Các dự án và các nhà tài trợ hiện nay ở ĐăkNông

09/01/2009

Hiện nay đã có một số dự án do các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ thực hiện trong tỉnh, trong khu vực cao nguyên miền trung và khu vực miền trung- có thể tham khảo để chia sẻ thông tin và phối hợp. Mặc dù các lãnh đạo tỉnh có những mong muốn chính đáng để phân bổ các dự án cho nhiều địa bàn khác nhau trong tỉnh nhằm đảm bảo việc hỗ trợ và đầu tư công bằng trong địa phương, tuy nhiên vẫn cần có biện pháp phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các dự án sẵn có này nhằm tạo dựng động lực cần thiết đủ lớn cho sự phát triển của cộng đồng dân cư trong vùng. Ngoài ra, việc phối hợp chặt chẽ cũng có thể góp phần tận dụng tối ưu các nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện địa phương.

Chương trình có thể phối hợp với những dự án và nhà tài trợ dưới đây:

Helvetas và SDS đồng tài trợ cho dự án Hỗ trợ Khuyến nông và Đào tạo Nông lâm nghiệp vùng cao (ETSP). Đây là một dự án qui mô nhỏ thực hiện tại hai địa điểm, trong đó có một địa điểm tại tỉnh Đắk Nông. Mục đích của dự án này là: i) cải thiện sinh kế thông qua việc đưa vào áp dụng phương pháp khuyến nông dựa trên nhu cầu và tăng cường năng lực cho các cơ quan trong tỉnh; ii) phát triển các dịch vụ khuyến nông, tập huấn hiệu quả và bền vững; iii) Hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phát triển và điều phối hệ thống nghiên cứu, khuyến nông, tập huấn và đào tạo thích hợp; và iv) tổng hợp một số thành tựu đã được lựa chọn. Tiểu hợp phần SFPF của dự án này có thể đem lại một số bài học kinh nghiệm. Đó là: i) lập kế hoạch phát triển thôn/buôn và xã; ii) phát triển gói dịch vụ khuyến nông và đào tạo dựa trên nhu cầu; iii) Thử nghiệm các phương pháp khuyến nông có sự tham gia và ít tốn kém; và iv) Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dành cho các đơn vị cung cấp dịch vụ khuyến nông và tập huấn; v) hỗ trợ cho việc phân tích và phát triển thị trường; và vi) giám sát và đánh giá tác động. Các đối tác tham gia chương trình tại địa phương đã ghi nhận sự thành công của dự án trong việc tiếp cận người nông dân nghèo thuộc các dân tộc ít người. Được biết, dự án trên còn được tiếp tục thực hiện ngay tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông nên chương trình sẽ phối hợp chặt chẽ với dự án để tiếp thu kinh nghiệm và điều chỉnh thích ứng, đồng thời phổ biến rộng những công nghệ và phương pháp tiếp cận thích hợp nhất.

Dự án Phát triển Nông thôn tổng hợp ở Yang Mao và các dự án trước đó tại các xã Cừ Dram và Cừ Pui do Danida tài trợ cũng được xây dựng theo các nguyên tắc thực hiện chung như chương trình mới này. Thành tựu chính của dự án là đã cải thiện được hoạt động canh tác nông nghiệp vùng cao và đa dạng hoá các hoạt động canh tác cho các hộ gia đình và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá cao, sử dụng làm mô hình cho hoạt động phát triển nông thôn cho các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk. Rất nhiều phương pháp tiếp cận và kỹ thuật tốt đã được dự án áp dụng và sẽ tiếp tục được thực hiện trong chương trình mới này.

Cũng có các dự án khác được thực hiện trong nước và thu được những kinh nghiệm tương tự như Dự án sinh kế nông thôn do Liên Minh Châu Âu (EU) tài trợ cho Tỉnh Cao Bằng ở khu vực miền núi phía Bắc. Dự án này vừa bắt đầu triển khai giai đoạn 2. Trong giai đoạn 1, dự án này đã rất thành công với việc giới thiệu các quy trình và thủ tục có sự tham gia để giao đất cho các cộng đồng dân tộc khác nhau trong địa bàn dự án. Một số thủ tục và phương pháp tiếp cận trong dự án này có thể là bài học kinh nghiệm tốt để hỗ trợ cho công tác giao đất tại Đắk Nông.

Các dự án khác do Danida tài trợ để Bảo tồn đa dạng sinh thái cho dải núi Trường Sơn Bắc và Dự án bảo vệ rừng và quản lý rừng đầu nguồn tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An cũng đã được thực hiện thành công nhờ phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia tại cấp thôn/bản và cấp hộ.

Ngân hàng Phát triển Châu Á đã có một số dự án lớn tại miền trung về sinh kế, tái tạo rừng và y tế. Hiện ADB đang lập kế hoạch lớn để triển khai một dự án về nguồn nước, đồng thời một dự án lâm nghiệp đang được thực hiện tại Đắk Lắk.


(Trích Báo cáo hợp phần tỉnh Đăk Nông)

Tin khác