu hỏi đặt ra là chính sách nông nghiệp nên cần thắt chặt vào phần nào và có thể hi vọng gì cho sự phát triển của việc làm trong ngành phi nông nghiệp. Nếu sản phẩm đầu ra của phi nông nghiệp tăng 7.5% một năm và lực lượng lao động tăng ½ so với tỷ lệ đó (3.75% một năm), thì việc làm phi nông nghiệp sẽ nhân lên gấp 2.1 lần trong vòng 20 năm hoặc thêm vào 25 triệu việc làm3. Do tổng lực lượng lao động sẽ tăng khoảng tám triệu trong 20 năm4, điều này có nghĩa là phần lớn những công việc về nông nghiệp đang tồn tại sẽ biến mất.5 Với tốc độ gia tăng như vậy và mật độ lao động phi nông nghiệp tăng lên, sẽ có nhiều thách thức trong việc hỗ trợ chuyển đổi sang nông nghiệp thương mại với quy mô lớn hơn và có thể cung cấp thu nhập hoặc hỗ trợ nâng cao giá trị vụ mùa cho những người nông dân cao tuổi mà khó có thể chuyển sang nông nghiệp thương mại quy mô lớn. Trong trường hợp này, nông nghiệp sẽ là một nguồn lao động quan trong cho ngành phi nông nghiệp.

Mặt khác, nếu sự phát triển chung của phi nông nghiệp chậm hơn và ít hơn mật độ lao động, thì sự giảm trong lao động nông nghiệp sẽ ít hơn và nhu cầu sẽ tập trung vào con đường cho phép lực lượng lao động này tồn tại với nghề nông để kiếm đủ sống. Điều này có thể vẫn bao gồm cả sản lượng và các biện pháp tăng giá trị cộng với một vài sự củng cố. Tuy nhiên, các dịch vụ có năng suất thấp, chuyển đổi, và hỗ trợ về giascos thể là một phần quan trọng của bức tranh này. Nếu Việt Nam có mức tăng trưởng GDP hàng năm chậm từ 4-6% so với các nước Đông Nam Á từ năm 2000, đầu tư tiếp tục tiến đầu tư vốn vào các dự án trong doanh nghiệp quốc doanh và cơ sở hạ tầng, viễn cảnh này là có thể. Trong trường hợp này, lao động sẽ phải hành động như một miếng hút những công nhân thích chuyển ra khỏ ngành nông nghiệp nhưng không thể tìm được việc làm trong ngành phi nông nghiệp.

Dường như là dư thừa khi thắt chặt chính sách nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng của lao động trong ngành phi nông nghiệp. Tuy nhiên, hơn 100% sự tăng lên của công việc và 90 -95% sản phẩm đầu ra là từ ngành phi nông nghiệp, có lẽ sẽ ít ngạc nhiên hơn nếu xem xét chính sách nông nghiệp theo cách này. Do không ai có thể chắc chăn tương lai sẽ thế nào, nên rất nhậy cảm khi phát triển các than phần khác nhau của chính sách nông nghiệp và sau đó nhấn mạnh vào phần mà hỗ trợ cho sự phát triển còn lại của nền kinh tế. Một lần nữa, nếu phần lớn nông dân và các công nhân làm việc trong ngành nông nghiệp được dùng để mở rộng nền kinh tế phi nông nghiệp mà cung cấp cho họ mức thu nhập cao hơn, thì việc hỗ trợ để củng cố nông nghiệp, cơ khí hóa và hiện đại hóa là cần thiết. Nếu phần lớn nông dân chi có rất ít cơ hội để rời bỏ đồng ruộng của họ, kể cả khi họ muốn vậy thì tăng cường mùa vụ, chuyển sang cây trồng và các loại giống có giá trị cao hơn và có thể là lao động bán thời gian ngoài nông nghiệp sẽ là cần thiết.

Bản điều tra này tóm tắt rất nhiều vấn đề đang gặp phải trong thực tế. Một số người dân vùng dân tộc thiểu số không thể tham gia tích cực vào thị trường lao động phi nông nghiệp do kỹ năng thấp hoặc ở vùng sâu vùng xa. Một số người Kinh có thể muốn giữ lại đất đai của gia đình, ngay cả khi họ không dùng đến đất này cho các lý do phi kinh tế. Một số khác có thể muốn giữ lại đất để họ có thể trở về bất kỳ lúc nào nếu họ bị mất cơ hội làm việc ở thành phố. Các chính sách cho những vấn đề này là rất quan trọng nhưng có thể không tập trung vào những vấn đề chính của chính sách nông nghiệp.

Tóm tắt và thảo luận

Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp Việt Nam đã giảm đi nhiều trong thập kỷ qua. Về tỷ lệ trong tổng lao động, nó đã mất 1.5% một năm. Sự giảm này đang nhanh hơn khi cơ hội việc làm trong ngành phi nông nghiệp đang phát triển mạnh. Thu nhập kiếm được trong nông nghiệp thường ít hơn so với các công việc ở thành thị và rất nhiều những người trẻ tuổi có trình độ không thích làm nghề nông hoặc kể cả làm việc ở khu vực nông thôn. Vì vậy, độ tuổi của lực lượng lao động trong nông nghiệp đang trở nên già hơn theo thời gian. Từ đó, sự phát triển của lực lượng lao động nói chung sẽ chậm lại đáng kể trong vòng 20 năm tới và lực lượng lao động trong ngành phi nông nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, tỷ lệ công nhân làm trong ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống đáng kể trong những thập kỷ tới.

Nhịp độ và loại hình phát triển của phi nông nghiệp sẽ đẩy nhanh tốc độ mất việc trong nông nghiệp. Các chính sách trong ngành nông nghiệp sẽ một phần chịu tác động từ những ngành phi nông nghiệp. Các vấn đề ưu tiên quan trọng khác như cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho sử dụng nội địa, cung cấp cho xuất khẩu, hoặc vấn đề dân số ở các khu vực biên giới không được xem xét một cách rõ ràng nhưng tất nhiên cần phải được tính đến trong bất kỳ kế hoạch tổng thể của ngành và quá trình hoạch định chính sách.

Câu hỏi đặt ra là liệu chính sách nông nghiệp có thể giúp để tạo ra các trang trại hiện đại hay không, nhưng dù sao vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn vẫn đang được quan tâm dù chỉ là ở các chương trình dài hạn. Có thể trong các thập kỷ tới sẽ không có hiện tượng là số lượng công nhân từ nông nghiệp chạy ra bên ngoài sẽ quá lớn đe dọa đến khả năng tồn tại của xã hội nông thôn. Thực tế thì chỉ bằng cách nâng cao thu nhập trong nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho nông thôn, cải thiện cơ sở hạ tầng cho giao thông và thông tin liên lạc mới có thể giúp cho khu vực nông thôn cạnh tranh trong việc giữ lại những công nhân trẻ có trình độ. Những điều này là cần thiết để tăng năng suất cho ngành nông nghiệp.

Để xây dựng kết hoạch mang tính thực tế phát triển nông nghiệp nông thôn (bao gồm cả các hoạt động phi nông nghiệp), cần phải tiến hành các bước sau. Bao gồm:

- Lập kế hoạch cho cơ sở hạ tầng: Làng, xã nào cần có đường, điện, thông tin liên lạc, chọ hoặc các dự án tưới tiêu?. Nếu không có những đầu tư cơ bản như vậy, thì việc lựa chọn sẽ bị giới hạn, mặc dù một số cây trồng có giá trị cao (cà phê, ớt) có thể sẽ vẫn thành công. Cần phải làm để cung cấp đủ ngân sách cho cơ sở hạ tầng và cần nhớ rằng chúng phải được duy trì bảo dưỡng và không dễ dàng xây dựng.

- Lập kế hoạch cho dịch vụ như dịch vụ y tế, giáo dục. Để giữ cho những người trẻ lựa chọn làm việc tại khu vực nông thôn là rất khó. Nếu họ không thể giữ cho con cái họ được khỏe mạnh hoặc giáo dục được con cái họ thì họ sẽ có xu hướng bỏ đi. Để có được những dịch vụ có chất lượng tốt tại khu vực nghèo và khu vực nông thôn không phải là điều dễ dàng và nó liên quan mật thiết với các chính sách và nguồn lực hoặc các quyết định quản lý ngoài Bộ Nông Nghiệp. Cải tiến công nghệ (dậy học từ xa hoặc các dịch vụ y tế sử dụng Internet) có thể cần thiết.

- Phát triển kế hoạch phát triển lực lượng lao động hợp lý trong năm năm cho toàn ngành và cả trong ngành phi nông nghiệp. Điều này sẽ đưa ra những đề xuất cho quy mô của các lượng lao động chảy ra khỏi ngành nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch này theo quy mô vùng sẽ tốt hơn là quy mô quốc gia.

Cần phải xây dựng một danh sách mà bộ có thể can thiệp được để đẩy nhanh tốc độ củng cố nông nghiệp về vấn đề lực lượng lao động trong nông nghiệp đang bị chẩy ra ngoài với tốc dộ nhanh chóng hoặc hỗ trợ nâng cao thu nhập ở những nơi mà quy mô nông nghiệp còn nhỏ và ít nông dân hoặc nhân công trong ngành nông nghiệp. Với vấn đề đầu tiên có thể cần có sự thay đổi về chính sách cho phép sở hữu hoặc thuê trong thời gian dài các nông trại; cho vay để tiến hành cơ giới hóa; làm việc với các ngân hang để thúc đẩy cho vay để phục vụ thương mại hóa trong nông nghiệp; nâng cao kỹ thuật nhằm mở rộng quy mô hoạt động. Để hỗ trợ nâng cao thu nhập thì cần phải cải tiến kỹ thuật, phát triển các giống và phương pháp đem lại giá trị cao hơn ( các sản phẩm sạch) hoặc thu hoạch; những chính sách để cải thiện khả năng chế biến và tiếp thị quy mô nhỏ; các chế độ ưu đãi để nâng cao lao động nông thôn. Những yếu tố này phụ thuộc vào thực tế của các địa phương, cơ hội, đầu tư tư nhân mà địa phương đó có thể thu hút được.

Cố gắng phối hợp với các bộ ngành khi xem xét đầu tư lớn vào phi nông nghiệp, như vậy những ảnh hưởng đến nông nghiệp (cả ở những làng xã khác) cũng sẽ được thảo luận và xem xét.

Phát triển các chính sách đặc biệt cho những người dân tộc thiểu số, những người nông dân cao tuổi và những người muốn ở lại với làng thậm chí nếu họ không chủ động trong việc làm nông.

AGROINFO (Giới thiệu)


Tin khác