Xuất khẩu nông sản phải thật kiên trì

28/09/2009

AGROINFO - Theo dự báo, trong những năm tới, các thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam đều có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu…

Tin liên quan:
>> Dự báo thị trường là khâu then chốt
>> Cần thống nhất điều phối từng ngành hàng
>> Cần cơ chế cho xuất khẩu cà phê
>> Cơ chế điều hành còn đủng đỉnh

Theo đó, đối với thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ tăng từ 400- 500 triệu USD/năm hiện nay lên 700 – 800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bột sắn. Đối với thị trường Mỹ, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản của chúng ta mới chiếm khoảng 0,4 – 0,5 % tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản của nước này. Theo dự báo, Hiệp định AFTA sẽ tạo cơ hội để ta xuất khẩu cà phê, vật tư, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến sang khu vực này.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu chúng ta biết nuôi dưỡng thị trường truyền thống và đột phá vùng đất mới bằng việc khẳng định thương hiệu, thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ gặt hái được những thành công.

Tuy nhiên, để mở rộng thị trường theo tôi, các doanh nghiệp phải thật kiên trì, bởi thị trường mới không thể có được chỉ sau 1-2 tháng thâm nhập mà phải lâu dài. Các thị trường mới mà nhóm ngành hành nông lâm thủy sản hướng đến trong năm 2009 là Trung Đông, Nga, Đông Âu, Bắc Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc. Nhưng để vào được các thị trường này, hiện đang gặp trở ngại.

Tôi cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam với ưu thế hàng giá rẻ nên tranh thủ thời cơ, chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường lớn, như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Các thị trường này vốn nhập khẩu nhiều loại mặt hàng cao cấp, nay do người dân thắt chặt chi tiêu sẽ chuyển sang các mặt hàng cùng chủng loại nhưng thấp cấp hơn.

Khi Việt Nam hòa nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì việc xuất khẩu hàng nông sản sẽ không đơn giản như lâu nay chúng ta vẫn làm. Tôi nghĩ, xuất khẩu nông sản phải vận hành bằng tư duy hội nhập. Xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. Việc Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên WTO cả ở thị trường trong và ngoài nước là điều không phải bàn cãi. Sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến sẽ là những thách thức lớn của nông sản Việt Nam.

Theo TBKTVN


Tin khác