Quản trị và chống khủng hoảng lương thực toàn cầu
Diễn giả của AGROINFO và Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) đã nêu ra các vấn đề lớn của thực trạng an ninh lương thực thế giới hiện nay.
|
Tăng cường thông tin - đối thoại chính sách là tăng khả năng đối phó với khủng hoảng lương thực |
Bài thuyết trình “Tổng quan hiệu quả của các chính sách an ninh lương thực của chính phủ và các nước châu Á” của chuyên gia Teuris Van Rheenen đã nêu lên thực trạng an ninh lương thực ở châu Á và hiệu quả tác động của các chính sách mà các chính phủ đang thực hiện. Theo ông Teuris Van Rheenen thì châu Á là khu vực còn nhiều khó khăn, “số lượng người nghèo, người suy dinh dưỡng tập trung nhiều ở châu Á, số lượng đó có giảm đi nhưng không đáng kể”.
Châu Á đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: Khủng hoảng kinh tế; Giá cả biến động; An ninh lương thực; Đói nghèo… Châu Á chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nếu nổ ra khủng hoảng lương thực.
|
Nhiều kinh nghiệm quý báu đã được chia sẻ, thảo luận... |
Chính phủ các nước châu Á đã có nhiều chính sách đối phó với khủng hoảng lương thực. Ở mức độ vĩ mô các chính phủ đã hạn chế thương mại, hạn chế xuất khẩu, quản lý giá, tăng cung từ kho dữ trữ…Còn ở mưc độ cá nhân, người nghèo đã giảm lượng thức ăn; sử dụng các loại thức ăn rẻ và ít chất, trẻ con bỏ học, bán tài sản…
Tuy nhiên tiến sĩ Teuris Van Rheenen đã đặt ra vấn đề về hiệu quả của các chính sách của chính phủ. Đồng thời, cần có một mạng lưới thông tin, số liệu để đánh giá hiệu quả của những chính sách đó.
|
...Và đã tạo được sự đồng thuận, sự đánh giá rất cao từ các đại biểu tham dự |
Trong bài giới thiệu về “Dự án giám sát hệ thống an ninh lương thực và đẩy mạnh đối thoại chính sách tại các nước đang phát triển”, Tiến sĩ Suresh Babu đã nêu ra thực trạng hạn chế của mạng lưới thông tin tại các quốc gia. Vì sự thiếu hụt thông tin dẫn đến việc giám sát, đánh giá và đối thoại chính sách về an ninh lương thực không được chặt chẽ, dẫn đến nhiều lỗ hổng. Và vấn đề đặt ra là phải tăng cường hệ thống thông tin thị trường, thông tin chính sách để đẩy mạnh quá trình đối thoại, từ đó đối phó một cách hiệu quả hơn với nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực.
Thạc sĩ Phạm Hoàng Ngân Phó Giám đốc AGROINFO đã khái quát lại diễn biến của thị trường lúa gạo Việt Năm năm 2008 trong bài thuyết trình “Tổng quan các vấn đề và các thách thức từ khủng hoảng lương thực toàn cầu tại Việt Nam”.
Chuyên gia Phạm Hoàng Ngân đã chỉ rõ diễn biến của giá cả lúa gạo cũng như những chính sách điều phối của Việt Nam. Qua quá trình đó, bài thuyết trình tổng kết thành những bài học kinh nghiệm trong việc đối phó với khủng hoảng lương thực ở Việt Nam.
Các đại biểu: GS.VS Đào Thế Tuấn, Dương Anh Tuyên, Nguyễn Trí Ngọc, Hà Đình Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hà… đã tham góp nhiều ý kiến quý báu về vấn đề quản trị và chống khủng hoảng lương thực. Những ý kiến bình luận này sẽ được AGROINFO/IPSARD chuyển tại trong quá trình “Đối thoại chính sách”.
AGROINFO