Bối cảnh
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế được coi là trọng tâm trong chính sách lớn nhất của Chính phủ và đã được thể hiện qua nhiều chương trình, chính sách như Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo, Chương trinh mục tiêu quốc gia về giảm nghèo…
|
Người nghèo rất cần được hỗ trợ để phát triển kinh tế |
Với quyết tâm của Chính phủ, nhiều nguồn lực đã được huy động cho công tác xóa đói giảm nghèo, từ các nhà tài trợ, từ nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương, từ các doanh nghiệp, tổng công ty lớn.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất lại không xuất phát từ vấn đề nguồn lực và vốn mà lại từ cách thức thực hiện, phương pháp tiếp cận nhằm thực hiện hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo hoặc hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương vì mục tiêu giảm nghèo bền vững. Việc thiếu những công cụ, phương pháp tiếp cận hiệu quả và phù hợp đã hạn chế tính hiệu quả của các chương trình, dự án nhằm mục tiêu giảm nghèo này. Cụ thể là nhiều chương trình đã được đầu tư dàn trải, tiến độ thực hiện chậm, các hoạt động và chương trình khong phù hợp với nhu cầu cụ thể của người dân, nhiều hoạt động và chương trình hỗ trợ chồng chéo, tiếu tính phối kết hợp, quá chú trọng vào công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và chưa chú trọng đúng mức tới các hoạt động nhằm khuyến khích sự phát triển kinh tế địa phương, tạo thu nhập giúp hỗ trợ giảm nghèo. Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân vào quá trình đánh giá, thực hiện và giám sát thực hiện cũng như vào các hoạt động vận hành và bảo trì công trình đầu tư hạ tầng còn hết sức hạn chế. Các hoạt động như đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ chính quyền cấp cơ sơ, các tổ chức tại địa phương, người dân và cộng đồng không được thực hiện.
Trong bối cảnh đó, Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức thông qua dự án Hỗ trợ giảm nghèo đã xây dựng, thử nghiệm, thực hiện thí điểm và hoàn chỉnh một số công cụ phục vụ cho các sáng kiến và dự án về giảm nghèo tại các tỉnh. Những công cụ này có thể được sử dụng ngay tại các huyện đang tham gia triển khai các chương trình, dự án của Nhà nước, hoặc địa phương. Các công cụ do GZT xây dựng, thử nghiệm, và hoàn chỉnh nhằm mục đích hỗ trợ cho chu trình điển hình gồm 5 bước về thực hiện một chương trình, dự án về phát triển kinh tế địa phương và giảm nghèo, bao gồm:
Bước 1: Đánh giá đói nghèo và tiềm năng tạo thu nhập
Bước 2: Lập kế hoạch và xây dựng dề xuất chương trình, dự án với sự tham gia của nhiều đối tượng.
Bước 3: Phê duyệt đề án chương trình, dự án
Bước 4: Thực hiện hoạt động
Bước 5: Giám sát và đánh giá kết quả thực hiện
PACA hỗ trợ giảm nghèo là gì?Đánh giá tiềm năng tạo thu nhập hỗ trợ giảm nghèo với sự tham gia của nhiều đối tượng là một phương pháp được xây nhằm sử dụng cho việc đánh giá hiện trạng của kinh tế địa phương và lập kế hoạch cho các sáng kiến, dự án phát triển kinh tế địa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế và giảm nghèo. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho giai đoạn đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế tại địa phương và xây dựng kế hoạch cho quá trình phát triển đó.
PACA hỗ trợ giảm nghèo là một phương pháp đánh giá được thực hiện ở cấp huyện, tuân thủ các nguyên tắc như có sự tham gia của nhiều đối tượng, từ dưới lên, có tính thực tiễn cao và tôn trọng các nguyên tắc thị trường đối với quá trình phát triển kinh tế địa phương. Phương pháp này được thực hiện thông qua một số bộ công cụ nhằm đánh giá nhanh những lợi thế cạnh tranh va những bất lợi tương đối của một địa phương từ góc độ trung tâm là giảm nghèo. Trong quá trình đánh giá, PACA Hỗ trợ giảm nghèo nhận vào yếu tố hành động sau đánh giá nhằm hiện thực hóa các cơ hội phát triển kinh tế, tạo thu nhập và giảm nghèo. Nó cũng nhấn mạnh vào việc thực hiện các đề xuất, hoạt động mà dự án mang lại kết quả nhanh và phát huy những lợi thế cạnh tranh của địa phương. Phương pháp tiếp cận này đặc biệt chú ý trọng tới nội dung học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao các kỹ năng về phát triển kinh tế địa phương do hầu hết các thành viên tham gia đánh giá đều là người tại địa phương và hiện đang công tác tại các cơ quan địa phương.
PACA Hỗ trợ giảm nghèo đã được thực hiện thành công tại nhiều nước trên thế giới và đang thực hiện thí điểm tại một số địa phương ở Việt Nam như: Thanh Hóa, Đắk Lắk Đắk Nông…
Mục tiêu
Phương pháp pháp Đánh giá tiềm năng thu nhập hỗ trợ giảm nghèo với sự tham gia của nhiều đối tượng được sử dụng nhằm hướng tới các mục tiêu chính sau đây.
- Đánh giá những tiềm năng kinh tế và những khó khăn chủ yếu của những địa phương nghèo.
- Xác định những ngành, chuỗi giá trị có tiềm năng kinh tế và có khả năng tạo thu nhập cho người nghèo.
- Xác định phương pháp và cách thức để người nghèo có thể tham gia tốt hơn vào các hoạt động phát triển kinh tế và tham gia vào thị trường.
- Xác định thứ tự ưu tiên những vấn đề xuất hoạt động cụ thể nhằm hiện thực hóa được những tiềm năng và cơ hội đó.
- Tạo ra những kết quả nhanh, dễ nhận thấy hơn là xây dựng một chiến lược lớn.
- Kết nối tốt hơn với các cơ quan, doanh nghiệp và người nghèo địa phương.
- Trang bị cho lãnh đạo địa phương các công cụ tham gia đối với phát triển kinh tế địa phương, và quy hoạch nguồn lực hướng tới nhu cầu.
AGROINFO (Theo Sổ tay PACA)