Trăn trở nông thôn miền núi

20/10/2009

AGROINFO – Ý kiến phát biểu của ông Phạm Đức Hiển, GĐ Sở NN &PTNT Điện Biên tại Hội thảo “Xác định các ưu tiên nghiên cứu kinh tế chính sách năm 2010 tại vùng núi phía bắc”

Còn nhiều “cái khó”

Nông thôn Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng có rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế:

Trước hết đó là những khó khăn về cơ sở hạ tầng mà nhất là giao thông. Yếu kém về giao thông làm cho việc phát triển kinh tế xã hội gặp muôn vàn khó khăn. Giao thông kém dẫn đến chi phí vận tải tăng, giá thành sản phẩm làm ra tăng. Đơn cử ngành du lịch, dù có tiềm năng bao nhiêu nữa thì cũng rất khó để phát triển.

Nguồn nhân lực của địa phương đang thiếu trầm trọng. Nhân lực chất lượng cao, có trình độ Đại học rất ít ỏi, nhất là các kỹ sư về kỹ thuật, công nghệ mới.. Nhân lực hầu hết phải đào tạo tại chỗ, dẫn đến không chỉ ít về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Một ví dụ điển hình Công ty Lương thực Thực phẩm miền Bắc đầu tư ở Sơn La, ban đầu định sử dụng lao động địa phương, nhưng sau phải lấy lao động dưới xuôi lên. Lý do là ý thức lao động của bà con rất kém (giờ giấc , tác phong kỷ luật…).

Từ những cái khó đó mà dẫn đến tình trạng di cư. Nguyên nhân chính của việc di cư đó là quá khó khăn về kinh tế, còn do lôi kéo chính trị chỉ là thứ yếu.

Cần nhất là bỏ kiểu đầu tư bao cấp

Ông Phạm Duy Hiển phát biểu tại hội thảo

Đầu tư cho nông thôn miền núi, vùng cao, cần những cơ chế đặc thù, cần tư duy linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn:

Cây Cao su được đầu tư để phát triển trên diện rộng, nhưng đó là cây do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quản lý. Bà con nông dân vùng cao không thể bỏ hẳn nông nghiệp để trồng Cao su được. Bởi trước hết phải đảm bảo nhu cầu lương thực tại chỗ đã.

Mục tiêu thực hiện tỷ lệ che phủ rừng 60% được đặt ra, nhưng cần xem lại là có làm được hay không, có đủ nguồn lực hay không? Thực tế, kế hoạch đặt ra, nguồn lực được phân bổ, nhưng rồi lại cắt giảm. Cho nên khó có thể đặt mục tiêu cao như vậy.

Một vấn đề nữa là xem xét lại cơ chế chính sách ưu đãi cho miền núi hiện nay được quy định như thế nào? Các chính sách ưu đãi đầu tư chưa thực sự phát huy tác dụng.

Đơn cử chuyện Mường Nhé có tre rất nhiều “Tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. Hiện có một doanh nghiệp xin đầu tư vào Mường Nhé trồng tre làm vàng mã. Nhưng vận chuyển từ Mường Nhé ra Thành phố Điện Biên là mất 1000 đồng/kg sản phẩm vàng mã, bằng chi phí từ Điện Biên về Hà Nội. Chi phí vận tải cao như vậy, không thể cạnh tranh nổi. Bởi thế, Điện Biên phải có cơ chế chính sách hỗ trợ chi phí vận tải. Điều đó cho thấy thành công trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hay không là do cơ chế quản lý.

Chúng ta đã có nhiều bài học về phát triển sản xuất. Riêng cây Cà phê đã 3 lần xuống 2 lầnn. Giải phóng Điện Biên xong thì trồng cây Cà phê, việc trồng trọt được làm rất tốt, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, nhưng bán sản phẩm rất kém. Sau đó phá cà phê, đầu tư lúa. Bao nhiêu công sức đầu tư cho Cà phê mất hết.

Nhưng sau đó khi nhu cầu Đông Đức tăng lên lại đầu tư trồng lại. Nhưng trong cơ chế bao cấp, lại làm thất bại lần nữa. Thất bại nên lại phá đi trồng cây khác.

Hiện nay Tập đoàn Thái Hòa lên đầu tư, Nhà nước và nhân dân cùng làm thì mới thành công, thu được 80-100 triệu/ha. Có thể nói Điện Biên đã thành công với cây cà phê, hiện có hơn 1000 ha.

Với lúa nương, dân Mông làm thành công, nhưng dân tái định cư thất bại, do làm theo quy trình không phù hợp. Vì thế cũng cần những cơ chế hộ trợ cụ thể, thiết thực.

Nguồn lợi thủy sản cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt mới bền vững được. Hiện nay tuyên truyền kém, nên hoạt động đánh bắt lạc hậu, tàn phá nguồn lợi này. Người dân khai thác tận thu bằng cáchđánh bả, đánh cá bằng điện... nên chả mấy chốc mà cạn kiệt.

Giữ rừng để “định canh định cư”

Vấn đề định canh định cư không phải bà con không muốn. Nhưng định canh định cư ở đâu? Khi hỏi vui là nguyện vọng bà con thế nào, bà con trả lời: “muốn định canh định cư về gần Hà Nội, Hà Nội đông người, vui, thấy đi chơi nhiều, không đi làm”.

Để định canh đinh cư cho đồng bào cần xây dựng chính sách phát triển rừng. Nhưng xây dựng một mô hình phát triển cũng không đơn giản. Chúng ta cần xem lại chính sách sản xuất nông- lâm nghiệp. Cứ mỗi năm giữ được rừng, là cho dân luôn 200.000 đồng.

Trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đã đi được đúng nguyện vọng của dân. Nhưng rừng phòng hộ là rừng chung, bảo vệ chung, nhưng hỗ trợ thấp quá. Hỗ trợ vùng bình thường có 2 triệu, vùng tái định cư chỉ có 4 triệu/ha là quá ít. Không có tiền thì dân không làm được.

Thêm vào đó, cần đẩy mạnh phát triển trang trại ở những nơi có điều kiện và làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, không thể duy trì tình trạng 6 khẩu/ một gia đình.

Phạm Duy Hiển


Tin khác