AGROINFO - Vấn đề an ninh lương thực, từ lúc Đổi Mới, nước ta đã đạt được thành tích đáng khích lệ. Việt Nam có diện tích đất trên đầu người đứng vào hàng thấp nhất Châu Á, chỉ hơn có Băng- la- đét. Nhưng Chúng ta lại xuất khẩu gạo vào nhóm đầu trên thế giới, thu về nhiều ngoại tệ.
Tin liên quan:
Quản trị và chống khủng hoảng lương thực toàn cầu
Chống khủng hoảng lương thực: Những kinh nghiệm quý báu
Nhưng phải làm thế nào để bảo vệ được thành tựu đó, tạo sự phát triển bền vững? Chúng ta cần có một chính sách toàn diện, dài hạn và có tính chiến lược. Nếu chỉ làm theo tình thế thig không giải quyết được vấn đề, vì bối cảnh an ninh lương thực thế giới biến đổi liên tục, nhiều rủi ro, bất trắc. Để có chính sách dài hạn, cần có một nghiên cứu toàn diện, sâu sắc.Trong khuôn khổ của hội thảo, tôi xin nêu ra mấy vấn đề lớn.
Gần đây, các nhà kinh tế kết luận giá lương thực tăng không phải vì thiếu mà do đầu cơ. Các công ty đa quốc gia đang thâu tóm toàn bộ hệ thống phân phối, đầu cơ và ‘làm giá” cho nên mới tạo nên cơn sốt ảo. Hệ thống ngân hàng cũng chi phối, kiếm lời từ đây. Giá cả có sự hỗn loạn hỗn loạn nhất thời, sau đó lại nhanh chóng định trở lại. Và chỉ có người nông dân thiếu thông tin chịu thiệt thòi.
Ở trong nước, chúng tôi đang thực hiện chương trình “Thương nghiệp công bằng”, để trợ giúp người nông dân. Thật bất công khi mà người nông dân sản xuất ra lúa gạo, nhưng lại thu lợi ít hơn các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu. Trong chuyện này, vai trò của nhà nước rất quan trọng. Cần cung cấp cho người nông dân có những thông tin kịp thời về giá cả, thị trường. Đó mới là cách bảo vệ họ tốt nhất.
Vấn đề đất, nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy, quá trình đô thị hóa không làm mất đất nhiều. Nếu quản lý đất tốt thì quỹ đất sẽ tăng thêm, vì đất thổ cư đô thị chỉ bằng 1/10 nông thôn. Nhưng khi quản lý không chặt chẽ, sẽ dẫn đến thiếu hụt.
Đầu tiên là do đầu cơ đất. Đất đai trở thành một thứ tài sản quan trọng, mang lại lợi nhuận cao, cho nên nhiều người đầu cơ. Càng đầu cơ và tích lũy thì giá cả đất đai lại càng nhiều biến động, nạn tham nhũng cũng từ đó mà ra. Chuỗi phản ứng : Đô thị hóa không đúng quy luật – Đầu cơ – Tham nhũng làm cho tình hình đất đai trở nên phức tạp. Tại sao giá đất ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới ?, đó là vấn đề cần phải giải quyết.
|
GS.VS Đào Thế Tuấn: Cần một chiến lược dài hạn cho nông nghiệp |
Vấn đề lao động, Có ý kiến cho rằng nông dân chán không muốn làm nông nghiệp, do khoảng cảnh nông thôn thành thị càng ngày càng xa. Người dân muốn ra đô thị để có cuộcsống tốt hơn, thu nhập cao hơn. Theo những thông tin tôi có, tỉnh Thái Bình, địa phương thâm canh cho năng suất cao nhất ở nước ta, bây giờ cho thuê ruộng nhiều nhất. Người ta không làm ruông nhưng muốn giữ đất. Điều đó dẫn đến việc quảng canh, năng suất thấp. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến an ninh lương thực. Cái đó chúng ta hoàn toàn chưa chú ý đến.
Lao động ngày càng dư thừa, công nghiệp hóa không thu hút được lao động. Lao động dư thừa là hậu quả của quá trình phát triển chung của xã hội. Thật là không công bằng khi để mỗi người nông dân hứng chịu hậu quả này. Nhà nước phải giải quyết, và giải quyết đúng cách. Mỗi năm nhà nước mỗi năm đào tạo 1 triệu lao động, nhưng liệu có tạo ra được 1 triệu việc làm mới hay không ? Cách giải quyết việc dư thừa lao động hiện nay lãng phí vô cùng. Ngoài ra còn để dẫn đến thực trạng chảy máu chất xám ở nông thôn. Thanh niên nông thôn vào đại học rồi không mấy ai quay về quê. Họ không về là vì ở nông thôn không có điều kiện làm việc, phát triển. Cho nên cần có cơ chế phù hợp.
Thế giới gọi là an ninh thực phẩm, chứ ko chỉ là an ninh lương thực. An ninh lương thực nhưng rồi nhập thức ăn gia súc thì không phải là an ninh. An ninh lương thực cần phải giải quyết một cách tổng hợp, bằng một chiến lược dài hạn
GS.VS Đào Thế Tuấn