Điều hành xuất khẩu nông sản: Cơ chế điều hành còn “đủng đỉnh”

22/09/2009

AGROINFO - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Tử Cương về cơ chế điều hành xuất khẩu nông sản được Thời báo Kinh tế Việt Nam thực hiện...

Tin liên quan:
>> Dự báo thị trường là khâu then chốt
>> Cần thống nhất điều phối từng ngành hàng
>> Cần cơ chế cho xuất khẩu cà phê

Người thì cho rằng cơ chế điều hành xuất khẩu nông sản còn nhiều điều phải giải quyết, đó là do xuất khẩu, do người sản xuất còn tranh mua, tranh bán, tranh ép giá, đầu cơ, tranh nhau bán giá rẻ… Nhìn nhận một cách khách quan, cơ chế điều hành còn “đủng đỉnh”, nên hiệu quả chưa cao. Tôi cho rằng những hiện tượng nêu trên đã xẩy ra trong thực tế và còn có thể kể đến nhiều hiện tượng khác nữa.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, có mấy vấn đề sau:

Một là trong thời kỳ hội nhập, chúng ta cần chuyển đổi:Tư duy từ phạm vi quốc gia sang phạm vi toàn cầu. Phương pháp hành xử theo mệnh lệnh sang hành xử theo cơ sở kinh tế, kỹ thuật (được thể hiện bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật). Xây dựng chính sách phải chuyển từ bảo hộ, co cụm, bao cấp sang quan điểm tự do, công khai, công bằng, dân chủ, minh bạch theo tinh thần chủ động tiến công, chủ động chiếm lĩnh thị trường, chủ động cạnh tranh.

Hai là, nhiều bản báo cáo, nhiều vị lãnh đạo phát biểu và nhiều nhiều bài báo trước đây đã nêu: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ta chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, không nhất quán và việc chấp hành luật chưa nghiêm. Không khó khăn gì để chỉ ra những trường hợp luật đã ban hành nhưng chưa được thực hiện vì chưa có Nghị định hướng dẫn, Nghị định ban hành rồi vẫn chưa thực hiện được vì thiếu thông tư hướng dẫn.

Quốc hội đã tìm ra phương thuốc cho căn bệnh này, đó là việc xây dựng dự thảo luật phải có một ban chuyên trách. Khi trình luật gốc phải trình đồng thời các Nghị định, thông tư hướng dẫn; việc lấy ý kiến cho dự thảo hệ thống văn bản pháp luật phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng và hài hòa với các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên (đối với lĩnh vực nông nghiệp là hiệp định TBT và SPS của WTO). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp quá trình xây dựng luật đã không không diễn ra như đúng quy định trên. Mỗi năm 2 lần, mỗi lần 1 tháng, Quốc hội họp và dành phần lớn thời gian cho việc thẩm định, góp ý và biểu quyết ban hành luật. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội là người làm việc ở những lĩnh vực khác nhau, thời gian để xem xét căn nguyên gốc rễ của từng nội dung dự luật không đủ, nếu khâu dự thảo luật chưa đáp ứng được yêu cầu thì Quốc hội cũng không thể làm gì hơn.

Ba là, việc kiểm tra xử lý vi phạm trong việc chấp hành văn bản quy phạm pháp luật cần được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hơn nữa.

Theo (TBKTVN)


Tin khác